NHÀ VĂN NGUYÊN NGỌC LÊN TIẾNG VỀ BAUXITE TÂY NGUYÊN TẠI HỘI NGHỊ MÔI TRƯỜNG Ở NA UY

@ 27 August 2009 04:41 PM
{nl}{nl}{nl}

Tin{nl}Oslo - Trong cuộc hội thảo mang tên Phát Triển Việt Nam: Môi Trường{nl}được phân hội VPS Châu Âu tổ chức cùng nhóm thanh niên Việt-Na Uy tại{nl}khu nghỉ mát sinh thái trong khuôn viên khách sạn Soria Moria, nằm trên{nl}đỉnh núi nhìn xuống toàn cảnh thủ đô Oslo. Cuộc hội thảo này qui tụ{nl}được rất đông thính giả trẻ so với các lần trước. Hội thảo đã lắng nghe{nl}các trình bày của bà Marit Nybakk, phó chủ tịch ủy ban ngoại giao Quốc{nl}Hội Na Uy, và trao đổi với Nghị Sĩ Quốc Hội Peter Gitmark là bộ trưởng{nl}đối lập về môi trường của đảng bảo thủ Na Uy.
 
Từ{nl}Việt Nam, nhà văn Nguyên Ngọc lần này đã dược mời trình bày về vấn đề{nl}bauxite tây nguyên, mà ông cho rằng Việt Nam sắp có nguy cơ bị mất hết{nl}đất cho các công trường khai thác quặng bauxite của Trung Cộng. Kèm{nl}theo đó là nguy cơ về môi trường sống cho cả một vùng Nam Trung Bộ, kể{nl}cả Saigon. Trong dịp này một người quê ở Lâm Ðồng cho biết nhà anh chỉ{nl}cách khu khai thác quặng ở Tân Rai chỉ có 10 cây số. Anh nói người ta{nl}đã khảo sát từ năm 1978 và khi rửa quặng ở dưới suối đã biến dòng nước{nl}chuyển thành màu đỏ và tôm cá không còn sống được nữa. Trong khi đó đất{nl}ở đây lại là vùng rất tốt để trồng trà với những gốc cây tuổi thọ cả{nl}trăm năm. Nước dùng để rửa quặng là thượng nguồn của sông Ðồng Nai, tức{nl}là nguồn cấp nước uống cho toàn Saigon, và ô nhiễm ở Lâm Ðồng sẽ hủy{nl}hoại môi trường sống cả một vùng lan sang đến cả Ðịnh Quán hay Bình{nl}Thuận.
 
Nhà văn Nguyên Ngọc xác nhận và giải{nl}thích thêm là xưởng khai thác thủ công đó chỉ rửa quặng rồi về sơ chế ở{nl}Saigon, làm phụ gia cho đồ gốm. Chuyên gia hàng đầu về Tây Nguyên của{nl}Việt Nam cũng cho biết ngày nay người dân Lâm Ðồng còn trồng được giống{nl}trà Ô Long, vốn là loại trà quí và mắc tiền nhất của Ðài Loan. Ông nói{nl}trong 40 mẫu được qui hoạch để khai thác thử trong hàng chục năm qua,{nl}người ta đã bồi hoàn lại bề mặt của 2 mẫu nhưng không hề có loài cây cỏ{nl}nào có giá trị có thể mọc lên ở đó.
 
Chất màu{nl}của đất là lớp trầm tích được kết lại sau quá trình biến đổi địa lý kéo{nl}dài hàng triệu năm, ông giải thích là cần phải khôi phục lại Tây{nl}Nguyên, như thiên nhiên đã tạo ra cho Việt Nam để mà tồn tại. Công việc{nl}hẳn sẽ khó khăn, vì tàn phá đã quá sâu và khá dài. Tình hình cả tự{nl}nhiên lẫn xã hội đã bị xáo trộn rất phức tạp. Rừng của Việt Nam là rừng{nl}nhiệt đới, với nhiều thảm thực vật xen kẽ, khắng khít, không giống rừng{nl}ôn đới. Sự khôi phục ắt phải đòi hỏi nhiều thập kỷ và có thể là cả một{nl}thế kỷ. Ông nhấn mạnh là nay đã đến mức báo động đỏ, cần phải tìm hướng{nl}phát triển khác cho Tây Nguyên, lấy đặc điểm văn hóa và sinh thái Tây{nl}Nguyên làm chỗ mạnh, mà hiện đã bị làm sứt mẻ nghiêm trọng cần được{nl}khôi phục và sửa chữa.
 
Trong tuần qua Thủ tướng{nl}Cộng sản Việt Nam là Nguyễn Tấn Dũng đã đến thăm Tây nguyên và tuyên bố{nl}Hà Nội quyết tâm thực hiện chương trình bauxite, bất chấp những phản{nl}đối của người dân trong và ngoài nước. Cuộc hội thảo kết thúc với những{nl}người tham dự hứa hẹn sẽ tiếp tục thực hiện những chương trình tương tự{nl}để vận động và áp lực nhà cầm quyền Cộng sản Việt Nam ngưng khai thác{nl}vụ bauxite tại Tây nguyên.(SBTN){nl}{nl}