LIÊN HIỆP ÂU CHÂU HOÃN ÁP THUẾ CHỐNG PHÁ GIÁ GIÀY DA TỪ VIỆT NAM VÀ TRUNG CỘNG

@ 6 November 2009 06:31 AM
Tin{nl}Brussels - Liên hiệp Châu Âu trì hoãn quyết định về áp thuế chống phá{nl}giá giày da nhập cảng từ Việt Nam và Trung Cộng. Theo đó tất cả các{nl}nước thành viên khu vực Bắc Âu đồng ý rằng nên bãi bỏ thuế chống phá{nl}giá đối với sản phẩm da giày từ hai nhà xuất cảng từ Á Châu, trong khi{nl}các nước ở Nam Âu thì đề nghị nên tiếp tục áp dụng loại thuế này. Vì{nl}vậy kết quả cuối cùng về việc có áp thuế chống phá giá hay không đối{nl}với giày xuất cảng của Việt Nam và Trung Cộng giờ đây phụ thuộc vào ý{nl}kiến của các quốc gia thành viên ở khu vực Trung và Ðông Âu. Theo kế{nl}hoạch, quy định thuế chống phá giá đối với giày nhập cảng từ Việt Nam{nl}và Trung Cộng lẽ ra đã chấm dứt vào năm ngoái, nhưng cuối cùng sau các{nl}cuộc bàn bạc giữa EU, quy định này được gia hạn thêm một năm nữa.

Tờ{nl}De Standaard của Bỉ dự đoán có thể điều này sẽ lập lại trong năm nay.{nl}Báo này trích dẫn một văn kiện của Hội đồng Châu Âu nói các nhà sản{nl}xuất giày của Châu Âu sẽ bị ảnh hưởng trong thời gian ngắn và trung{nl}hạn, nếu bãi bỏ thuế chống phá giá đối với giày da nhập từ Việt Nam và{nl}Trung Cộng. Ðó cũng là lý do mà họ được gia hạn thêm thời gian để tiến{nl}hành các sự điều chỉnh thích hợp. Vẫn theo nguồn tin này, các nước ủng{nl}hộ việc tiếp tục áp thuế là Ý, Tây Ban Nha, và Bồ Ðào Nha. Bản tin cho{nl}biết trong số các nước phản đối có Hoà Lan, Thụy Ðiển, Anh, Luxembourg,{nl}Ðan Mạch, Phần Lan, và Ireland. Hoà Lan viện dẫn lý do là vì biện pháp{nl}này giới hạn sự chọn lựa của giới tiêu dùng, đẩy giá thành giày da, dẫn{nl}tới hậu quả làm mất công ăn việc làm của nhiều người.

Chính phủ{nl}Ðức cũng mạnh mẽ phản đối việc áp thuế chống phá giá, một mặt vì nước{nl}này không có ngành công nghiệp da giày, mặt khác là vì hầu hết các nhà{nl}bán lẻ và các nhãn hiệu giày quan trọng nhất như Adidas và Puma đều{nl}nhập sản phẩm từ Châu Á. Tuy nhiên số phận của mức thuế này sẽ không do{nl}bên chống hay bên thuận quyết định, mà tùy thuộc lá phiếu của các nước{nl}không có quan điểm rõ ràng trong cuộc tranh cãi như Áo, Slovenia,{nl}Malta, Cyprus, Pháp và một số nước Ðông Âu.(SBTN){nl}{nl}{nl}