Giáo xứ Lạc Sơn thắp nến cầu nguyện hướng lòng về giáo dân Tam Tòa

@ 10 August 2009 02:30 AM
VINH - Giáo dân giáo xứ Lạc Sơn vào chiều ngày 8.8.2009 đã cùng nhâu thắp nến hướng về Tam Tòa và giờ cầu nguyện suy niệm về những biến cố đang xẩy ra trong giáo phận Vinh.

Có lẽ không một quốc gia nào trên thế giới này lại nhìn nhận nhà thờ là tội ác chiến tranh, ngoại trừ lãnh đạo tỉnh Quảng Bình-Việt Nam. Có lẽ, cũng chẳng có nơi nào linh mục và giáo dân bị đánh gãy răng, hư mắt và mặt mũi sưng hú như mấy ngày gần đây ở Tam Toà. Vâng! Có như vậy, người ta mới hiểu được thế nào là tự do tôn giáo ở Quảng Bình-Việt Nam.

Hiến pháp nước CHXHCN Việt Nam điều 70 ghi: “Những nơi thờ tự của các tín ngưỡng, tôn giáo được pháp luật bảo hộ”.

Vậy nhà thờ Tam Toà-Quảng Bình không phải là nơi thờ tự hay sao!!! Khuôn viên, tháp chuông nhà thờ Tam Toà không phải là tài sản của giáo hội hay sao???Ai đã làm nên khuôn viên, tháp chuông nhà thờ Tam Toà, người công giáo hay là đại diện chính quyền tỉnh Quảng Bình?

Một điều nhất quán trước sau như một: “Nhà thờ Tam Toà được giáo hội công giáo xây dựng năm 1886 nhằm phục vụ nhu cầu sinh hoạt tôn giáo trên địa bàn Ðồng Hới”.



Như vậy, nhà thờ Tam Toà hay là tháp chuông nhà thờ Tam Toà là tài sản cao quý mà tổ tiên cha ông của người giáo dân Tam Toà để lại, là tài sản của giáo hội công giáo Việt Nam. Chính trên mãnh đất Tam Toà, cha ông họ đã đổ mồ hôi, nước mắt và thậm chí là máu để xây dựng nên ngôi nhà thờ và tháp chuông, chứ không phải là công lao của lãnh đạo tỉnh Quảng Bình. Vậy thì, lãnh đạo tỉnh Quảng Bình lấy quyền ở đâu, nhân danh ai mà giám nhìn nhận nhà thờ Tam Toà là di tích lịch sử văn hoá, coi Tam Toà là chứng tích tội ác chiến tranh mà không hề hỏi ý kiến giáo hội công giáo. Do đó, nếu lãnh đạo tỉnh Quảng Bình có ngàn lần công nhận, có ngàn lần ra quyết định coi Tam Toà là di tích văn hoá hay coi đó là tội ác chiến tranh, nhưng nếu chưa được sự đồng ý của giáo hội Công giáo thì đương nhiên Tam Toà vẫn luôn là tài sản của giáo hội. Và đương nhiên quyết đinh của UBND tỉnh Quảng Bình ngày 26/02/1997 công nhận tháp chuông nhà thờ Tam Toà là di tích lịch sử văn hoá, chứng tích tội ác chiến tranh là không hợp pháp và không có giá trị.

Hơn nữa, đối với người công giáo: “Nhà thờ vốn là nơi phục vụ tình yêu thương, hoà giải và sự hồi sinh. Biến nhà thờ thành một tượng đài của lòng thù hận là một tội ác, là một sự xúc phạm lớn lao đối với niềm tin tôn giáo. Bởi, tôn chỉ sống của người công giáo là: đem yêu thương vào nơi oán thù…Do đó, sứ điệp quan trọng mà nhà thờ đòi hỏi và cũng là sứ điệp chính yếu mà các nhà thờ nói chung và cách riêng là nhà thờ Tam Toà đem lại cho chúng ta và cho thế hệ tương lai phải là sứ điệp của tình yêu thương, của sự hoà giải và của sự phục sinh, chứ không phải là sứ điệp của lòng thù hận, ghen ghét và sự chia rẽ.

Như vậy, chúng ta hiểu đối với người công giáo nhà thờ là nơi để cầu nguyện và cử hành các Bí Tích, là nơi “nối liền giữa đất và trời” ngoài mục đích này, hay bất kỳ lý do gì là điều họ không thể chấp nhận được và họ coi đó là một xỉ nhục đối với tôn giáo của họ.



Do vậy, để đúng với tinh thần như câu nói thường được nghe: “ Chính quyền các cấp ở tỉnh Quảng Bình rất tôn trọng, quan tâm và tạo mọi điều kiện thuận lợi để các hoạt động tôn giáo trên địa bàn diễn ra bình thường, từng bước đáp ứng nhu cầu tín ngưỡng của đồng bào”, thì UBND tỉnh Quảng Bình hãy trả lại tài sản và khuôn viên nhà thờ Tam Toà cho giáo dân Tam Toà vì đó là tài sản của giáo hội. Và không bao giờ được coi nhà thờ là chứng tích tội ác chiến tranh vì điều này không đúng với tinh thần Tin Mừng mà người giáo dân đã và đang sống“đem an hoà vào nơi tranh chấp, đem chân lý vào chốn lỗi lầm” !!!.

Theo dõi tin tức, thấy buồn và thương cho giáo dân Tam Toà phải chịu cảnh chết chóc và ly tán, phiêu bạt đó đây vì chiến tranh, vì loạn lạc. Buồn và thương vì mặc dầu tiếng bom đạn đã ngưng, chiến tranh đã qua từ lâu. Tam Toà vẫn còn phải rơi lệ, đổ máu.

Ðể kết thúc tôi nhớ lại lời của cha Phạm Ðình Phùng, chánh văn phòng Toà Giám Mục: “Cho đến nay khuôn viên tháp chuông nhà thờ Tam Toà vẫn thuộc chủ quyền giáo xứ Tam Toà-giáo phận Vinh, và cũng như lời chị Thuỷ phó chủ tịch hội đồng giáo xứ Tam Toà: “Chúng tôi đòi lại công lý và đòi lại quyền sở hữu của chúng tôi nơi ngôi thánh đường đó (RFA 22/07/2009).Và “Ngày cầu nguyện lịch sử của giáo phận Vinh 26/08/09” cũng đã nói lên điều đó, và đêm nay con cái giáo phận Vinh cũng trong tinh thần đó.

Vâng! Ðó cũng chính là chân lý Tin Mừng mà ngàn đời nay Ðức Giêsu đã từng tuyên bố: “Của Xêra hãy trả cho Xêra, của Thiên Chúa hãy trả cho Thiên Chúa”. Ðó cũng chính là lẽ công bình và là điều buộc phải có khi con người chung sống với nhau.

PV Lạc Sơn

(source: VietCatholic News)

{nl}{nl}