ASEAN YÊU CẦU MIẾN ÐIỆN TRẢ TỰ DO CHO BÀ AUNG SAN SUU KYI

@ 24 August 2009 04:41 AM
Tin Jakarta - Các viên chức cao cấp ASEAN tán thành{nl}đề nghị kêu gọi Ngoại trưởng 10 quốc gia thành viên trong hiệp hội,{nl}cùng lên tiếng yêu cầu Miến Ðiện trả tự do cho lãnh tụ dân chủ Aung San{nl}Suu Kyi bị quản chế tại gia thêm 18 tháng nữa. Quyết định đó được đưa{nl}ra sau phiên họp kéo dài 2 ngày, tổ chức tại thủ đô Jakarta của Nam{nl}Dương và sẽ được đệ trình lên các chánh phủ liên hệ cứu xét. Ông Teuku{nl}Faizasyah là Phát ngôn viên bộ Ngoại giao Nam Dương tuyên bố với báo{nl}chí đây là một tín hiệu tích cực đạt được qua phiên họp vừa rồi và sẽ{nl}đệ trình trực tiếp đến các vị Ngoại trưởng ASEAN.

Ông cũng cho hay là{nl}chánh phủ Jakarta sẵn sàng ra thông báo yêu cầu Miến Ðiện trả tự do tức{nl}khắc cho bà Aung San Suu Kyi. Ðại diện của Nam Dương tại hội nghị này{nl}là ông Imgron Cotan, tổng thư ký bộ ngoại giao cũng phát biểu rằng sự{nl}quan tâm đặc biệt mà toàn thể tham dự viên bày tỏ đối với trường hợp bà{nl}Aung San Suu Kyi tiếp tục bị quản thúc, sẽ được đúc kết thành một thỉnh{nl}nguyện thư hay một thông cáo chung để các vị Ngoại trưởng ASEAN đi đến{nl}quyết định chính thức. Theo giới quan sát thời cuộc, nếu quyết định vừa{nl}nêu trở thành hiện thực thì đây là biện pháp chính trị và ngoại giao{nl}mạnh nhất, mà các quốc gia ASEAN muốn gây áp lực đối với chế độ quân{nl}nhân cầm quyền Miến Ðiện. Lâu nay các nước thành viên ASEAN vẫn chủ{nl}trương không can thiệp vào nội bộ của nhau, cho dù Miến Ðiện bị công{nl}luận quốc tế chỉ trích mạnh mẽ về thành tích vi phạm nhân quyền, đàn áp{nl}dân chủ và giam cầm đối lập.
 
Một sự kiện khá{nl}đặc biệt là Cộng sản Việt Nam đã đồng ý ký vào bản lên tiếng này, cho{nl}dù trước đây Hà Nội luôn luôn tìm cách thoái thác và cho rằng không{nl}muốn can thiệp vào nội bộ của Miến. Việt Nam là một quốc gia có tình{nl}trạng vi phạm nhân quyền cũng trầm trọng không kém, và việc Hà Nội đồng{nl}ý ký tên vào bản tuyên bố sẽ đưa tới những cơ hội cho các quốc gia khác{nl}trong khối ASEAN có thể cũng chỉ trích về hồ sơ nhân quyền của Cộng sản{nl}Việt Nam. Ông Simon Tay là Viện trưởng viện quan hệ quốc tế của{nl}Singapore nhấn mạnh khối ASEAN sẽ không đặt vấn đề trục xuất hay trừng{nl}phạt Miến Ðiện, nhưng cũng sẽ không ngồi yên và cho phép nhà cầm quyền{nl}Ngưỡng Quảng cứ tiếp tục hành xử theo ý họ. Chánh phủ Thái Lan mới đây{nl}cũng đề nghị với ASEAN hãy đồng thanh khuyến cáo Miến Ðiện sớm trả tự{nl}do cho bà Aung san Suu Kyi. Bộ ngoại giao Nam Dương đã ngay lập tức ủng{nl}hộ lời kêu gọi của chánh phủ Bangkok.

Người ta cũng nhớ rằng trong{nl}phiên họp của Hội đồng Bảo An tại Liên Hiệp Quốc về vấn đề Miến Ðiện,{nl}Cộng sản Việt Nam cũng đã theo chân quan thày Bắc Kinh để chỉ ủng hộ{nl}một bản lên tiếng rất giới hạn về việc đòi thả bà Suu Kyi, chứ không{nl}ủng hộ thái độ của Hoa Kỳ là muốn Hội đồng Bảo An phải đưa ra những{nl}biện pháp trừng phạt nặng hơn đối với chính phủ quân phiệt Miến. Trong{nl}vòng 20 năm qua, lãnh tụ đối lập Aung San Suu Kyi đã bị chế độ cầm{nl}quyền Miến Miện quản chế tại gia suốt 14 năm. Liên Ðoàn toàn quốc đấu{nl}tranh vì dân chủ Miến Ðiện do bà lãnh đạo đã thắng cử vẻ vang hồi năm{nl}1990, nhưng các tướng lãnh cầm quyền đã xoá bỏ kết quả đó để duy trì{nl}một chế độ độc đoán và toàn trị.(SBTN)


{nl}{nl}