Quan điểm của Hội đồng Giám mục VN về vụ Giáo Hoàng Học Viện

@ 21 December 2009 03:59 AM

{nl}Thanh Trúc, RFA
{nl}2009-12-18{nl}

{nl}Giáo Hoàng Học Viện, trung tâm{nl}đào tạo hàng giáo phẩm ưu tú của Giáo Hội Thiên Chúa Giáo Việt Nam tại{nl}thành phố Ðà lạt, bị nhà nước trưng thu từ sau ngày 30 tháng Tư năm{nl}1975 đến giờ, có thể biến thành một công viên văn hóa.

{nl}Giáo Hoàng Học Viện nằm trên một{nl}ngọn đồi gần Viện Ðại Học Ðà lạt, được coi là trung tâm giáo dục và đào{nl}tạo tu sĩ trẻ có kiến thức có khả năng cho hàng giáo phẩm Thiên Chúa{nl}Giáo Việt Nam trước năm 1975.

{nl}Chỉ thị 1940{nl}

{nl}Tháng trước, khi thấy chính quyền{nl}địa phương tiến hành dựng một công viên trên một phần diện tích của{nl}Giáo Hoàng Học Viện thì giám mục Nguyễn Văn Nhơn, chủ tịch Hội Ðồng{nl}Giám Mục Việt Nam, đã lên tiếng yêu cầu dừng việc xây cất trên cơ sở{nl}được coi là biểu tượng giáo dục của Công Giáo trong nước.

{nl}Trả lời về việc xây công viên văn{nl}hóa trên đất của Giáo Hoàng Học Viện, ông Ngô Văn Ðức, phó giám đốc Sở{nl}Nội Vụ kiêm trưởng ban tôn giáo tỉnh Lâm Ðồng, cho biết:

{nl}Giáo Hoàng Học Viện Ðà lạt thì bây giờ người phát ngôn chính thức là{nl}ông chủ tịch uỷ ban nhân dân tỉnh chứ chúng tôi không biết chuyện này{nl}bởi vì cái này nhà nước vẫn đang quản lý. Theo tinh thần của chỉ thị{nl}1940 nhà nước sử dụng phúc lợi thì tiếp tục sử dụng phúc lợi thôi, hỏi{nl}ủy ban nhân dân tỉnh thôi... {nl}

{nl}Từ năm 1964, mảnh đất nơi Giáo{nl}Hoàng Học Viện tọa lạc được cấp quyền sở hữu vĩnh viễn cho Tòa Khâm{nl}Mạng, Tòa Thánh Vatican tại Việt Nam. Sau khi bị nhà nước trưng dụng{nl}năm 1975, đến năm 1993 Hội Ðồng Giám Mục Việt Nam nhiều lần kiến nghị{nl}chính phủ Việt Nam trả lại cơ sở cho giáo hội. Thế nhưng các cơ quan{nl}chức năng không bao giờ trả lời Hội Ðồng Giám Mục về chuyện này.

{nl}Quan điểm của Hội đồng Giám mục{nl}

{nl}Từ Ðà lạt, chủ tịch Hội Ðồng Giám Mục Việt Nam, đức giám mục Nguyễn Văn Nhơn, bày tỏ quan điểm: {nl}

{nl}ÐGM Nguyễn Văn Nhơn: Tôi cũng{nl}đã cố gắng làm những cái việc trong khả năng trong thẩm quyền của tôi.{nl}Không phải chỉ với tính cách riêng tư mà với tính cách Hội Ðồng Giám{nl}Mục Việt Nam . Còn kết quả hay là nhà nước trả lời như thế nào thì{nl}chúng tôi đâu có thể biết được. Nhưng mà tôi chỉ thấy rằng những cái{nl}việc cần làm thì chúng tôi phải làm và nếu có gì cần phải làm nữa cho{nl}đúng thì chúng tôi vẫn cố gắng thôi. Cho nên tôi không thể nói gì thêm{nl}được nữa. {nl}

{nl}Thanh Trúc: Thưa cái nhìn cũng{nl}như phản ứng của phía Hội Ðồng Giám Mục Việt Nam nói chung và giám mục{nl}Nguyễn Văn Nhơn nói riêng về mảnh đất mà đã được cấp quyền sở hữu vĩnh{nl}viễn vào ngày 21 tháng Chín 1964, làm thế nào để bảo tồn Giáo Hoàng Học{nl}Viện như là một biểu tượng của giáo dục Công giáo?{nl}

{nl}ÐGM Nguyễn Văn Nhơn: Vâng{nl}chúng tôi cũng rất là quan tâm, chúng tôi cũng nỗ lực hết sức. Chúng{nl}tôi làm những văn thư và trình bày những điều đó lên chính quyền địa{nl}phương cũng như Trung ương. Chúng tôi vẫn muốn có Giáo Hoàng Học Viện{nl}đó để làm những công việc đào tạo có chất lượng cao. Chúng tôi cũng có{nl}những chương trình nhưng mà khả năng của chúng tôi cũng chỉ là trình{nl}bày cái ý tưởng cái mong muốn và cái chương trình của chúng tôi. Còn{nl}chuyện nhà nước sẽ trả lời như thế nào thì chúng tôi chưa biết. Chúng{nl}tôi vẫn đợi.{nl}

{nl}Thanh Trúc: Cho đến lúc này thì phía chính quyền cũng chưa có một câu trả lời nào dứt khoát ? {nl}

{nl}ÐGM Nguyễn Văn Nhơn: Vâng.{nl}

{nl}Thanh Trúc: Thưa Ðức Cha, hiện tình trạng của Giáo Hoàng Học Viện là như thế nào?{nl}

{nl}ÐGM Nguyễn Văn Nhơn: Chúng{nl}tôi thấy có xe, có công nhân vào mở đường và trồng cây. Cái nhà thì vẫn{nl}còn nguyên vẹn như vậy, còn những gì ở bên trong thì chúng tôi không có{nl}vào để mà biết được. {nl}

{nl}Thanh Trúc: Giáo dân cũng có nói trong khuôn viên của Giáo Hoàng Học Viện có một số hộ dân đã ở trong đó rồi.{nl}

{nl}ÐGM Nguyễn Văn Nhơn: Vấn đề hộ dân là công việc của bên chính quyền , thành ra chúng tôi đâu có đếm xỉa gì tới vấn đề đó. {nl}

{nl}Thanh Trúc: Thưa Ðức Cha, chúng{nl}tôi có gọi về cho ông Ngô Văn Ðức, tức phó giám đốc Sở Nội Vụ tỉnh Lâm{nl}Ðồng kiêm trưởng ban tôn giáo tỉnh và ông Ngô Văn Ðức trả lời rằng{nl}chuyện này thuộc chính quyền phải để cho chính quyền giải quyết.

{nl}ÐGM Nguyễn Văn Nhơn: Về{nl}chuyện đó thì tôi không thể trả lời thay cho bên uỷ ban tôn giáo được{nl}vì chúng tôi đâu có thể biết sự sắp xếp công việc bên trong nội bộ của{nl}họ được. {nl}

{nl}Thanh Trúc: Thưa Ðức Cha Phêrô{nl}Nguyễn Văn Nhơn, ông còn muốn trình bày thêm điều gì, hay là nguyện{nl}vọng ý kiến của ông về vấn đề này?

{nl}ÐGM Nguyễn Văn Nhơn: Không{nl}phải chỉ là ý kiến riêng của tôi nhưng mà tôi trình bày ý kiến của Hội{nl}Ðồng Giám Mục Việt Nam, là muốn được có cơ sở đó để trong tương lai làm{nl}thành trung tâm đào tạo các chức sắc tôn giáo với một trình độ cao hơn,{nl}nghĩa là trình độ cử nhân và tiến sĩ. Ðó là ước vọng của chúng tôi. Tức{nl}là mình cứ nói ý kiến của mình rồi mình lắng nghe. {nl}

{nl}Thanh Trúc: Thế nhưng cho tới lúc này vẫn chưa có phản hồi từ phía cơ quan chức năng?{nl}

{nl}ÐGM Nguyễn Văn Nhơn: Chưa có,{nl}cho tôi dừng lại ở điểm đó vì tôi chỉ thấy những điều nằm trong sự hiểu{nl}biết của tôi. Còn nếu đi sâu hơn thì tôi đâu có biết được thêm cái gì{nl}nhiều. {nl}

{nl}Với tinh thần hòa hoãn mà Hội{nl}Ðồng Giám Mục Việt Nam chủ trương trong bất cứ vấn đề khiếu nại hay{nl}tranh cãi nào về đất đai và tài sản của giáo hội, phản ứng trong cộng{nl}đồng dân Chúa giáo phận Ðà lạt cũng không mạnh mẽ như vụ Thái Hà hay{nl}Tam Tòa ở miền Trung.

{nl}Tuy nhiên trong lòng người của{nl}thành phố Ðà lạt thì Giáo Hoàng Học Viện hay Giáo Hoàng Học Viện Thánh{nl}Piô vẫn xứng đáng là một cơ sở tôn giáo hơn là một công viên.

{nl}{nl}