LỤT QUẢNG NAM ÐÀ NẴNG DO ÐÂU ?

@ 8 October 2009 03:29 AM
{nl}

Anh em Hướng Ðạo Sinh hay tin cơn bão số 9 gây nhiều thiệt hại ở Miền Trung đã có một chuyến khảo sát nắm bắt tình hình để lên phương án cứu trợ phù hợp.

Sau đây là trích tường trình của một Huynh Trưởng Hướng Ðạo

Ngày 5/10/2009

Chào các Trưởng, chào các bạn,

Ngày 3/10/2009 tôi đã lên đường ra Ðà Nẵng vào chuyến bay đầu tiên trong ngày lúc 6 giờ sáng, và đã đến Ðà Nẵng lúc 7 giờ sáng.

Trên đường bay, qua cửa sổ, tôi nhìn thấy mây dày đặc từ Saigon qua Pleiku. Thật bất ngờ, khi từ loa thông báo hạ độ cao máy bay sắp đến Ðà Nẵng, tôi vội liếc đồng hồ nhìn thấy còn 15 phút nữa mới đến, thì trời không còn mây nữa. Mừng rỡ tôi vội lấy máy ảnh ra, hy vọng sẽ chụp một biển nước khổng lồ tràn ngập vùng DUY XUYÊN, CẨM LỆ, cũng như CỬA ÐẠI HỘI AN, nhưng tôi hòan tòan thất vọng khi từ độ cao 3000 mét máy bay đảo một vòng lượn ra CỬA ÐẠI HỘI AN để hiệu chỉnh đường bay trước khi đáp xuống, XIN THƯA VỚI CÁC BẠN LÀ KHÔNG CÒN MỘT GIỌT NƯỚC NÀO NGẬP TRÊN ÐƯỜNG CỦA LÀNG XÃ, hay mảnh ruộng nào. Tôi ngạc nhiên cao độ đến sửng sốt. Sau khi ra xe tôi về làm việc tại công ty, tôi mới biết là cơn bão năm nay, tâm bão thổi vào DUNG QUẤT giáp ranh giữa Quảng Nam và Quảng Ngãi, nên nơi bị thiệt hại nhiều là Huyện đảo Lý Sơn, huyện BÌNH SƠN đều thuộc Quảng Ngãi. Còn như các bạn thấy nước ngập mênh mông là vì sao? Tại sao báo chí đăng những hình ảnh tòan là HUẾ, Ðã Nẵng, HỘI AN ? Tất cả những điều đó khiến tôi băn khoăn trong dầu, do vậy khi làm việc xong lúc 10 giờ sáng tôi vội vã lên đường tìm hiểu.

Tôi hẹn bốn Trưởng nữa cùng đi. Trên đường đi dọc theo bờ biển Ðiện Ngọc, tôi nhận thấy một số tường bao che giành đất của các chủ đầu tư một vài đọan bị sụp đổ, còn hầu như các khu resort vẫn bình thường. Cây cối trồng bị ngã nhiều, đa phần là các cây CAU cây DỪA do bứng từ các nơi khác về trồng chưa kịp cho bộ rễ ăn sâu vào đất nên bị ngã. Ðặc biệt trong thành phố Ðà Nẵng, cây bị ngã nhiều đó là cây hoa sữa, do có bộ rễ không lan tỏa rộng nên ngã đổ nhiều. Cây bị gãy cành nhiều nhất vẫn là cây bàng. Sau 20 phút đi đường thì đến Hội An. Tôi đi cả thành phố không còn thấy nước ngập ở đâu? ngoại trừ một số nhà dọc con sông HÒAI, gần chùa CẦU còn in dấu nước ngập khỏang một mét nước. Tất cả dân chúng đã mua bán trở lại bình thường. Tôi và các trưởng cùng đi đến nhà một trưởng nữa. Từ nhà trưởng này đến bờ sông khỏang 100 mét, tôi không thấy dấu tích nước ngập, tôi hỏi thì trưởng địa phương cho biết nước chỉ ngập đến thềm nhà, và vui vẻ cho biết năm nào nước cũng ngập ở HỘI AN và chỉ ngập ở những vùng thấp và ven sông, do vậy mọi việc coi như bình thường. Anh em hướng đạo ở Hội An không ai thiệt hại gì. Trên đường từ Hội An đi DUY XUYÊN TRÀ KIỆU, một điều tôi bất ngờ là những nhà 3 tầng mái ngói đa số là khách sạn có cái bị tốc ngói 100%, ngòai sân thì phơi đầy ghế salon và nệm vì trời đang nắng gắt. Tôi nhìn những nhà chung quanh của những người bình thường thì chỉ thấy ngấn nước ngập 1,5 mét, rác rưởi còn vướng trên hàng rào. Và một điều ngạc nhiên nữa là những chòi lá dừa trong các sân khách sạn dù rất đơn sơ nhưng không bị tốc mái hay ngã đổ. Nhiều nhà người dân chung quanh cũng vậy. Tôi không hiểu tại sao như vậy? Còn những chuồng heo chuồng bò, nhà bếp làm đơn giản gọi là nhà vá nhà đắp thì đương nhiên bị sập đổ là lẽ thường tình.

Một Trưởng đề nghị ghé lại CẦU M�"NG ăn trưa vì 12 giờ rồi. 8 anh em ghé vào quán gọi 2 đĩa đặc sản bê thui và 8 tô bún nước lèo ăn tốc hành. 20 phút sau lên đường thẳng TRÀ KIỆU. Ðường đi Trà Kiệu là đường vào danh lam MỸ SƠN nên đường tráng nhựa chạy bon bon. Dấu tích nước ngập khỏang 1,5 mét còn hằn rõ trên tường. Tôi muốn đi tìm nơi nước ngập tới mái nàh nhưng cũng không tìm ra được. Giữa trời nắng đi lang thang tìm nhà ngập, mấy cô gái Trà Kiệu buông lời chọc ghẹo phải chi anh ra sớm hơn 2 ngày thì nước chỗ em đang đứng là tới RÚN, còn nước ngập tới mái nhà thì phải vào trong đồng ven sông. Thì ra vậy. Tôi vội đưa máy ảnh lên chụp hình thì mấy cô nói anh mà CHỤP B�"NG thì em theo anh ngay khiến tôi nhớ đến bà xã ở nhà và vui cười khổ lắm mấy o ơi.

(Dưới đây mới là vấn đề …)

Sau khi vội vàng thăm hỏi thì người dân mới cho biết nước ngập nhanh bất ngờ là do nước ở đập thủy điện A VƯƠNG trên vùng cao Ðông Giang tích trữ đến 300 triệu mét khối vào những ngày trước bão mà không chịu xả bớt. Mãi cho đến ngày 29/9/2009 khi thấy bão thổi đến mới vội vàng xin phép xả 14 triệu mét khối nếu không thì vỡ đập. Sau khi xin phép, không phải họ đã xả 14 triệu khối mà là 150 triệu khối cùng lúc với mưa bão! Hai nguồn nước vừa mưa bão vừa xả đập cùng lúc như vậy thì dân hạ lưu Trà Kiệu, Duy Xuyên, Hội An lãnh đủ là lẽ đương nhiên. Thiên tai chưa đủ lại còn "thủy hại" nữa, dân chỉ biết kêu trời không thấu. Nước ngập 2 ngày và rút cạn vào ngày 1/10.

16 giờ chiều, tôi lên xe ra về cùng với đòan. Trên đường về nhìn hai bên đường sinh họat vẫn bình thường, về đến thành phố Ðà Nẵng cũng vậy, người đi lại mua bán tấp nập như không có việc gì xảy ra, NHƯNG ÍT NGƯỜI ÐI VÀO VÙNG SÂU VÙNG TRŨNG để thấy dân nghèo phải chịu thiên tai và sự vô trách nhiệm của những người xả đập nước gây ra ngập lụt đột xuất cho người dân. Họ chỉ nói rằng nếu không xả nước BỂ ÐẬP 300 triệu mét khối nước tràn ra một lượt thì xóa sổ Hội An, hậu quả còn lớn hơn nữa, thôi đành chọn phương án xả 150 triệu khối. NHƯNG NGƯỜI DÂN NÓI LÀM THỦY ÐIỆN BIẾT TRỮ NƯỚC THÌ CŨNG PHẢI BIẾT XẢ NƯỚC LÚC NÀO KHÔNG GÂY THIỆT HẠI CHO DÂN. Và ông THỦY ÐIỆN PHÁT BIỂU : lâu nay khí tượng thủy văn đóan sai thời tiết nếu lỡ xả nước mà trời không mưa thì lấy đâu ra nước mà chạy máy. CUỐI CÙNG LÀ TẠI ÔNG TRỜI HẾT. Tôi xin chấm dứt tại đây! Sic

Gau Da Thien

(source: http://www.dcctvn.net/news.php?id=5456 - Dòng Chúa Cứu Thế)