Năm 2009 tại Việt Nam, không gian tự do ngôn luận cho giới trí thức ngày càng bị thu hẹp

@ 30 December 2009 07:04 PM
Thanh Phương
(RFI - Radio France International)

Hôm nay, cựu sĩ quan quân đội Trần Anh Kim vừa bị tuyên án 5 năm rưỡi{nl}tù cộng thăm 3 năm quản chế với tội danh ''âm mưu lật đổ chính quyền''.{nl}Ông Trần Anh Kim bị quy vào tội này vì ông bị coi là có vai trò quan{nl}trọng trong Ðảng Dân chủ Việt Nam và khối 8406, hai tổ chức đấu tranh{nl}dân chủ, nhưng bị xem là những tổ chức ''phản động'', kêu gọi đa đảng{nl}để tiêu diệt chế độ hiện hành.
{nl}
Ông Trần Anh Kim bị tuyên án tù vì đã có những bài viết bị coi là có{nl}nội dung ''vu khống Ðảng và Nhà nước và kêu gọi thay đổi chính trị ở{nl}Việt Nam bằng những phương pháp ''bất bạo động''. Tiếp theo sau ông{nl}Trần Anh Kim, bốn nhà bất đồng chính kiến khác cũng sẽ ra toà vào ngày{nl}20 và 21 tháng giêng năm tới với cùng một tội danh, trong đó có luật sư{nl}Lê Công Ðịnh và thạc sĩ Nguyễn Tiến Trung. {nl}

Những vụ xử này diễn ra đúng vào lúc mà{nl}một loạt các trang thông tin trên mạng bị đánh phá ác liệt như Bauxite{nl}Việt Nam, Talawas hay Ðối Thoại, đặc biệt là trang Bauxite Việt Nam,{nl}một trang thông tin ra đời vào tháng 4 -2009 từ bản kiến nghị yêu cầu{nl}dừng các dự án khai thác bauxite ở Tây Nguyên, nhưng dần dần đã trở{nl}thành một diễn đàn để giới trí thức trong nước bày tỏ những ý kiến mà{nl}không một tờ báo chính thức nào dám đăng.

Cho{nl}tới nay, trang Ðối Thoại vẫn chưa xuất hiện trở lại. Về trang talawas{nl}thì ban biên tập cho biết đang khôi phục lại, nhưng chưa thể cho độc{nl}giả truy cập. Còn trang Bauxite Việt Nam đã mấy lần gượng dậy, nhưng{nl}lần nào cũng bị đánh sập và hôm nay lại sập một lần nữa.

Nhưng{nl}không chỉ đánh phá Bauxite Việt Nam, các tin tặc còn giả mạo thư từ để{nl}gây chia rẽ ban biên tập, cụ thể họ đã phổ biến những bài viết vu khống{nl}giáo sư Nguyễn Huệ Chi, người điều hành trang Bauxite Việt Nam. Bài{nl}viết ký tên nhà giáo Phạm Toàn, một trong ba người chủ xướng trang{nl}Bauxite Việt Nam, nhưng vì lý do cá nhân nên đã xin rút lui.

Mang{nl}tựa đề ''Nguyễn Huệ Chi - con người hai mặt'', đại khái bài viết tố cáo{nl}giáo sư Huệ Chi mở trang web Bauxite Vietnam chỉ để nhận tiền của nước{nl}ngoài. Bài viết còn có những lời lẽ xúc phạm tiến sĩ Phùng Liên Ðoàn{nl}tại Hoa Kỳ, người mà trong thời gian gần đây đã có nhiều bài viết đăng{nl}trên trang Bauxite Vietnam nói về các dự án xây nhà máy hạt nhân ở Việt{nl}Nam. Khi nghe tin là bài viết nói trên được phổ biến đến nhiều người,{nl}nhà giáo Phạm Toàn tối hôm qua đã ngay lập tức phổ biến một bức thư{nl}đính chính, khẳng định đó là tài liệu giả mạo.

Không{nl}cần đặt nghi vấn, ai cũng có thể đoán ra ngay những tin tặc nói trên{nl}xuất phát từ đâu, nhất là vì những vụ đánh phá này xảy ra sau nhiều sự{nl}kiện khác, mà đầu tiên phải kể đến việc bức tử Viện Nghiên cứu Phát{nl}Triển IDS.

Ðược thành lập từ tháng 9/2007,{nl}Viện Nghiên cứu Phát triển IDS là viện nghiên cứu tư nhân về chính sách{nl}đầu tiên ở Việt Nam, quy tụ các trí thức có tên tuổi, các chuyên gia{nl}hàng đầu ở Việt Nam. Mong muốn của những thành  viên của Viện IDS chỉ{nl}là đóng góp những ý kiến phản biện mang tính xây dựng đối với một số{nl}vấn đề hay chủ trương chính sách Ðảng và Nhà nước.

Thế{nl}nhưng, các thành viên của Viện lại bị coi là những phần tử chống đối{nl}Nhà nước. Tháng 7 vừa qua, thủ tướng Nguyễn Tấn Dũng đã ban hành quyết{nl}định 97, hạn chế các lĩnh vực mà cá nhân được lập tổ chức nghiên cứu{nl}khoa học, đồng thời cấm các nhà khoa học thuộc các viện nghiên cứu tư{nl}nhân công bố các ý kiến phản biện với danh nghĩa của viện. Ðể phản đối{nl}quyết định đó, các thành viên IDS đã tự giải tán Viện. 

Tiếp{nl}theo viện IDS, một diễn đàn khác của giới trí thức có tâm huyết cũng bị{nl}xóa sổ đó là tờ Tia Sáng online, phiên bản điện tử của tờ Tia Sáng,{nl}thuộc Bộ Khoa học và Công nghệ Việt Nam.

Nhận định của luật sư Lê Trần Luật

Nói{nl}cách khác, vụ đánh phá các trang web như Bauxite Việt Nam diễn ra trong{nl}bối cảnh mà tại Việt Nam, không gian tự do ngôn luận đã không được mở{nl}rộng, mà lại còn bị thu hẹp hơn, khiến giới trí thức càng khó bày tỏ{nl}những ý kiến của họ, như nhận định của luật sư Lê Trần Luật :

''Không{nl}gian tự do ngôn luận ngày càng bị thu hẹp lại. Ðiều đó ta có thể dễ{nl}dàng nhìn thấy qua các vụ xét xử những nhà bất đồng chính kiến, qua{nl}hành động đóng cửa các trang mạng, hoặc truy bắt các blogger. Không có{nl}một không gian để giớI trí thức và những ngườI khác nói lên chính kiến{nl}của mình. Một trong những  điều kiện để chứng minh một chính quyền nhân{nl}dân, đó là cơ chế giám sát quyền lực của ngườI dân.

Tôi{nl}cho rằng ngườI dân chỉ có một công cụ duy nhất để kiểm soát quyền lực{nl}đó là phương tiện truyền thông, nhưng theo luật báo chí của Việt Nam{nl}cũng như qua thực trạng đang xảy ra, Nhà nước đã thâu tóm mọi phương{nl}tiện truyền thông. Ngoài sự quản lý chặt chẻ báo chí, còn có những hành{nl}động khác như cấm hoặc phá các trang web như talawas, Bauxite Việt Nam.{nl}Hay nói đúng hơn là họ muốn triệt tiêu những cơ chế giám sát quyền lực{nl}đối với chính quyền hiện nay. ''

Ý kiến đóng góp của nhà văn Nguyên Ngọc

Nhà{nl}văn Nguyên Ngọc, một nhà trí thức có nhiều ý kiến đóng góp đăng trên{nl}các trang mạng, đặc biệt về việc bảo vệ Tây Nguyên, về sự nghiệp giáo{nl}dục của đất nước, cũng thấy rằng những phương tiện để giới  trí thức và{nl}người dân nói chung, bày tỏ chính kiến ngày càng ít đi :

''Tiếng{nl}nói đó không chỉ ở giới trí thức mà còn lan ra toàn dân, nên nó cũng có{nl}một tác dụng nhất định. Ví dụ như chuyện bauxite. Các dự án nay bị thu{nl}nhỏ lại, làm chậm lại và nếu có tiếp tục thì sẽ dừng lại ở mức độ nào{nl}đó, chứ không phải như dự kiến ban đầu. Có điều, những phương tiện để{nl}có thể nói được thì dần dần bị thu hẹp lại, bị hạn chế, bị chặn lại{nl}kiểu này kiểu khác .

Chẳng hạn như{nl}tờ báo của trí thức, tờ Tia Sáng. Người ta thường đọc báo này trên mạng{nl}thì trang web này bị đóng cửa. Rồi đến trang bauxite bị đánh sập lên{nl}sập xuống . Sập một lần, người đã đã khác phục lại, mấy hôm sau lại bị{nl}sập nữa. Như vậy, tình hình này là lùi chứ không tiến, càng ngày càng{nl}không tạo điều kiện, càng ngăn trở việc đóng góp ý kiến''.

Ðánh giá của tiến sĩ Nguyễn Quang A

Về{nl}phần tiến sĩ Nguyễn Quang A, nguyên Viện trưởng Viện Nghiên cứu Phát{nl}triển đã tự giải tán, cho rằng quyết định 97 của thủ tướng Nguyễn Tấn{nl}Dũng đã làm mất đi một diễn đàn của giới trí thức Việt Nam :

''Quyết{nl}định 97 có một ảnh hưởng rất xấu với trí thức nói chung. Tuy rằng với{nl}tư cách cá nhân hoặc trong các viện nghiên cứu khác, họ có thể lên{nl}tiếng , nhưng họ mất đi một diễn đàn có tổ chức của các nhà trí thức.{nl}Ðấy là một điểm không hay gì cả. Tuy nhiên, trong năm vừa qua, trí thức{nl}Việt Nam vẫn đã có những tiếng nói mạnh mẽ về các vấn đề của đất nước,{nl}như bauxite, điện hạt nhân hay các vấn đề chính trị xã hội khác. Những{nl}tiếng nói đó vẫn được cất lên bằng cách này hay cách khác. Báo chí Việt{nl}Nam có thể là không đăng, nhưng trên các trang thông tin như Bauxite{nl}Việt Nam hay các trang blog khác, những tiếng nói đó vẫn được cất lên.{nl}Tuy nhiên trong mấy ngày cuối năm, các trang  thông tin đều bị đánh{nl}phá.

Tôi nghĩ là trong mọi thời{nl}đại, những tiếng nói phê phán của giới trí thức đều rất là quan trọng,{nl}bởi vì như thế những người nắm quyền quyết định phải suy gẫm thêm, phải{nl}tham khảo thêm, có thêm những luận cứ nhằm ra các quyết định có cân{nl}nhắc hơn, chuẩn xác hơn  và điều đó chỉ có lợi cho phát triển đất nước.{nl}Trong mọi thời đại, chừng nào mà những ý kiến như thế bị gây trở ngại{nl}thì sự phát triển đều có vấn đề. Trong giai đoạn hiện nay, khi mà Việt{nl}Nam đang phải đối đầu với những thách thức lớn lao, ảnh hưởng đến vận{nl}mênh đất nước, tiếng nói của trí thức lại càng cần thiết.''

Quan điểm của giáo sư Nguyễn Huệ Chi

Lý{nl}giải về những hành động nhằm thu hẹp không gia tự do ngôn luận nói{nl}trên, giáo sư Nguyễn Huệ Chi nhận định trong một bài viết gởi riêng cho{nl}RFI :

''Bây giờ trí thức ở Việt Nam, ít{nl}ra là một bộ phận nào đó, mà ngày càng trở thành số đông, không còn{nl}khép mình trong cái khuôn tư duy được định sẵn, mà đã thật sự có một{nl}bước chuyển rõ rệt ở sự độc lập suy nghĩ. Họ thấy rằng, có nói tiếng{nl}nói độc lập thì mình mới còn giữ được tư cách trí thức, "nói theo" thì{nl}lập tức đánh mất mình. Ðấy chính là cái bi và hài của một giai đoạn{nl}lịch sử, và giai đoạn lịch sử này báo hiệu một hiện tượng không bình{nl}thường, có thể gọi là giai đoạn thức tỉnh của trí thức, trước mọi hiện{nl}thực ngang trái và đầy mâu thuẫn đang phơi bày ngày một thêm lộ liễu.{nl}Nhưng không chỉ có giới trí thức, những nhà cách mạng lão thành lên{nl}tiếng còn mạnh hơn nhiều. Họ nói thẳng là dân tộc và đất nước mới là{nl}trên hết, chứ chẳng còn cần những thứ như họ nghĩ trước đây.

Về{nl}phía những người đang điều hành các cấp, tất nhiên không phải tất cả,{nl}hình như cũng bắt đầu bộc lộ một sự giảm sút lý tưởng, một sự mất tự{nl}tin nào đấy, cho nên họ đối phó với trí thức bằng biện pháp không nhẹ{nl}nhàng như trước, có khi là những đòn đánh khá mạnh để chặn tiếng nói{nl}của trí thức lại,  không còn muốn để trí thức phản biện đàng hoàng,{nl}nhất là về những vấn đề nhạy cảm liên quan mật thiết đến lợi và quyền{nl}cá nhân hoặc "tập đoàn lợi ích". Nhưng do vẫn bị ràng buộc bởi nhiều{nl}thứ, kể cả những quan hệ quốc tế mà họ không thể làm ngơ, chẳng hạn{nl}hiệp ước WTO, hay sợ gây mất lòng tin dây chuyền, thành thử nhiều khi{nl}người ta phải làm những chuyện đối phó này  một cách kín đáo (có khi{nl}mượn tay luật pháp như vụ bà Ba Sương, có khi mượn một đám người hung{nl}hăng chỉ đâu đánh đấy, như nhiều vụ mà chỉ cần ngẫm lại một chút đều có{nl}thể luận ra). Và nếu có xảy ra chuyện gì thì coi như họ không có trách{nl}nhiệm gì cả.

Ai chẳng biết quyết{nl}định 97 là một hình thức đối phó - nhưng rất gượng - với tiếng nói uy{nl}tín của Viện IDS. Cũng vậy, tự nhiên một loạt trang mạng bị đánh sập,{nl}trong đó có Bauxite Việt Nam là một tiếng nói chân thành, không hề{nl}khuất tất, là điều khiến nhiều người không khỏi nghi ngờ, mặc dù về{nl}phía chúng tôi, những người hàng ngày dồn tâm sức cho nó thì không biết{nl}và cũng vẫn không dám khẳng định chúng tôi "lâm nạn" do đâu. Tôi nghĩ,{nl}so với những thế hệ đi trước, bản lĩnh của những người cầm trịch hôm{nl}nay đã tỏ ra yếu hơn, nghĩa là không đủ sức khẳng định chân lý và sẵn{nl}sàng đối diện với chân lý với tất cả sự vô tư, trong sáng của những{nl}người lĩnh nhận trọng trách vì đất nước. Tất nhiên, đây cũng mới là ý{nl}nghĩ cá nhân, có thể còn mang tính cảm tính của tôi.''

Tình{nl}trạng tự do ngôn luận ngày càng bị bóp nghẹt ở Việt Nam cũng đã khiến{nl}các nhà tài trợ quốc tế lên tiếng chỉ trích, bởi vì đối với họ, điều{nl}này sẽ làm cản trở sự phát triển của Việt Nam. Những lời chỉ trích này{nl}đã được nêu lên tại Hội nghị nhóm tư vấn các nhà tài trợ vào đầu tháng{nl}12 vừa qua.

Theo lời đại sứ Thụy Ðiển,{nl}''chính phủ Việt Nam phải cho phép báo chí giám sát các cơ quan quyền{nl}lực. Các tổ chức phi chính phủ phải được khuyến khích để tham gia giám{nl}sát'', để có thể giúp Việt Nam đạt mục tiêu trở thành một nước công{nl}nghiệp phát triển vào năm 2020. Về phần đại sứ Canada yêu cầu chính phủ{nl}Việt Nam phải bảo đảm là '' mọi quy định luật lệ mới về các tổ chức xã{nl}hội dân sự  và báo chí đều phải tạo điều kiện tốt hơn cho người dân{nl}tham gia vào sự phát triển của đất nước, thay vì đặt ra thêm những hạn{nl}chế mới''.

(source: http://www.rfi.fr/actuvi/articles/120/article_6266.asp)