QUỸ TOÀN CẦU VÌ TRẺ EM KHIẾM THÍNH TRỢ GIÚP TRẺ EM VIỆT NAM

@ 25 August 2009 04:32 AM
{nl}{nl}{nl}

 
Tin{nl}Hoa Thịnh Ðốn - Dù bị khiếm thính bẩm sinh, nhưng bà Paige Stringer vẫn{nl}có thể sử dụng giọng của mình để nói và tai của mình để nghe và bà đã{nl}đạt được những thành công mà những người có thính lực bình thường phải{nl}ngưỡng mộ. Là người sáng lập Quỹ Toàn cầu vì Trẻ em Khiếm thính, bà{nl}Stringer đã cùng với các cộng sự thực hiện nhiều dự án trợ giúp người{nl}khiếm thính trên toàn cầu. Hiện tại quĩ này đang phối hợp với Trung tâm{nl}Thuận An để thiết kế một chương trình đào tạo cho các giáo viên dạy trẻ{nl}em khiếm thính tại Việt Nam. Ngay từ khi còn nhỏ bà Paige Stringer đã{nl}phải sử dụng các máy trợ thính và nhiều sự hỗ trợ khác để phát triển{nl}khả năng ngôn ngữ của mình.
 
Tuy nhiên bà vẫn{nl}không nản chí hay từ bỏ những ước mơ của mình. Bà đã tốt nghiệp cao học{nl}và làm trong ngành marketing với nhiều vị trí khác nhau tại các công ty{nl}nổi tiếng trong danh sách 500 công ty hàng đầu của Mỹ trước khi trở{nl}thành một cây bút tự do. Trong một chuyến du hành tới Ðông Nam Á vào{nl}năm 2008, bà nhận thấy rằng những hạn chế về đào tạo giáo viên, thiếu{nl}máy trợ thính và thiếu nhận thức về khiếm thính có ảnh hưởng rất lớn{nl}tới cuộc sống của hàng ngàn trẻ em bị khiếm thính ở khu vực này. Chính{nl}những nhận thức này và kinh nghiệm bản thân đã khiến bà quyết tâm thành{nl}lập Quỹ Toàn cầu cho Trẻ em Khiếm thính.
 
Khi{nl}tới thăm Trung tâm dành cho trẻ em khiếm thính Thuận An, bà đã dự một{nl}buổi hòa nhạc do các sinh viên đại học biểu diễn. Bà đã thấy một em nhỏ{nl}không thể nghe được nhạc bởi máy trợ thính của em bị hỏng, em đã bước{nl}tới sân khấu và đặt hai bàn tay lên thùng loa. Các nhạc công lúc đó đã{nl}đẩy em ra vì không hiểu rằng em bé đang cố cảm thụ âm nhạc bằng xúc{nl}giác của mình. Bà Stringer và tổ chức của bà đã phối hợp với Trung tâm{nl}Thuận An nhằm phát triển một chương trình đào tạo các giáo viên dạy các{nl}em nhỏ khiếm thính ở Việt Nam. Theo dự định mỗi năm sẽ có một khóa đào{nl}tạo giáo viên như vậy được tổ chức ở Việt Nam và chương trình có thể{nl}được sẽ mở rộng trong tương lai.(SBTN)
{nl}{nl}