KHAI MẠC HỘI NGHỊ LẦN THỨ 11 BAN CHẤP HÀNH TRUNG ƯƠNG KHÓA 10 CỦA ÐẢNG CỘNG SẢN VIỆT NAM

@ 6 October 2009 03:31 PM
{nl}{nl}{nl}
Tin Hà Nội - Vào sáng nay Hội nghị lần thứ 11 Ban{nl}Chấp hành Trung ương khóa 10 của đảng Cộng sản Việt Nam đã khai mạc{nl}trọng thể tại Hà Nội. Hội nghị sẽ tập trung xem xét các vấn đề để chuẩn{nl}bị cho Ðại hội 11. Trong bài phát biểu với hội nghị, Tổng Bí thư Nông{nl}Ðức Mạnh cũng chỉ đưa ra những lời tuyên bố cũ rích không có gì là mới,{nl}với nội dung là những lời tuyên truyền kêu gọi phát huy tinh thần dân{nl}chủ, suy nghĩ độc lập và sáng tạo, nhưng cũng nhắc nhở các đảng viên là{nl}phải kiên định chủ nghĩa Marx và Lenin cũng như cái gọi là tư tưởng Hồ{nl}Chí Minh, cho dù ai cũng biết là chủ nghĩa Cộng sản đã phá sản.
 
Hội{nl}nghị Trung ương 9 đầu năm nay đã kiểm điểm thực hiện Nghị quyết Ðại hội{nl}lần thứ 10 của Ðảng trong nửa đầu nhiệm kỳ từ năm 2006 đến năm 2008, và{nl}lần này dự trù sẽ bàn về tình hình kinh tế xã hội, ngân sách nhà nước{nl}năm 2009 và dự thảo kế hoạch cho năm 2010. Hội nghị lần thứ 11 Ban Chấp{nl}hành Trung ương Ðảng khóa 10 sẽ kết thúc ngày 10 tháng 10. Nhiều người{nl}đang theo dõi tình hình xem có những dấu hiệu gì về vấn đề thay đổi{nl}nhân sự trong đảng, mà đại hội đảng vào tháng 11 năm 2011 sẽ là thời{nl}gian khi chức vụ Tổng Bí thư sẽ được thay thế. Những quan sát viên cho{nl}rằng hiện nay đang có 3 người muốn giành nhau chức vụ này là Thủ tướng{nl}Cộng sản Việt Nam Nguyễn Tấn Dũng, Thường trực Ban bí thư Trương Tấn{nl}Sang, và Trưởng ban Tổ chức Trung ương Hồ Ðức Việt.
 
Nguyễn{nl}Tấn Dũng hiện đang nắm chức vụ Thủ tướng là chức vụ quan trọng thứ hai{nl}của đất nước sau Tổng bí thư, nhưng bị cho rằng không có thực tài, và{nl}đang bị nhiều dư luận về gia đình giàu có nứt đố đổ vách của con gái và{nl}của em trai. Vây cánh của nhân vật này cũng nhiều, nhưng đa số là giới{nl}kinh doanh. Nguyễn Tấn Dũng đã từng làm Thứ trưởng Bộ Công an nhưng chỉ{nl}hơn 1 năm, và đương sự cũng không có nhiều thủ đoạn để kéo bè cánh, nên{nl}đàn em trong ngành công an đầy quyền lực cũng không nhiều. Phe cánh của{nl}Dũng là Nguyễn Chí Vịnh, Tổng cục trưởng Tổng cục 2. Trong Bộ chính{nl}trị, Dũng cũng bị nhiều người ghét. Nông Ðức Mạnh thù ông Dũng vụ PMU18{nl}vì định làm vụ PMU18 để đánh họ Nông vì con rể của Mạnh làm việc ở đó.
 
Phạm{nl}Gia Khiêm, Bộ trưởng Ngoại giao, và Nguyễn Sinh Hùng, Phó thủ tướng{nl}Thường trực cũng ghét Nguyễn Tấn Dũng vì muốn đẩy 2 người này sang Quốc{nl}Hội, để thay Nguyễn Thiện Nhân làm Ngoại trưởng và Hoàng Trung Hải vào{nl}thay Nguyễn Sinh Hùng. Âm mưu này của Dũng đã thất bại thảm hại, Nguyễn{nl}Thiện Nhân không vào được Bộ chính trị, mà là Tô Huy Rứa là vây cánh{nl}của Hồ Ðức Việt. Cái mạnh của ông Trương Tấn Sang là chức Thường trực{nl}Tổng bí thư giống như chức Phó Tổng bí thư. Cái yếu của Sang là ông ấy{nl}không có sự ủng hộ trong Ðảng, từng có nhiều mâu thuẫn với Chủ tịch{nl}nước Nguyễn Minh Triết, khi còn làm Bí thư Saigon.
 
Với{nl}ông Hồ Ðức Việt, chức Trưởng Ban tổ chức Trung ương ngày nay không còn{nl}quyền lực như trước nữa. Ông Việt có thuận lợi là người miền Bắc và là{nl}con ông Hồ Tùng Mậu, nhà cách mạng lão thành cùng thời với Hồ Chí Minh.{nl}Cuộc cạnh tranh giữa 3 nhân vật này đang rất sôi nổi, và chắc chắn sẽ{nl}có nhiều màn bôi bẩn nhau để hạ uy tín của nhau trong những ngày{nl}tới.(SBTN)
{nl}{nl}