GẦN 120 NGƯỜI CHẾT, MẤT TÍCH DO BÃO LỤT TẠI VIỆT NAM

@ 6 November 2009 06:35 AM
Tin tổng hợp - Con số người chết, mất tích và bị thương không{nl}ngừng tăng lên, hiện đã có tới 98 người chết vì bão số 11. Trong số 98{nl}người chết, Bình Ðịnh có 13 người, Khánh Hoà 12, Gia Lai 3, Ninh Thuận{nl}1 người. Phú Yên chịu thiệt hại nặng nề nhất về người với 69 người{nl}chết. Tính tới thời điểm hiện tại đã có 20 người mất tích, trong đó{nl}Bình Ðịnh có 3 người, Phú Yên 16, Khánh Hoà 1 người. Tổng số người bị{nl}thương là 66 người, trong đó Quảng Ngãi 4 người, Bình Ðịnh 15, Phú Yên{nl}20, Khánh Hoà 9, Ðắc Lắc 18. Những thiệt hại về nhà cửa, nông nghiệp,{nl}thủy sản, giao thông cũng tiếp tục gia tăng. Ðã có 1133 nhà bị sập,{nl}trôi, tốc mái, hư hỏng 15,283 nhà, ngập 43,715 nhà, 489 phòng học, 106{nl}trạm xá, trụ sở xã bị ngập và hư hỏng. Nông nghiệp cũng bị thiệt hại{nl}nặng khi có 10,335 ha lúa bị ngập đổ, 6.187 ha hoa màu các loại bị ngập{nl}và hư hại, 913 ha ao nuôi tôm bị vỡ. Về thủy lợi vỡ và hư hỏng 121 công{nl}trình nhỏ, đập tạm, trôi và hư hỏng 27,073 thước đê kè, kênh mương,{nl}khối lượng đất đá sạt lở, bồi lấp 20 ngàn thước khối. Ðó là chưa kể hư{nl}hải về giao thông, hệ thống điện gãy đổ. Ðến sáng hôm nay đường sắt Bắc{nl}Nam còn bị tê liệt tại một số đoạn từ ga Tuy Hòa đi ga Diêu Trì, nhiều{nl}đường tỉnh lộ vẫn bị ách tắc giao thông, đặc biệt tại Bình Ðịnh, Phú{nl}Yên. Hiện nay nhiều nơi còn bị ngập lụt, chia cắt, hệ thống điện, thông{nl}tin liên lạc bị gián đoạn nên chưa có thống kê đầy đủ. Ðây chỉ mới là{nl}báo cáo sơ khởi ban đầu từ các địa phương gửi về.
 
Về{nl}tình hình lũ lụt, mực nước trên tất cả các sông ở miền Trung và Nam Tây{nl}Nguyên đã đạt đỉnh và đang xuống. Mực nước ở hầu hết các triền sông đã{nl}xuống mức báo động 1 hoặc 2, riêng sông Kôn ở Bình Ðịnh, sông Ba ở Phú{nl}Yên và Gia Lai còn ở mức báo động 3. Dự báo lũ lụt trên các sông từ{nl}Thừa Thiên Huế đến Khánh Hòa và Gia Lai tiếp tục xuống, đến tối mực{nl}nước hạ lưu sông Ba và sông Kôn xuống mức báo động 2, các sông ở Thừa{nl}Thiên Huế, Quảng Ngãi, Quảng Nam, Khánh Hòa vẫn còn ở mức cao. Người{nl}dân ở các tỉnh Quảng Ngãi, Bình Ðịnh, Phú Yên, Khánh Hoà, Gia Lai đã{nl}tập trung cứu cấp. Nhà nước cũng cử bộ đội đến giúp dân nhưng một cách{nl}hời hợt và cầm chừng, cả tỉnh Quảng Ngãi chỉ có 4 ca nô và 4 xuồng để{nl}đi cứu người lâm hạn. Toàn tỉnh đã phải di tản 4500 người ra khỏi vùng{nl}nguy hiểm.
 
Tỉnh Bình Ðịnh đã được tăng cường{nl}lực lượng nhiều hơn, nhưng cũng chỉ có 2 chiếc trực thăng chở mì gói đi{nl}phân phối ở một số khu vực bị cô lập, di dời được 3000 dân trong các{nl}vùng ngập sâu lên các vùng cao. Hiện vẫn còn một số vùng ngập sâu và bị{nl}cô lập như xã Phước Thuận, Phước Hòa, Phước Thắng huyện Tuy Phước,{nl}phường Trần Quang Diệu thành phố Quy Nhơn, xã An Hòa huyện An Nhơn đã{nl}ngập 2 ngày qua mà không hề thấy ai đến giúp. Toàn tỉnh đã di tản 16{nl}ngàn người ra khỏi các khu vực nguy hiểm. Tại Khánh Hòa, toàn tỉnh đã{nl}di tản hơn 10,000 người. Trong khi đó, tỉnh Ninh Thuận cũng di tản gần{nl}5000 người. Tỉnh Gia Lai bộ đội cũng chỉ đưa được 6 ca-nô đến tiếp giúp{nl}những người bị ngập thuộc 5 huyện phía đông nam của tỉnh.(SBTN)
{nl}{nl}