BLOGGER SPHINX ÐƯỢC THẢ SAU HƠN 4 NGÀY GIAM GIỮ, THẨM VẤN

@ 4 September 2009 04:19 AM
Tin Hà Nội - Một người từng mặc áo thun có hàng chữ{nl}Hoàng Sa, Trường Sa là của Việt Nam và hàng chữ chống khai thác bauxite{nl}ở Tây nguyên, đã được thả sau hơn 4 ngày giam giữ thẩm vấn gần như liên{nl}tục. Theo một nguồn tin ở Hà Nội, người có bút hiệu Sphinx đã được thả{nl}cho về nhà. Ông đã bị bắt ngày 29 tháng 8 và được thả ra ở cuối ngày 1{nl}tháng 9. Theo nguồn tin, có lúc ông đã bị thẩm vấn liên tục 48 giờ{nl}không được ngủ. Ðây là một cách khủng bố và làm suy kiệt tinh thần của{nl}người bị công an Cộng sản Việt Nam bắt giữ. Ông này trước đây từng có{nl}một vài phát biểu trên Internet về chủ quyền quốc gia cũng như vấn đề{nl}khai thác bauxite ở Tây nguyên nhưng ông không có mở blog riêng. Nguồn{nl}tin trên nói ông đã phải hứa sẽ không mặc những áo có in chữ phản đối{nl}khai thác bauxite ở Tây Nguyên và Hoàng Sa Trường Sa là của Việt Nam.{nl}{nl}{nl}
 
Qua{nl}các tin tức những ngày gần đây, các người bị công an bắt giam kể cả ký{nl}giả ăn lương nhà nước, đều có bài viết, lời nói hay mặc áo có các chữ{nl}xác định chủ quyền biển đảo của Việt Nam tại Hoàng Sa và Trường Sa cũng{nl}như chống khai thác bauxite. Mẫu số chung của những người này là bày tỏ{nl}yêu nước và chống Trung Cộng bá quyền. Ông Sphinx không phải là một{nl}blogger hay người viết báo mạng cá nhân nổi tiếng như ông Bùi Thanh{nl}Hiếu tức blogger Người Buôn Gió hay blogger Ðiếu Cày. Người Buôn Gió bị{nl}bắt từ ngày 27 tháng 8 đến nay không ai nghe thấy tin tức gì, dù là vợ{nl}của nạn nhân. Ông cũng là người từng mặc áo thun có hàng chữ Hoàng Sa,{nl}Trường Sa là của Việt Nam.
 
Một ngày sau khi bắt{nl}Người Buôn Gió, nữ ký giả Ðoan Trang của báo điện tử Tuần Việt Nam đã{nl}bị bắt giam. Tổng biên tập của tờ báo này xác nhận cô Ðoan Trang bị bắt{nl}vì liên quan đến an ninh quốc gia, nhưng chối rằng nữ ký giả này bị bắt{nl}vì các bài cô viết có tính cách nhậy cảm trên Tuần Việt Nam khi đề cập{nl}đến vai trò của Bắc Kinh trong Hội Nghị Geneve cắt đôi Việt Nam năm{nl}1954. Cô cũng viết về khai thác bauxite và viết về chủ quyền các quần{nl}đảo Hoàng Sa Trường Sa. Theo báo điện tử Ðối Thoại, một viên chức cấp{nl}cao về thời sự của Ðài Truyền Hình Việt Nam cũng đã bị bắt là nhà báo{nl}Trần Uy, phó trưởng Ban Thời Sự Ðài Truyền Hình Việt Nam vì từng thực{nl}hiện hàng loạt phóng sự chuyên đề đề cập những vấn đề hiện nay như{nl}khiếu kiện đất đai, hàng Trung Cộng tràn ngập Việt Nam, ô nhiễm môi{nl}trường ở công ty VeDan, vân vân.
 
Hôm qua tổ{nl}chức Phóng Viên Không Biên Giới phổ biến lời tuyên bố lên án chế độ Hà{nl}Nội bắt giam ký giả và người viết báo mạng vì những người này đả kích{nl}chính sách của đảng Cộng sản Việt Nam về vấn đề Bắc Kinh, và cho rằng{nl}quyền tự do phát biểu tại Việt Nam đã bị bóp nghẹt trong những tháng{nl}gần đây do hậu quả từ việc nhà cầm quyền khó chịu với những lời chỉ{nl}trích các vấn đề liên quan đến quan hệ với Trung Cộng. Tổ chức này kêu{nl}gọi Hà Nội trả tự do nhanh chóng cho những người bị bắt vì những lời{nl}phê bình họ đưa ra không gây nguy hại gì cho an ninh quốc gia và lại là{nl}một phần của quyền căn bản về tự do diễn đạt. Việt Nam bị xếp trong{nl}danh sách một trong 12 nước trên thế giới là kẻ thù của Internet, và về{nl}tự do báo chí, Việt Nam xếp hạng gần chót bảng ở hạng 168 trên 173 nước{nl}trên toàn thế giới.(SBTN)
{nl}{nl}