Sư Thầy Thích Huyền Trang tố cáo Nhà nước cướp đất chùa Vĩnh Phúc ở Hải Phòng

@ 26 July 2009 03:53 PM

THÔNG CÁO BÁO CHÍ LÀM TẠI PARIS NGÀY {nl}22.7.2009

{nl}

Thượng tọa Thích Viên Ðịnh {nl}tưởng nhớ Ðức cố Tăng thống Thích Huyền Quang nhân lễ Tiểu tường – Sư Thầy Thích {nl}Huyền Trang tố cáo Nhà nước cướp đất chùa Vĩnh Phúc ở Hải {nl}Phòng


PARIS, ngày 22.7.2009 (PTTPGQT) - Thượng tọa Thích Viên Ðịnh vừa gửi đến Phòng Thông tin Phật giáo Quốc tế để phổ biến bài Thượng tọa viết để tưởng nhớ một năm ngày Ðức cố Tăng thống Thích Huyền Quang viên tịch. Thượng tọa là Phó Viện trưởng kiêm Tổng Thư ký Viện Hóa Ðạo, Giáo hội Phật giáo Việt Nam Thống nhất. Bài viết có tựa đề “Nhân lễ Tiểu tường Ðức cố Tăng thống Thích Huyền Quang chúng ta quyết tâm ủng hộ Giáo hội Phật giáo Việt Nam Thống nhất”. Bài được đăng tải nguyên văn dưới đây.

Ðồng thời, chúng tôi cũng nhận được từ thành phố Hải phòng Thư Kêu Cứu Khẩn cấp của Sư Thầy Thích Huyền Trang trú trì chùa Vĩnh Phúc, Phường Quán Trữ, Quận Kiến An, Thành phố Hải Phòng. Sư Thầy báo động tình trạng bị đàn áp vì Sư Thầy khiếu kiện việc Nhà nước nhắm mắt trước việc chiếm 232 thước vuông chùa mà chẳng xử lý suốt 9 năm qua.

Bức thư gửi đến Phòng Thông tin Phật giáo Quốc tế và Ủy ban Bảo vệ Quyền làm Người Việt Nam đề ngày 20.7.2009 viết từ chùa Vĩnh Phúc để yêu cầu Ủy ban Bảo vệ Quyền làm Người Việt Nam can thiệp. Sư Thầy cho biết “nhiều năm tôi làm đơn kiến nghị các cấp từ địa phương đến Trung ương (số đơn đã gửi đến nay là 2013 bản ) nhưng cho đến nay vẫn chưa được giải quyết”. Thư Kêu Cứu Khẩn cấp viết :

“Xin thưa các ngài, theo Hiến pháp và Pháp luật của Ðảng và Nhà nước Việt Nam ban hành thì cuộc sống của thầy trò tôi hiện nay đang phải chịu đựng hết sức là tàn nhẫn và bất công có thể nói là “vô nghĩa” một công dân mà cuộc sống bị Chính quyền áp đặt đến mức này thì có khác gì cuộc sống trong lao tù với những thái độ đối xử phân biệt và kỳ thị của giới các quan chức địa phương ? Tôi như đang sống trở lại cái thời Cha Ông chúng tôi bị thực dân đế quốc đô hộ. (…) Tuy không có bom đạn nhưng thái độ đối xử phân biệt và kỳ thị của giới các quan chức địa phương còn tàn khốc đáng sợ hơn cả đạn bom rất nhiều ! Tôi cũng là một con người nhưng tại sao tôi lại không có quyền của một con người ? Tính mạng của thầy trò tôi thì luôn luôn bị đe dọa, đã bao năm rồi thầy trò tôi luôn sống trong áp lực tâm lý, tổn thương tinh thần hết sức nghiêm trọng. Có lẽ nào chỉ vì thầy trò tôi mang sắc phục của một Tôn giáo mà mất đi quyền của một con người hay sao ?”.

Chùa Vĩnh Phúc xây dựng năm 1708 (còn gọi là chùa Trữ khê) tọa hướng Nam, cách quận Kiến An 3km, cách Hải Phòng 6km. Theo quy hoạch đô thị và quản lý đất đai thì ngày 16/3/1984 Ủy ban Nhân dân huyện Kiến An đã cử các cơ quan chuyên môn đến đo đạc, xác định diện tích sử dụng vào sơ đồ địa chính do ông Phạm Bá Ần làm Chủ tịch huyện Kiến An ký tên, đóng dấu, ghi rõ : Chiều dài đất của chùa là : 72 m, Chiều rộng là : 82 m. Tổng diện tích là 5.904 m2.

Nhưng nay chùa đã bị xâm lấn mất 34 thước chiều rộng, tức mất 232 thước vuông. Sự việc xẩy ra đã 9 năm mà không hề được các cơ quan công quyền xử lý, nên “ngày 02 tháng 07 năm 2009 buộc nhà chùa và tín đồ Phật tử lại phải tổ chức biểu ngữ tiến về Văn phòng Tiếp dân của UBND thành phố xin đặt lịch để được tiếp kiến Chủ tịch UBND Thành phố”. Nhưng vô hiệu. Nên Thư Kêu Cứu Khẩn Cấp của Sư Thầy Thích Huiyền Trang kết thúc :

“Ðơn này tôi gửi văn phòng Chính phủ, Chủ tịch Quốc Hội, Văn phòng Quốc Hội, Văn phòng Trung ương Ðảng cộng sản Việt Nam, Chủ tịch nước, bà Phó Chủ tịch nước, Thủ tướng Chính Phủ, Văn phòng Thủ tướng Chính Phủ nước CHXHCNVN, Văn phòng Trung ương MTTQ Việt Nam, ông Tổng Bí Thư, Văn phòng Tổng Bí Thư, Ban Tôn giáo Chính phủ, ban Thanh Tra Chính phủ, Vụ III giải quyết khiếu lại tố cáo của khối Nội chính văn xã, Vụ Tiếp dân và xử lý đơn thư, Vụ VI ban Thanh Tra Chính Phủ, Ðài truyền hình Việt Nam, Vụ pháp Chế Thanh Tra Tôn giáo của nước CHXHCN Việt Nam, ông Bí thư Thành ủy, ông Chủ tịch UBND thành phố, ông phó Chủ tịch UBND thành phố Hải Phòng, tòa soạn báo Nhân dân, tòa soạn báo Pháp luật, báo Pháp luật và Ðời sống, tòa soạn báo Ðại Ðoàn kết, báo Pháp luật thành phố HCM, báo An ninh thế giới, báo Dân trí, báo Tuổi trẻ, Thông tấn xã Việt Nam, Thông tấn xã tôn giáo.

“Có lẽ văn bản này không đến được các quý ngài vì thư tôi gửi thời gian đã hơn tháng rồi mà vẫn không có tin hồi âm buộc tôi phải nhờ đến thông tin đại chúng Thế Giới, kể cả các hãng Thông Tấn của Phương Tây.”

Dưới đây là nguyên văn bài viết của Thượng tọa Thích Viên Ðịnh :

Nhân lễ Tiểu tường Ðức cố Tăng thống Thích Huyền Quang,
chúng ta quyết tâm ủng hộ Giáo hội Phật giáo Việt Nam Thống nhất

Không phải đợi đến năm 1977 rồi năm 1982, vì chống đối việc sáp nhập Giáo Hội Phật Giáo Việt Nam Thống Nhất (GHPGVNTN) vào Giáo Hội Phật Giáo Việt Nam do nhà cầm quyền cộng sản thành lập, Ðại Lão Hòa thượng Thích Huyền Quang mới bị quản thúc, bị bỏ tù. Ba mươi năm trước đó, Cộng sản đã bỏ tù Ngài vì việc này rồi.

“Năm 1951, Mặt Trận Liên Việt, tiền thân của Mặt Trận Tổ Quốc, mở cuộc họp. Tại cuộc họp này, ông Chủ tịch Mặt Trận tuyên bố : “Sinh hoạt Phật giáo phải theo mô thức Hội đoàn như các hội đoàn thanh niên, phụ nữ, lão thành, từ mẫu, nông dân, v.v…”. Hòa Thượng Huyền Quang liền lên tiếng phản đối : “Phật giáo chúng tôi là một tôn giáo qui tụ đủ mọi thành phần trí thức, nông dân, nam, phụ, lão, ấu. Sinh hoạt theo hệ thống tôn giáo với mục đích hoằng dương chánh pháp, hóa độ chúng sanh. Như vậy, thì làm sao ông Chủ tịch lại phân hóa tôn giáo chúng tôi thành những hội đoàn nhỏ bé ?”. Kể từ sau lần phát biểu ấy, nhà cầm quyền cộng sản theo dõi Ngài chặt chẽ. Sau đó Ngài bị bắt, bị an trí ở nhà dân tại Phù Mỹ một thời gian, rồi đưa ra an trí ở huyện Sơn Tịnh tỉnh Quảng Ngãi, tổng cộng 4 năm trời. Công an Liên khu 5 bắt Ngài đi an trí xong, Mặt Trận Liên Việt triệu tập Tăng, Ni, Phật tử, tu sĩ, giáo dân các tôn giáo khác cùng nhân dân các tỉnh, thành, quận, huyện đến các cơ quan tố ngài đủ thứ tội… Một tháng trước ngày đình chiến theo Hiệp định Genève (20.7.1954) Ngài được trả tự do. Giấy phóng thích ghi “Sự an trí không cần thiết nữa, nay cho đương sự về quê quán sinh hoạt bình thường…”.(trích Tiểu sử Ðức Ðệ Tứ Tăng Thống do Phòng Thông tin Phật giáo Quốc tế (PTTPGQT) tại Paris phổ biến)

Liên quan đến việc này, năm 2003, trả lời câu hỏi : “Tại sao không theo Giáo hội Phật giáo Việt Nam, mà lại theo Giáo hội Phật giáo Việt Nam Thống Nhất ?” - trong cuộc câu lưu, thẩm vấn tôi suốt 3 ngày đêm ở đồn công an quận Bình Thạnh - Sau những buổi tranh luận, cuối cùng, tôi viết ngắn gọn, bằng văn bản, về sự khác nhau giữa Giáo hội dân lập truyền thống, GHPGVNTN với Giáo hội nhà nước tân lập, tức Giáo hội Phật giáo Việt Nam, đại lược, gồm 5 điểm :

1- “Giáo Hội Phật giáo Việt Nam(GHPGVN) là thành viên của Mặt Trận Tổ Quốc, tổ chức ngoại vi, công cụ của đảng cộng sản. Ðiều đó minh chứng rõ ràng GHPGVN của nhà cầm quyền lập ra, là một tổ chức chính trị, không thuần túy tôn giáo như truyền thống Phật giáo Việt Nam.

2- Giáo Hội Phật giáo Việt Nam do Mặt Trận Tổ Quốc, Ban tôn giáo điều động, chỉ đạo, nên mọi hoạt động từ việc chọn nhân sự lãnh đạo Giáo hội, tấn phong giáo phẩm, tổ chức Giới đàn, thâu giới tử, mở lớp học, cử trụ trì…nhất nhất đều phải có sự giám sát, đồng ý của Ban tôn giáo, Công an chính trị mới được chấp thuận.

3- Giáo hội Phật giáo Việt Nam với phương châm : “Ðạo pháp, Dân tộc, Xã hội chủ nghĩa” nên rất hạn hẹp về thời gian và không gian, chỉ hoạt động trong các nước Xã hội chủ nghĩa mà thôi.

Trái lại,

4- Giáo hội Phật giáo Việt Nam Thống Nhất (GHPGVNTN) là Giáo hội truyền thống, do chư Tăng, Ni, và tín đồ Phật giáo lập nên, hoàn toàn độc lập, thuần túy tôn giáo, không chịu dưới áp lực, điều khiển, đặt để của bất cứ tổ chức, đảng phái chính trị nào trong mọi hoạt động của Giáo hội.
5- Hiến Chương của GHPGVNTN xác định lập trường phục vụ nhân loại và dân tộc. GHPGVNTN là giáo hội kế thừa 2000 năm của chư Tổ, truyền bá giáo lý Phật Ðà từ xưa đến nay qua bao triều đại, chính thể, lan rộng khắp nơi trên thế giới”.

Nhưng trước khi đi đến bản văn kết luận đó, đã có nhiều vấn đề phải tranh luận. Công an qui kết rằng : “Giáo hội Phật giáo Việt Nam Thống Nhất làm chính trị”. Ðây là vấn đề, do cộng sản tuyên truyền, rất nhiều người bị nhầm lẫn.

- Có những tu sĩ làm chính trị, tôi trả lời : - Những vị ra ứng cử các chức vụ Hội Ðồng, Dân Biểu Quốc Hội... đó là các thành viên của Giáo Hội Phật giáo Việt Nam, thuộc Mặt Trận Tổ Quốc, do nhà cầm quyền dàn dựng, không phải là thành viên của Giáo Hội Phật Giáo Việt Nam Thống Nhất. Những vị dân cử đó cũng chỉ để làm kiểng, trang hoàng cho chế độ mà thôi, không thấy có vị nào đưa ra ý kiến hay yêu cầu gì có lợi cho dân, cho nước.

Giáo hội Phật giáo Việt Nam Thống Nhất là Giáo hội truyền thống, qua 2000 năm lịch sử gắn liền với sự tồn vong, thịnh suy cùng dân tộc. Tuy vậy, Giáo hội vẫn luôn giữ tinh thần thoát tục “Sa môn bất bái vương giả”, không tranh giành quyền lợi, chức vụ gì của thế gian.

Xem lập trường khác nhau giữa 2 Giáo hội, cũng như vị thế và thành quả của 2 Giáo hội sẽ thấy Giáo hội nào là chính danh theo ý nguyện của Tăng, Ni, Phật tử Việt Nam, Giáo hội nào là công cụ tuyên truyền theo ý muốn của nhà cầm quyền cộng sản. Ðau buồn trước hoàn cảnh GHPGVNTN bị nhà cầm quyền cộng sản xé nát, làm biến dị, Ðức Tăng thống Thích Huyền Quang thường than thở với chư Tăng đến thăm ngài rằng : “Trong nước hiện nay có 2 Giáo hội, một Giáo hội đã chôn mà chưa chết, và một Giáo hội đã chết mà chưa chôn”.

Tình hình đất nước hiện nay rất nguy cấp. Bên trong, giặc nội xâm, tham nhũng, hối lộ, cắt xén, mua bằng, bán chức…theo chủ thuyết Duy vật, chỉ biết tiền bạc, coi rẽ lương tâm. Các mặt đạo đức, văn hóa, giáo dục, y tế, xã hội… đều suy thoái trầm trọng. Tuổi trẻ hoang mang, không định hướng. Tương lai đất nước mịt mờ. Bên ngoài, giặc ngoại xâm, Trung cộng lấn chiếm biên giới phía Bắc, các hải đảo Hoàng sa, Trường sa phía đông, nay lại đang âm mưu chiếm Cao nguyên Trung phần ở phía tây, họa mất nước đã gần kề.

Trước cảnh quốc phá gia vong, Giáo hội Phật Giáo Việt Nam Thống Nhất, đại diện cho 80% dân số theo Phật giáo, với truyền thống phụng đạo, giúp đời, lẽ nào lại ngồi im, lảng tránh :

Ðêm ngày tôi dạy cái thằng tôi
Ðạo pháp suy vi bởi lẽ trời
Thấy kẻ phá chùa : khoanh tay đứng
Nhìn người đập tượng : mắt nhắm ngồi
Bắt bớ tăng ni : thây mẹ nó
Giam cầm phật tử : mặc cha đời
Miễn được yên thân là khôn đấy
Can chi ậm ọe để thiệt thòi.
(trích Thơ Tù của Hòa thượng Thích Quảng Ðộ, PTTPGQT Paris phổ biến)

Dù còn ở trong cảnh lao lý, tù đày, nhưng ngày 20.11.1993, qua “Tuyên cáo Giải trừ Quốc nạn và Pháp nạn”, Ðại Lão Hòa thượng Thích Huyền Quang vẫn kêu gọi nhà cầm quyền “Sám hối với người chết trong tinh thần hứa lo cho người sống được sống người”. Ngài kêu gọi “bỏ điều 4 trên Hiến Pháp” và tổ chức “bầu lại Quốc hội với sự tự do tham gia ứng cử của toàn dân không phân biệt chính kiến, đảng phái, tôn giáo dưới sự giám sát của LHQ”.

Năm 2000, Ngài đề nghị nhà cầm quyền lấy ngày 30.4 làm “Ngày Sám hối và Chúc sinh toàn quốc”. Sám hối trước sự chết chóc qua các chiến cuộc của hàng triệu Bộ đội miền Bắc và Binh sĩ miền Nam, hàng trăm nghìn nạn nhân chết trong cuộc Cải cách Ruộng đất, Tổng tiến công Tết Mậu Thân tại Huế, và các cuộc hành quyết trong các Trại Cải tạo sau năm 1975. Sám hối với người chết và Chúc sinh người sống, trong nghĩa Linh quyền cho người chết và Nhân quyền cho người sống. Ngài đòi hỏi phục hồi quyền sinh hoạt pháp lý cho Giáo hội Phật giáo Việt Nam Thống Nhất, trả tự do cho tất cả tù nhân vì lương thức, và bải bỏ Nghị định quản chế hành chính 31/CP.

Hoàn cảnh đất nước được Ngài đã miêu tả qua các thực trạng nhân dân Việt chỉ có hai lựa chọin dưới chế độ XHCN : “Vào tù hay vào guồng máy Ðảng” ; “Dân biết, dân câm họng, Ðảng biết, đảng bỏ tù” ; “Nền Phật giáo Nước nhà biến thành nền Phật giáo Nhà nước”. Ngài đề xuất : “Chúng tôi xin trả lại “chiếc mũ phản động”, “chiếc mũ phá hoại”, chiếc mũ vu cáo chống đối” cho những ai chụp lên đầu chúng tôi. Ðạo Phật là đạo thực hành sự Giác ngộ và Cứu khổ…Ðạo Phật lấy Chánh kiến soi sáng các thiên kiến, tà kiến mà thôi”. Ngài cho biết : “Chủ trương của Giáo hội luôn luôn là chủ trương cứu khổ và giác ngộ của đạo Phật, thể hiện suốt 2000 năm qua trên đất nước Việt Nam. Qua mọi triều đại, Phật giáo luôn luôn cùng với nhân dân bảo vệ lãnh thổ, xây dựng một quốc gia văn hiến, thái hòa, an vui, ấm no, hạnh phúc”.

Ðối với những đề nghị đầy tinh thần xây dựng trên, nhà cầm quyền cộng sản không những không thức tỉnh, phục thiện, lại còn hạch sách Hòa thượng đủ điều, dù Ngài đã là một cụ già trên 80 tuổi.

Sau khi viết thư yêu cầu Ðảng và Nhà nước lấy ngày 30 tháng Tư làm “Ngày Sám hối và Chúc sinh toàn quốc”, và được Phòng Thông tin Phật giáo Quốc tế loan tải trên công luận và được thế giới nồng nhiệt đón nhận, công an tỉnh Quảng Ngãi đã đến hạch sách, bắt tội Ngài :

“Công an : Vừa rồi “ông” có viết một bản văn gởi Chính phủ phải không ?

Hòa thượng Huyền Quang : Có.

Công an : “Ông” viết hay ai viết cho “ông” ?

HT Huyền Quang : Ý kiến trong thư là của tôi và Giáo hội chúng tôi, cốt nói lên nguyện vọng của quần chúng nói chung, Phật giáo đồ nói riêng.

Công an (nạt nộ) : Ngoài “ông” còn ai giúp việc thực hiện và tán phát văn bản ?

HT Huyền Quang : Các anh cứ còng tay tôi dẫn về đồn, tôi sẽ khai báo như một bị can. Ở đây không là phòng tra vấn.

Công an : “Ông” ở nơi xó góc này, chẳng bước chân ra khỏi cửa. Biết gì về tình hình mà viết lung tung ? “Ông” có biết rằng đất nước ta đang từng ngày đi lên ? Ðời sống nhân dân ngày càng tiến bộ rõ nét. Ai đói nghèo đâu mà “ông” bảo là nhân dân nghèo đói ? “Ông” muốn sách động nhân dân chứ gì ?

HT Huyền Quang : Ðảng và Nhà nước kêu gọi và viết đầy tường : “Dân biết, dân làm, dân bàn, dân kiểm tra” nghĩa là gì các ông giải thích tôi nghe thử. Luật nào cấm tôi phát biểu, các ông nói tôi nghe thử. Chính Nhà nước kêu gọi “Xóa đói giảm nghèo” trên Ti vi, trên radio, trên báo chí kia mà. Không đói sao mà xóa ? Không nghèo sao mà giảm, hả các anh ? Ngay chỗ quản thúc tôi đây, ngày nào cũng có người tới xin tiền, xin gạo, không đói sao họ lại đi xin ? Các anh giảng tôi nghe coi.

Công an (làm thinh không trả lời, rồi hỏi tiếp) : Làm gì có chuyện 300.000 bộ đội mất tích chưa tìm thấy mộ phần ? “Ông” lại còn muốn chúng tôi hốt xác của Ngụy quân vào chôn chung trong nghĩa trang Liệt sĩ phải không ? Chôn như vậy Liệt sĩ họ có chịu không ?

HT. Huyền Quang : Con số 300.000 bộ đội mất tích tại miền Nam cho tới nay chưa tìm thấy mộ phần là con số do Nhà nước công bố đó các anh. Việc chôn chung trong nghĩa trang ư ? Chuyện đó không cần thiết, chôn ở đâu cũng được. Cái quan trọng là phải triệt tiêu đi thứ tư tưởng phân chia thù, bạn ; phải quan tâm kiếm tìm bộ đội và binh sĩ hai miền Nam Bắc mất tích phục vụ hàng triệu gia đình tử sĩ, như đã và đang kiếm tìm binh sĩ Mỹ mất tích phục vụ cho nhân dân và chính phủ Hoa Kỳ. Mấy ông liệt sĩ có đội mồ lên mà phản đối đâu. Các ông chớ lo chuyện đó. Các ông mà cứ phân biệt đối xử thì hòa bình thực sự chẳng bao giờ đến giữa lòng người...

Công an : “Ông” làm nhiều việc sai lầm lắm. Chẳng hạn Mỹ đi rồi mà “ông” còn muốn kéo trở lại...

HT. Huyền Quang : Tôi kéo lại như thế nào ?

Công an : “Ông” lôi lại cái chuyện Sơn Mỹ thuở xưa làm mất lòng họ.

HT. Huyền Quang : À, té ra là vậy. Tôi có nhắc chuyện đó là nói cho dân chớ chẳng nói gì cho tôi. Tôi nhắc chuyện Ðảng và Nhà nước lạy lục cúc bái với kẻ cựu thù, là Mỹ, trong khi ấy lại chẳng chịu hòa giải với dân, với mọi thành phần dân tộc. Các anh bỏ rơi dân, chạy theo đồng tiền. Không lẽ vì họ có tiền nên các anh chạy theo, quên hết mọi khổ đau, đói nghèo, ức chế của dân mình ?

Công an (làm thinh không đáp, nhưng lớn tiếng đánh trống lãng) : “Ông” làm như chúng tôi không biết. Năm ngoái các ông chắp tay đi lạy thằng Mỹ rồi hắn mới cho tổ chức Ðại hội (ý nhắc Ðại hội VIII tháng 5.99 tại Nam California, PTTPGQT chú). Rồi còn chắp tay đi lạy thằng Clinton để hắn viết thư chúc mừng Ðại hội. Tưởng làm như vậy là tốt, các ông không biết xấu hổ à ?

HT. Huyền Quang : Ðược rồi, tôi sẽ viết thư qua hỏi Giáo hội chúng tôi bên đó. Nếu Giáo hội chúng tôi không lạy ai cả, thì chính các anh đã vu cáo và xúc phạm Giáo hội chúng tôi.


Công an : “Ông” khó chịu lắm. “Ông” lẩm cẩm lắm. “Ông” cứ liều cái mạng già của “ông” để nói càng, viết càng như vậy mãi sao ?

HT. Huyền Quang : Tôi lẩm cẩm chỗ nào ? Tôi ăn nói đàng hoàng, lịch sự, tôi nói có đầu có đuôi, có đủ chứng lý, số liệu, sự kiện chính xác. Tôi lẩm cẩm thì sao các anh còn tới đây “làm việc” với tôi ? Các anh nói tôi “liều mạng già” là các anh xúc phạm tôi. Tôi già nhưng tôi không nói bậy, không nói láo, nói lừa, nói vu khống. Tôi già nhưng tôi nói chuyện chính đáng, có sự thật rành rành trước mắt chứng minh”. (trích Thông cáo báo chí của Phòng Thông tin Phật giáo Quốcx tế ngày 18.7.2000)

Hòa thượng Huyền Quang đã ứng biến, đối đáp lưu loát, tự tại nên công an không làm gì được.

Sau khi Ðại hội Bất thường ngày 1.10.2003 ở Tu viện Nguyên Thiều thành công viên mãn, Ngài ứng khẩu mấy lời trong lễ bế mạc, gây hưng phán cho tất cả các đại biểu :

“Bao năm khó khăn quí vị biết rồi. Khó khăn từ cán bộ cao cấp đến cán bộ cơ sở. Nhưng mà thời gian đã gỡ rối các sự khó khăn đó cho chúng ta trong thời gian qua. Và trong tương lai, nếu còn gì khó khăn nữa, dù chúng ta không chờ cái đó, nhưng mà nếu cái đó không may xảy đến, thì chúng ta phải dạn dĩ chịu đựng và tiếp tục chịu đựng, để chúng ta có mặt với Giáo hội.

Chúng ta làm thế nào cho đạo Phật phát triển hơn nữa, đạo Phật phát triển hơn nữa không giành quyền lợi của ai, không chiếm địa vị của ai, mà chỉ đem đạo Phật- đạo Từ Bi Hỷ Xã- giải thoát khổ đau cho chúng sanh nói chung va dân tộc Việt Nam nói riêng.

Mong rằng tất cả những khó khăn trong tương lai, sẽ còn có ít nhiều chứ không phải không có, nhưng chuyện đó đối với chúng ta, chúng ta đã dày dạn lắm rồi, không có gì phải ngại, không có gì phải bỏ cuộc. Mong rằng Ðại hội đem lại cho quí vị một Niềm Tin mới sau mấy mươi năm không hoạt động và đầy gian lao, đầy tù tội cùng khắp trên đất nước.

Thưa quí vị, chúng ta là những người có thể nói rằng, chúng ta có thể bỏ danh, bỏ lợi, bỏ quyền, bỏ thế, thì chúng ta cũng chẳng ngại gì những khó khăn trong tương lai, nếu có. Trông mong quí vị nhất tâm và tích cực hơn nữa để giữ Giáo hội có mặt với dân tộc”. (trích Tiểu sử Ðức Ðệ Tứ Tăng Thống do PTTPGQT tại Paris phổ biến).

Nhất là những lời cuối cùng Ngài căn dặn trong Thông điệp Phật Ðản năm ngoái, 2008, Ngài đã nói :

“Phật giáo là sự đối diện chứ không quay lưng với xã hội, Phật giáo dấn thân vào nơi tham tàn, loạn tưởng của xã hội để tịnh độ hoá nhân gian.

“Người Phật tử bồi đắp tâm linh bao nhiêu cho tiến trình giải thoát giác ngộ, thì càng bảo vệ lãnh thổ bấy nhiêu cho chủ quyền của nòi giống tự do thoát ly nô lệ.

“Chánh pháp không thể nở hoa nơi giang sơn nô lệ, chúng sinh không thể an lạc nơi áp bức, đói nghèo. Bản hoài xuất thế của chư Phật là xuất hiện nơi trần thế để cứu độ muôn loài.

“Xin chư liệt vị hãy hóa thân vào nền văn minh của trí tuệ Bát Nhã, làm bản tâm cho bậc nhân đức cứu nguy đất nước và loài người. Chẳng ai thoát khỏi sinh, lão, bệnh, tử đang ngày đêm làm rối loạn thể chất thế nhân. Nhưng với người thực hành Bồ tát đạo, thì sinh, lão, bệnh, tử lại là phương tiện tỉnh giác tiến hành cho sự lợi ích và giác ngộ muôn loài”.

Qua những lời huấn dụ của Ðức Ðệ Tứ Tăng Thống GHPGVNTN, Ðại lão Hòa thượng Thích Huyền Quang, nếu được tự do lựa chọn, chắc chắn, tất cả chư Tăng, Ni và Phật tử Việt Nam đều biết mình nên chọn Giáo hội nào.

Tỳ kheo Thích Viên Ðịnh
(kỷ niệm Lễ Tiểu Tường Ðức Ðệ Tứ Tăng Thống GHPGVNTN)

{nl}{nl}