THÂN NHÂN 7 NHÀ DÂN CHỦ CHỐNG LUẬT LỆ TÙY TIỆN Ở VIỆT NAM

@ 20 October 2009 08:32 PM
Tin Hà Nội - Thân nhân của 7 trong số 9 người đấu tranh dân chủ{nl}mới bị bỏ tù hồi hơn tuần trước vừa gửi đơn thư cầu cứu với Liên Hiệp{nl}Quốc và các nguyên thủ thế giới, yêu cầu họ can thiệp để trả tự do cho{nl}chồng của họ và chống lại nền luật pháp mà họ gọi là tùy tiện ở Việt{nl}Nam. Bức thư viết thân nhân của họ đã bị bắt giam từ tháng 9 năm 2008,{nl}chỉ vì họ đã lên tiếng kêu gọi bảo vệ toàn vẹn lãnh thổ, lãnh hải và{nl}hải đảo cho Việt Nam, tố cáo tham nhũng và đòi tự do, dân chủ, nhân{nl}quyền. Bức thư của 6 bà là vợ của nhà văn Nguyễn Xuân Nghĩa, nhà giáo{nl}Vũ Hùng, ky? sư Phạm Văn Trội, ông Nguyễn Văn Tính, ông Nguyễn Văn Túc,{nl}ông Nguyễn Kim Nhàn, và ông Ngô Quyền, anh của sinh viên Ngô Quỳnh đề{nl}ngày 15 tháng 10 gởi ông Tổng thư ký Liên Hiệp Quốc và nguyên thủ các{nl}quốc gia tự do và các tổ chức bảo vệ nhân quyền quốc tế, viết những{nl}người này bị đưa ra tòa xét xử với tội danh tuyên truyền chống lại chế{nl}độ theo điều 88 của luật hình sự Việt Nam và đã bị kết án một cách nặng{nl}nề.
 
Bức thư nói một số đại diện ngoại giao{nl}đoàn và báo chí quốc tế đã nhìn thấy tận mắt sự bắt bớ, áp dụng luật{nl}pháp tùy tiện của nhà cầm quyền Cộng sản Việt Nam, cho thấy tính chất{nl}phi nhân bản của chế độ giam giữ và xét xử tại Việt Nam như khi thân{nl}nhân của họ bị giam giữ, họ không được gặp mặt hay thăm nuôi, hoặc cấm{nl}gặp như trường hợp các ông Vũ Hùng, Nguyễn Văn Tính.
 
Rồi{nl}khi bị đưa ra tòa mặc dù các phiên tòa đều nói là xử công khai, mở rộng{nl}cho mọi người đến tham dự, nhưng tại Hà Nội, trong các phiên xử hai ông{nl}Vũ Hùng và Phạm Văn Trội chỉ có 2 người thân được tham dự. Tại Hải{nl}Phòng, phiên tòa xử 6 người, nhưng mỗi người chỉ có một người thân được{nl}vào. Tuy nhiên trong phòng xử án thì đầy ấp người mà ai cũng biết đó là{nl}những công an mặc thường phục giả dạng. Trong khi đó ở bên ngoài, cả{nl}trăm thân nhân, bạn hữu, người quan tâm chẳng những không được vào, mà{nl}còn bị công an xua đuổi, đe dọa. Những lý do được đưa ra trong các{nl}phiên tòa này để buộc tội thân nhân của họ mang tính tùy tiện, không{nl}qui định trong luật pháp Việt Namọ. Bức thư liệt kê lại cho thấy những{nl}chứng cứ như các biểu ngữ tuyên nhận Hoàng Sa, Trường Sa là của Việt{nl}Nam, vận động toàn dân chống tham nhũng và yêu cầu Việt Nam được đa{nl}nguyên, đa đảng.
 
Các bài viết phổ biến trên{nl}Internet tố cáo tham nhũng, đòi công lý cho những người bị hành hung{nl}trái phép mà cơ quan an ninh nhà nước Việt Nam không hề can thiệp nhằm{nl}bảo vệ an ninh cho nạn nhân và lại có những thái độ bao che một cách{nl}bất công. Thông lệ quốc tế không thể dùng những chứng cứ đầy lòng ái{nl}quốc và bảo vệ công ích để khép tội, nếu không muốn nói là phải ca{nl}ngợi. Trái lại chế độ Hà Nội lại coi đó là tuyên truyền chống nhà nước{nl}để bỏ tù. Bức thư khẩn khoản kêu gọi Liên Hiệp Quốc và các vị nguyên{nl}thủ quốc gia lên tiếng trực tiếp để yêu cầu Việt Nam tôn trọng nhân{nl}quyền, chấm dứt chế độ tòa án tùy tiện và trả tự do tức khắc cho thân{nl}nhân của những người này.(SBTN)
{nl}{nl}