Giáo hoàng Học viện - sự biến mất của một biểu tượng giáo dục Công giáo

@ 15 December 2009 03:12 PM
{nl}

§ Khánh An

{nl}

RFA 12/12/2009 -- Giáo Hoàng Học Viện Thánh Piô X{nl}tại Ðà Lạt bị biến thành công viên là một sự kiện, có thể nói, cộng{nl}thêm vào những mối quan ngại về các chính sách hiện nay của Chính phủ{nl}Việt Nam đối với vấn đề tài sản, đất đai Tôn giáo.

{nl}{nl}

Ðối với nhiều người, khi Giáo Hoàng Học Viện Ðà Lạt mất đi chắc chắn{nl}sẽ gây ra những hụt hẫng, tiếc nuối về một “biểu tượng giáo dục” đắt{nl}giá của Giáo Hội Công Giáo Việt Nam.

{nl}

Ngày 26/11 vừa qua, Giám Mục Nguyễn Văn Nhơn, Chủ tịch Hội đồng Giám{nl}Mục Việt Nam, đã lên tiếng kêu gọi Nhà Nước Việt dừng kế họach thi công{nl}công viên trên một phần đất của Giáo Hoàng Học Viện Ðà Lạt.

{nl}

Ðây là một cơ sở đào tạo tu sĩ hàng đầu của Giáo Hội Công Giáo Việt{nl}Nam trước năm 1975. Sau năm 1975, cơ sở này phải ngưng họat động và{nl}giao cho Nhà Nước quản lý.

{nl}

Lịch sử ghi nhận

{nl}

Trả lời phỏng vấn trên website của Hội đồng Giám Mục Việt Nam, Giám{nl}Mục Nguyễn Văn Nhơn cho biết mảnh đất này đã được cấp quyền sở hữu vĩnh{nl}viễn cho Tòa Khâm Mạng Tòa Thánh Vatican tại Việt Nam vào ngày{nl}21/9/1964. Từ cuối năm 1993, Hội Ðồng Giám Mục Việt Nam bắt đầu có kiến{nl}nghị và từ đó nhiều lần đề nghị Nhà Nước Việt Nam trao lại cơ sở Giáo{nl}Hoàng Học Viện cho Giáo Hội. Thế nhưng không có sự phản hồi từ phía cơ{nl}quan chức năng.

{nl}

Gần đây, chính quyền Lâm Ðồng bắt đầu cho thi công một phần diện{nl}tích Giáo Hoàng Học Viện để làm công viên văn hóa. Linh mục Phạm Bá{nl}Lãm, một cựu chủng sinh của Giáo Hoàng Học Viện, cho biết:

{nl}

"Chuyện này không phải là mới mà từ lâu rồi. Họ vẫn có ý định{nl}làm một hoa viên. Trong khi đó, Ðức Cha Nhơn cũng như chúng tôi mong{nl}muốn họ đình lại để chúng tôi có thể thu xếp, sắp xếp thế nào. Mà nghe{nl}nói họ vẫn tiếp tục tiến hành cho ủi đất để làm một đường đi vào phía{nl}sau của Giáo Hoàng Học Viện, sau lưng Tòa nhà có một cái sân lớn, để{nl}làm hoa viên.

{nl}

Ðức Cha Nhơn cũng đã trả lời rồi và đã yêu cầu mấy lần xin đình{nl}lại để Ðức Cha Nhơn sẽ có kiến nghị đối với Chủ tịch Nước và Thủ Tướng.{nl}Hy vọng rằng cấp trên sẽ có các chỉ thị, chủ trương rõ ràng hơn. Chúng{nl}tôi cũng đang đợi chờ thôi, còn địa phương thì họ cứ tiến hành làm, có{nl}khi họ ngưng, có khi họ làm. Chúng tôi cũng chẳng biết là như thế nào{nl}cả."

{nl}

Trong gần 20 năm hoạt động, bắt đầu từ năm 1958, Giáo Hoàng Học Viện{nl}đã thực sự trở thành một trung tâm đào tạo linh mục, tu sĩ hàng đầu của{nl}Việt Nam.

{nl}

Theo tác giả Ðỗ Nghiêm, nguyên giáo sư của Viện Ðại học Ðà Lạt,{nl}người biên soạn tập tài liệu “Lịch sử Giáo Hoàng Học Viện thánh Piô Ðà{nl}Lạt”, thì về mặt pháp lý, trước năm 1975, Giáo Hoàng Học Viện được xem{nl}như một phân khoa của Viện Ðại Học Ðà Lạt mặc dù về cơ cấu tổ chức,{nl}quản trị thì hoàn toàn độc lập. Tác giả Ðỗ Nghiêm cho biết:

{nl}

"Nó có một đặc điểm thế này, nó là một trường giống như một{nl}chủng viện nhưng chủng viện đó theo một giáo trình đặc biệt. Giáo trình{nl}đó có ý để bảo đảm về năng lực trí thức và đạo đức của các người được{nl}huấn luyện, tức là các chủng sinh, để về sau sẽ thành hàng linh mục{nl}trong Giáo Hội.

{nl}

Cho nên chương trình của nó kéo dài so với các chủng viện khác.{nl}Nó khác ở chỗ kéo dài đến 8 năm trong lúc các chủng viện khác chỉ chừng{nl}độ 6 năm thôi."

{nl}

Cũng chính vì chương trình đào tạo đặc biệt và chuyên sâu nên các{nl}chủng sinh ra trường sẽ được cấp văn bằng tương đương với Ðại học, có{nl}thể làm bất cứ việc gì đòi hỏi văn bằng hoặc tham gia nghiên cứu. Tác{nl}giả Ðỗ Nghiêm cho biết thêm:

{nl}

"Nói chung, những người mà họ huấn luyện trong môi trường của{nl}Giáo Hoàng Học Viện, tức là ở trong chương trình giống như chương trình{nl}Giáo Hoàng Học Viện ở bên Roma. Cho nên, các ông ấy khi đã được huấn{nl}luyện và tốt nghiệp xong thì thường là có một khả năng rất là ưu việt{nl}so với các linh mục khác.

{nl}

Vì thế cho nên khi Giáo Hoàng Học Viện được thành lập thì tất cả{nl}các Giáo Phận đều chọn những chủng sinh ưu tú của mình để đưa vào đó.{nl}Và vì họ đã là những người ưu tú của mỗi một địa phận rồi thì đương{nl}nhiên học ở trong đó phải là những người rất là khá."

{nl}

Hụt hẫng, thất vọng

{nl}

Sau khi Giáo Hoàng Học Viện bị Nhà Nước tiếp quản năm 1980, nhiều{nl}giáo dân và giáo sĩ Công Giáo vẫn nuôi hy vọng một ngày gần đây, chính{nl}quyền sẽ trả lại cơ sở đào tạo hàng đầu này cho Giáo Hội Việt Nam, để{nl}tiếp tục sứ mạng cao cả của nó là “nâng cao mức độ nghiên cứu chuyên môn ngang tầm với các đại học lớn của Giáo Hội trên toàn thế giới” (Giám Mục Nguyễn Văn Nhơn).

{nl}

Thế nhưng, cho đến thời điểm hiện tại, những diễn tiến đang xảy ra{nl}khiến nhiều người ngỡ ngàng. Một giáo dân Công giáo tại Ðà Lạt, đã từng{nl}gắn bó với Giáo Hoàng Học Viện, tâm sự:

{nl}

"Không riêng gì tôi mà tất cả những người có chút liên hệ với{nl}Giáo Hoàng Học Viện hoặc ngay cả những người không có liên quan gì hết{nl}nhưng mà là những người Công Giáo ở Ðà Lạt này chẳng hạn thì khi thấy{nl}như vậy cũng thấy buồn.

{nl}

Bởi vì một cơ sở tôn giáo như vậy, lâu nay cứ nghĩ rằng Nhà Nước{nl}sẽ trả lại theo như một vài cố gắng của Hội đồng Giám Mục Việt Nam để{nl}xin lại đó, thì cứ nghĩ rằng họ sẽ giải quyết theo hướng tích cực đó.

{nl}

Nhưng bây giờ làm thế này thì thật tình là mọi người đều cảm{nl}thấy hụt hẫng và cảm thấy buồn, xót xa cho số phận một cơ sở tôn giáo{nl}lớn như vậy."

{nl}

Trong khi đó, tác giả Ðỗ Nghiêm nhận định việc chính quyền Việt Nam{nl}sử dụng biện pháp làm công viên, như đã từng áp dụng với các cơ sở tôn{nl}giáo khác trước đây, là một giải pháp tạm thời, giải pháp chờ. Ông cho{nl}biết:

{nl}

"Cái đó là một giải pháp mà Nhà Nước muốn, điều thứ nhất, là{nl}tránh phải giải quyết chuyện nhượng cái đó (Giáo Hoàng Học Viện) và đã{nl}nhận tiền để mà chuyển đổi cái đó do yêu cầu của các nước bên ngoài đầu{nl}tư vào. Cho nên tránh chuyện bây giờ đã lấy tiền rồi mà bây giờ không{nl}trả chỗ đó cho người nước ngoài thì cái đó là cả một việc, nếu mà làm{nl}một cái nhà nào khác nước thì rất là phiền.

{nl}

Thế nhưng mà một cái nhà như vậy mà lại trao cho phía nước ngoài{nl}họ khai thác thì điều đó có vẻ trái khoáy vì là một cơ sở tôn giáo mà{nl}lại làm vào việc kinh doanh hay là những công việc khác.

{nl}

Cho nên, họ biến đổi giống như phương án họ đã làm. Thường là{nl}như thế! Tức là ở Thái Hà thì họ biến khu vực Thái Hà thay vì tranh{nl}chấp, thay vì giao cho nước ngoài, thì họ tạm thời, tôi coi giải pháp{nl}làm công viên là một giải pháp có tính cách chờ đợi, chứ không phải là{nl}một giải pháp thực thụ.

{nl}

Thái Hà cũng như Tòa Khâm Sứ ngoài Hà Nội hay là các vùng đất{nl}đai mà làm công viên, y như ở Vĩnh Long cũng thế, toàn là chọn phương{nl}án kiểu không xây cất gì cả, không cho ai hưởng gì cả nhưng để làm công{nl}viên!"

{nl}

Ngày 22/11, Tòa Giám Mục Ðà Lạt, thay mặt Hội đồng Giám Mục Việt{nl}Nam, đã gửi kiến nghị lên các cấp chính quyền tỉnh Lâm Ðồng đề nghị{nl}dừng lại công việc thi công nhưng đáp lại, UBND tỉnh Lâm Ðồng đề nghị{nl}Tòa Giám mục ủng hộ công trình.

{nl}

Dư luận khá nhiều người bức xúc khi nhìn thấy một phần Giáo Hoàng{nl}Học Viện bị thi công. Tuy nhiên, Linh mục Phạm Bá Lãm cho biết khuynh{nl}hướng hiện nay của Hội đồng Giám Mục Việt Nam:

{nl}

"Chúng tôi muốn cho công việc nó khỏi rối nên để cho Ðức Cha Chủ{nl}tịch Hội đồng Giám Mục Việt Nam gặp gỡ trao đổi với các cấp lãnh đạo.{nl}Ðương nhiên, chúng tôi luôn luôn theo quan điểm của Hội đồng Giám Mục{nl}Việt Nam.

{nl}

Còn tương lai ra sao thì chúng tôi không được biết. Nhưng tôi{nl}biết Hội đồng Giám Mục Việt Nam chắc chắn sẽ có một bản kiến nghị. Cũng{nl}nghe nói thôi, Hội đồng Giám Mục Việt Nam sẽ đưa ra 3 nhu cầu cụ thể.

{nl}

Trước hết là muốn cơ sở Giáo Hoàng Học Viện là một trường hay{nl}học viện để cập nhật, nâng cao trình độ kiến thức và mục vụ cho các{nl}linh mục, tu sĩ, giáo dân của 26 giáo phận Việt Nam, liên kết với một{nl}số Ðại học trên thế giới.

{nl}

Mong rằng trong tương lai, với uy tín đó, có thể cấp bằng Cử{nl}nhân, còn các bằng cấp khác thì tính sau. Mục tiêu thứ hai là muốn nơi{nl}đó thành nơi đào tạo các nhà đào tạo linh mục, tu sĩ, giáo dân cho 26{nl}giáo phận. Nhu cầu thứ ba là muốn nơi đó trở thành nơi nhằm tạo tình{nl}liên đới cụ thể giữa 26 giáo phận, giữa các thành phần dân Chúa, giữa{nl}triều và dòng.

{nl}

Nói tóm lại, muốn cơ sở Giáo Hoàng Học Viện trở thành tài sản{nl}chung của Giáo Hội Việt Nam, để lo vấn đề giáo dục, đào tạo con người{nl}và thăng tiến con người, không những cho linh mục mà thôi, mà còn cho{nl}cả tu sĩ và anh chị em giáo dân nữa, hay là có thể như một Trung tâm{nl}Mục vụ của Việt Nam vậy."

{nl}

Có thể nói, sự kiện Giáo Hoàng Học Viện Ðà Lạt bị biến thành công{nl}viên lần này đã không gây ra những phản ứng mạnh mẽ từ phía dư luận,{nl}cộng đồng như những lần trước.

{nl}

Thế nhưng trong lòng các sinh họat Công giáo, có thể nghe văng vẳng{nl}tiếng thở dài cho sự ra đi của một trung tâm mang tính biểu tượng của{nl}nền giáo dục ưu tú.

{nl}

Khánh An, phóng viên RFA

{nl}{nl}