VIỆT NAM BẮT DU HỌC SINH VỀ NƯỚC SAU KHI TỐT NGHIỆP: NHIỀU SINH VIÊN PHẢN ÐỐI KỊCH LIỆT

@ 21 December 2009 03:09 AM
Tin Hà Nội - Bộ Giáo Dục Ðào Tạo Cộng sản Việt Nam vừa đưa ra một{nl}dự thảo nghị định bắt sinh viên du học không được ở lại nước sở tại quá{nl}3 năm kể từ khi tốt nghiệp, bất kể là du học bằng học bổng hay từ tiền{nl}tự túc. Nhiều tờ báo ở Việt Nam bàn tán sôi nổi về đề tài này trong mấy{nl}ngày qua mà nhiều người cho là sẽ khó mà thực hiện được. Dự thảo qui{nl}định mới còn bắt những du học sinh sau khi tốt nghiệp phải đóng thuế{nl}thu nhập tới 40% dù đã phải đóng thuế cho nước sở tại. Dự thảo qui định{nl}của Bộ Giáo Dục Ðào Tạo đòi hỏi sinh viên du học làm công tác tuyên{nl}truyền chính trị và phải báo cáo định kỳ cho các cơ quan của nhà nước,{nl}từ chuyện học đến chỗ ở sau mỗi học khóa 3 tháng. Ngoài ra, nếu không{nl}tuân theo các qui định này, nếu sinh viên sau khi tốt nghiệp về nước,{nl}bằng cấp chuyên môn đã học sẽ không được nhà nước công nhận và coi như{nl}bằng giả.
 
Theo bản tin của báo chí thì quy chế{nl}này áp dụng đối với mọi công dân đang được đào tạo ở nước ngoài, không{nl}phân biệt nguồn kinh phí đào tạo, bao gồm học sinh, sinh viên, học{nl}viên, nghiên cứu sinh, thực tập sinh, người dự khóa học bồi dưỡng ngắn{nl}hạn từ 90 ngày đến 1 năm; các tổ chức, cá nhân làm công tác lưu học{nl}sinh ở trong và ngoài nước. Một mặt thì muốn kiểm soát chặt chẽ các{nl}sinh viên du học, nhưng lại để một lỗ hổng cho các con ông cháu cha vừa{nl}đi du học vừa là đầu cầu chuyển tiền ăn cắp, ăn hối lộ ra ngoại quốc.
 
Theo{nl}cuộc phỏng vấn của báo chí với phó cục trưởng Cục Ðào Tạo với nước{nl}ngoài, du học tự túc ở lại lao động tự do cho các cơ sở nước ngoài{nl}không liên quan đến quy định này và muốn ở lại bao lâu thì tùy.
 
Một{nl}sinh viên ban tiến sĩ toán tại Ðại Học UC Berkeley, California đã gởi{nl}một lá thơ kiến nghị đại diện cho khoảng 800 sinh viên cao học gửi Bộ{nl}Giáo Dục và Ðào Tạo Việt Nam, cho rằng đây là điều hoàn toàn bất hợp lý{nl}khi ép buộc các du học sinh tự bỏ tiền ra du học phải về Việt Nam trong{nl}vòng 3 năm. Họ đã tự bỏ tiền ra để đầu tư cho tương lai của họ, vậy{nl}cũng nên có quyền tự lựa chọn nơi làm việc của mình miễn là không vi{nl}phạm pháp luật. Theo dự thảo trên, việc áp dụng quy chế này cho tất cả{nl}các du học sinh, dù tự túc hay tự xin học bổng du học là đi quá giới{nl}hạn của Bộ Giáo dục.
 
Những sinh viên đã phản{nl}đối dự thảo qui định đánh thuế thu nhập tới 40% vì coi như mức thu nhập{nl}cao ở Việt Nam)trong khi nếu có việc làm, đã phải đóng thuế cho nước sở{nl}tại rồi. Hiện tượng các sinh viên du học nước ngoài sau khi đã tốt{nl}nghiệp, trốn ở lại kiếm việc làm, lập gia đình, xin nhập tịch hiện nay{nl}chiếm hơn 80% trong tổng số du học sinh từ Việt Nam. Ðiều này đã khiến{nl}cho Hà Nội hết sức bối rối, chưa kể tới việc nhiều du học sinh đã hiểu{nl}rõ sự thật về chế độ Cộng sản nên quay lại cộng tác với các tổ chức{nl}tranh đấu cho dân chủ, và chống lại chế độ cầm quyền trong nước.
 
Theo{nl}phúc trình của Viện Giáo Dục Quốc Tế công bố vào cuối năm 2008, tổng số{nl}sinh viên du học ở Hoa Kỳ từ Việt Nam tăng kỷ lục 45% và là mức tăng{nl}cao nhất trong các quốc gia. Sinh viên từ Việt Nam đã tăng đều đặn kể{nl}từ năm 1999, nhưng tăng mức vượt bực trong 2 năm qua với 31% trong năm{nl}2007 và 45% trong năm 2008, đưa số sinh viên từ Việt Nam lên 8769{nl}người, lần đầu tiên lọt vào số 13 quốc gia có nhiều du học sinh vào Hoa{nl}Kỳ. Sinh viên du học tự túc từ Việt Nam đến Úc có lẽ nhiều nhất, hiện{nl}có khoảng 21,000 ngàn người vì tốn kém ít hơn ở Mỹ và các quốc gia tây{nl}phương khác rất nhiều. Khoảng hơn 5,000 sinh viên đang du học ở Nga vì{nl}giáo dục ở đây cũng tương đối rẻ hơn và cha mẹ sinh viên cũng có thể{nl}từng được đào tạo ở đây.(SBTN)
{nl}{nl}