SAIGON SẼ CÓ NHỮNG NƠI BỊ NHẤN CHÌM VĨNH VIỄN

@ 16 July 2009 06:38 AM

Tin{nl}Saigon - Nếu mực nước biển dâng cao hơn dự báo 26 centimét vào năm 2050{nl}sẽ tác động rất lớn tới rừng ngập mặn Cần Giờ và một số khu vực ở{nl}Saigon bị nhấn chìm vĩnh viễn, theo lời ông Jeremy Carew Reid, Giám đốc{nl}Trung tân quốc tế về Quản lý môi trường ICEM nhận định. Cảnh báo trên{nl}được đưa ra trong buổi hội thảo nghiên cứu tác động của biến đổi khí{nl}hậu và sự thích ứng tại Saigon: Từ nghiên cứu tới hành động ngày hôm{nl}qua do Ngân hàng phát triển Châu Á ADB phối hợp với Sở Tài nguyên môi{nl}trường Saigon phối hợp tổ chức. Theo các chuyên gia, việc này không còn{nl}là những tin tức mơ hồ mà đang ở rất gần, ảnh hưởng trực tiếp đến cuộc{nl}sống người dân thành phố, được biểu hiện qua các trận mưa to bất thường{nl}gây ngập lụt nghiêm trọng và nắng nóng gay gắt trong thời gian qua.{nl}Giám đốc Sở Tài nguyên và Môi trường Saigon cho biết trong vòng 30 năm{nl}qua, khí hậu ở Saigon đã bắt đầu thay đổi với gia tăng bão nhiệt đới,{nl}mưa và khô hạn.

Ở cấp toàn cầu, Saigon được xác nhận là một trong 10{nl}thành phố chịu tác động nặng nề nhất. Một phần không nhỏ diện tích của{nl}thành phố thường xuyên bị ngập lụt do sự kết hợp của thủy triều, mưa{nl}bão, lũ lụt và cả các công trình nhân tạo.

Theo{nl}thống kê, 154 trong tổng số 322 xã phường ở Saigon có lịch sử ngập lụt{nl}thường xuyên tới gần 11,000 mẫu, làm ảnh hưởng tới 917,000 người tức{nl}12% dân số. Chẳng hạn trong trận mưa bão lớn như Linda xảy ra năm 1997,{nl}khoảng 3.2 triệu người dân thành phố chiếm 48% phải chịu cảnh ngập lụt.{nl}Ông Jeremy cho rằng vào năm 2050, với tình hình nước biển dâng thêm 26{nl}centimét sẽ khiến một nửa các khu công nghiệp ở thành phố hiện nay bị{nl}tổn thương do ngập lụt. Ngay cả các khu vực nằm trong khoảng cách 1 cây{nl}số của các khu công nghiệp cũng sẽ bị tác động gián tiếp.


Thống{nl}kê từ năm 1997 đến 2007 của nghiên cứu này cho thấy tổng thiệt hại do{nl}thiên tai ở Saigon ước tính trên 12.6 triệu đô-la. Các huyện bị thiệt{nl}hại nặng nề nhất là Cần Giờ và Nhà Bè. Tuy nhiên trong thời gian tới{nl}với mức độ ngập lụt gia tăng do biến đổi khí hậu, các khu đô thị cũng{nl}có thể bị thiệt hại nhiều hơn. Trước nguy cơ ảnh hưởng nặng nề của vấn{nl}đề này đến người dân Saigon trong thời gian tới, ông Jeremy đã đưa ra{nl}giải pháp đối phó như quá trình quy hoạch tổng thể sử dụng đất của{nl}thành phố phải có tầm nhìn thích ứng với vấn đề biến đổi khí hậu. Thành{nl}phố đã bị các cán bộ bán hết đất công viên để lấy chỗ xây nhà. Ngay cả{nl}rừng ngập mặn Cần Giờ, được UNESCO công nhận là khu dự trữ sinh quyển{nl}có giá trị khi gió bão, cung cấp tài nguyên thiên nhiên cho cư dân và{nl}người dân hiện cũng đang bị suy giảm nghiêm trọng. Toàn bộ thành phố{nl}hiện chỉ có 90 công viên với tổng diện tích 969 mẫu, chiếm chỉ có 0.5%{nl}diện tích và là tỉ lệ khá thấp về không gian mở trong khu vực đô thị.{nl}Do đó trong thời gian tới, thành phố cần đưa ra các biện pháp nhằm quản{nl}lý và phục hồi rừng ngập mặn Cần Giờ; tái trồng rừng đầu nguồn cho lưu{nl}vực sông Ðồng Nai.


Ngoài{nl}ra, việc phục hồi kênh rạch sông ngòi, bảo vệ và phục hồi các vùng đất{nl}ngập nước đô thị thành phố cũng cần phải được tiến hành nhanh chóng.{nl}Nhiều đại biểu thú nhận rằng người dân thành phố hiện còn rất mơ hồ về{nl}khái niệm biến đổi khí hậu và chưa hiểu hết tác động, ảnh hưởng của vấn{nl}đề này đến cuộc sống của họ. Chính cách quản lý ngu xuẩn, suy nghĩ{nl}thiển cận của cán bộ nhà nước sẽ khiến thành phố chịu ảnh hưởng nặng nề{nl}hơn bởi tác động của biến đổi khí hậu trong tương lai.(SBTN){nl}{nl}