Ðức Ðạt-Lai Lạt-Ma gặp Dân biểu Cao Quang Ánh và khen ngợi Cộng Ðồng Việt Tị Nạn

@ 12 October 2009 06:16 AM

{nl}
{nl} {nl}
{nl}WASHINGTON DC - Ngày 10 tháng 10, 2009 - Tại buổi ăn trưa ngày hôm qua{nl}với anh bạn hiện làm Giám Ðốc Ðiều Hành của Uỷ Ban Nhân Quyền Tom{nl}Lantos của Quốc Hội Hoa Kỳ, tôi tình cờ được anh kể về lời khen ngợi{nl}của Ðức Ðạt-Lai Lạt-Mạ dành cho cộng đồng Việt tị nạn và lời khuyên của{nl}ngài cho dân tộc Việt Nam.

DB Cao Quang Ánh gặp Ðức Ðạt-Lai Lạt-Ma (ảnh Quốc Hội Hoa Kỳ)
Anh{nl}cho biết lời khen này được chuyển đến Dân Biểu Cao Quang Ánh tại buổi{nl}đón tiếp ngày 6 tháng 10 ở Hoa Thịnh Ðốn với Uỷ Ban Nhân Quyền Tom{nl}Lantos.

“Người Việt tị nạn chịu khó hợp quần với nhau, chịu khó{nl}học hỏi để thăng tiến trong xã hội mới mà vẫn duy trì được nền văn hoá{nl}truyền thống của mình. Ðó là tấm gương mà người Tây Tạng ở hải ngoại{nl}cần noi theo,” Ðức Ðat-Lai Lạt-Ma nói, theo lời anh bạn này kể lại.

Tò mò, tôi hỏi thăm DB Cao Quang Ánh thì được biết thêm là sau lời khen ngợi, Ðức Ðạt-Lai Lạt-Ma nhắn nhủ DB Ánh:

“Ông{nl}cần dõng dạc lên tiếng cho cộng đồng của Ông ở cấp quốc gia và quốc tế{nl}không chỉ như một vị dân biểu Mỹ mà là một vị dân biểu Mỹ gốc Việt.”

Tại{nl}buổi tiếp xúc trang trọng và đầy xúc cảm ấy, DB Ánh kể lại chính cuộc{nl}đời tị nạn của mình và những nỗ lực của Ông tại Quốc Hội nhằm tranh đấu{nl}cho tự do tôn giáo ở Việt Nam. Cũng giống như Ðức Ða Lai Lạt Ma, DB Ánh{nl}phải rời bỏ quê hương, một đất nước nằm dưới chế độ cộng sản, nơi mà tự{nl}do tôn giáo và quyền làm người bị chà đạp hàng ngày. DB Ánh nêu lên{nl}tình trạng ở Thái Hà, Tam Toà, Bát Nhã, và những vị phạm khác nữa về tự{nl}do tôn giáo ở Việt Nam.

Ðức Ðạt-Lai Lạt-Ma khuyên nhủ cộng đồng{nl}Việt tị nạn, qua DB Ánh, đừng nản chí, đừng bỏ cuộc: “dù đang có nhiều{nl}khó khăn, tự do sẽ đến.”

Sau đó Ðức Ðạt-Lai Lạt-Ma nói về sự{nl}quan trọng của tính đa dạng văn hoá nhằm tạo nên một xã hội dung dị và{nl}nhân đạo và choàng cho DB Ánh tấm khăn choàng Tây Tạng làm kỷ niệm.

Trước{nl}đó, Uỷ Ban Nhân Quyền Tom Lantos đã trao cho Ðức Ðạt-Lai Lạt-Ma giải{nl}thưởng Nhân Quyền Tom Lantos, một giải thưởng cao quý. Tại buổi trao{nl}giải thưởng có bà quả phụ Annette Lantos, vợ của DB Tom Lantos. Cùng{nl}tham dự còn có nữ Dân Biểu Nancy Pelosi, Chủ Tịch Hạ Viện; Dân Biểu{nl}Howard Berman, Chủ Tịch Uỷ Ban Nhân Quyền Tom Lantos; Thượng Nghị Sĩ{nl}John McCain; và nhiều thành viên của Quốc Hội.

Ðiều trùng hợp{nl}hi hữu là chính DB Lantos cũng là một người tị nạn cộng sản đến từ Hung{nl}Gia Lợi. Khi sinh tiền, DB Lantos là một trong những kiện tướng cho{nl}nhân quyền ở Quốc Hội Hoa Kỳ.

Cuộc đón tiếp vị lãnh đạo Phật{nl}Giáo Tây Tạng nói lên mối quan tâm của Quốc Hội Hoa Kỳ về tình hình ở{nl}Tây Tạng và sự yểm trợ của dân tộc Hoa Kỳ dành cho nguyện vọng tự chủ{nl}của dân tộc Tây Tạng. Ðáng tiếc là chính Tổng Thống Obama, vì áp lực{nl}của Trung Cộng, đã không đón tiếp Ðức Ða Lai Lạt Ma.

Hoá ra, do{nl}tình cờ mà tôi biết được là Ðức Ðạt-Lai Lạt-Ma có quan tâm và theo dõi{nl}cuộc đấu tranh của cộng đồng Việt tị nạn cho nền tự do tôn giáo ở quê{nl}nhà. Tôi muốn chia sẻ điều này với mọi người Việt trên thế giới và ở{nl}Việt Nam trong hoàn cảnh của cuộc đàn áp tôn giáo ngày càng leo thang ở{nl}trong nước.

Ts. Nguyễn Ðình Thắng{nl}

(source: www.vietnamexodus.org)

{nl}
{nl}

{nl}
{nl}{nl}