VIỆT NAM TỔ CHỨC HỘI NGHỊ QUỐC TẾ VỀ BIỂN ÐÔNG

@ 28 November 2009 07:47 AM
Tin Hà Nội - Tiếp tục theo dõi hội nghị quốc tế về biển đông đang diễn ra tại Việt Nam, Hà Nội đã lần đầu tiên tổ chức hội nghị về chủ đề này với hơn 50 học giả và nhà nghiên cứu từ 19 quốc gia tham dự. Việc các nước đang tranh chấp chủ quyền tại vùng biển Hoàng Sa Trường Sa là đề tài được nhiều người quan tâm, và trong phát biểu mở đầu cuộc họp, Giám đốc học viện Ngoại giao của Cộng sản Việt Nam tuyên bố những tranh chấp chủ quyền không hề thuyên giam, ngược lại những diễn biến gần đây nhất là các hành động khẳng định chủ quyền về mặt pháp lý, kèm theo các hành vi đơn phương nhằm tăng cường sự kiểm soát các đảo, tranh chấp nguồn năng lượng và tài nguyên đã làm cho tình hình thêm phức tạp.

Trung cộng, Việt Nam và Mã Lai vào giữa năm nay đã nộp lên Liên Hiệp Quốc các bản báo cáo về thềm lục địa mở rộng. Việt Nam và Trung cộng cũng đưa ra một số quyết định về thành lập các đơn vị hành chính, gây tranh cãi giữa hai bên. Trong khi đó các nước trong khu vực bày tỏ quan ngại trước sự gia tăng hoạt động quân sự với độ mạnh mà nhiều người đánh giá là chưa từng thấy của Trung cộng tại biển Ðông, nơi được cho là có nhiều dầu khí và tài nguyên thiên nhên. Tham gia hội nghị lần này có 6 chuyên gia và học giả Trung cộng, với các bài tham luận vè an ninh hàng hải và hợp tác về an ninh. Giáo sư Lý Quốc Cường, Phó Giám đốc Trung tâm Nghiên cứu Sử địa Biên giới thuộc viện Khoa học Xã hội Trung cộng, nói họ muốn thông qua những nghiên cứu giữa các học giả và các quốc gia khác để tìm cách hòa giải bất đồng giữa các nước tại biển Ðông.

Giáo sư Lý cũng cho rằng muốn đạt được an ninh biển đông, các nước phải nỗ lực xây dựng lòng tin với nhau. Trung cộng từ trước tới nay vẫn duy trì quan điểm giải quyết tranh chấp biển đông thông qua đàm phán song phương với các nước liên quan. Giáo sư Lý cũng khẳng dịnh cuộc hội thảo lần này chỉ mang ý nghĩa học thuật, và không trông đợi một giải pháp thực sự nào. Ông cho rằng việc đạt một quy tắc ứng xử tại biển đông đòi hỏi một quá trình thương lượng lâu dài, cho dù Trung cộng và các nước đều mong muốn tìm cách tháo gỡ những bất đồng. Giáo sư Lý nhận định khả năng xung đột võ trang tại biển đông trong thời đại hiện nay không thể có, nếu có thì chỉ là những va chạm nho nhỏ.

Trong thời gian qua, người Việt nhiều lần lên tiếng phản đối Trung cộng có hành xử thô bạo với ngư dân Việt Nam. Cho dù nhà cầm quyền Cộng sản Việt Nam hèn nhát im lặng, nhưng dư luận đã cáo buộc ngư dân Quảng Ngãi khi tránh bão bị lính Trung cộng nổ súng xua đuổi. Người dân trong nước đang đòi hỏi nhà nước phải có thái độ mạnh bạo và cứng rắn hơn trong quan hệ với Bắc Kinh, nhưng cho đến nay các lãnh tụ Cộng sản Việt Nam vẫn khiếp nhược hèn nhát không dám lên tiếng. Những quan sát viên cho rằng Hà Nội tổ chức hội nghị như vậy nhằm xoa dịu những phản ứng bất lợi từ dư luận trong nước, và các cán bộ trong ban tổ chức tuyên bố sẽ tiếp tục có các cuộc hội thảo tiếp theo trong tương lai.(SBTN) {nl}{nl}