Thánh giá Ðồng Chiêm - Truyền thông và nghị viên Ba Lan phản ứng

@ 12 January 2010 07:48 AM
flickr:4263149749 Bến Việt sưu tập (11.01.2010)

Tin Ba Lan - Vụ phạm{nl}thánh tại Ðồng Chiêm thu hút chú ý của truyền thông và dư luận Ba Lan.{nl}Dù thông tin tới Ba Lan trong những ngày cuối tuần, Quốc hội Ba Lan{nl}nhanh chóng phản ứng, yêu cầu có công hàm can thiệp gửi cầm quyền Việt{nl}Nam. Ngoài đưa tin, truyền thông Ba Lan đăng nhiều bài bình luận sâu{nl}rộng xung quanh vụ việc này, dành nhiều tình cảm đặc biệt cho các giáo{nl}dân, bênh vực hàng giáo chủ và tuyên đoán Việt Nam là „domino đầu tiên{nl}của Châu Á”.

{nl}

Các bài dịch từ nhiều ngạch truyền thông Ba Lan:

{nl}

——

{nl}

PAP – Thông tấn xã Ba Lan (00:45 ngày 09.01.2010)

{nl}

CỘNG SẢN PHÁ THÁNH GIÁ; SẼ CÓ CAN THIỆP
{nl}được nhiều báo mạng lớn đăng lại

{nl}

„Nasz Dziennik” (Nhật Báo của Ta): Dân biểu quốc hội Ba Lan sẽ lên{nl}tiếng với Bộ trưởng Bộ Ngoại Giao về vụ đàn áp người công giáo tại Việt{nl}Nam. Các nghị viên gợi ý với ngài Bộ trưởng Radosław Sikorski cần gửi{nl}công hàm ngoại giao tới chính quyền cộng sản Hà Nội.

{nl}

Các nghị viên Ba Lan còn chỉ ra rằng Ba Lan, với tư cách thành viên{nl}Liên Minh Châu Âu, phải có trách nhiệm đưa vấn đề này lên diễn đàn EU.{nl}Các nghị sĩ Ba Lan thuộc Quốc Hội Châu Âu cũng cùng ý kiến như vậy.

{nl}

Ðây là phản ứng sau vụ cây thánh giá lớn bị phá tại một trong các{nl}nghĩa trang cùng với việc giáo dân bị đánh đập tàn bạo khi gắng ngăn{nl}chặn việc phá hoại này.

{nl}
{nl}

Opoka.org.pl (trang web công giáo Ba Lan) (08.01.2009)

{nl}

PHẢN ÁNH CỦA NHÀ THỜ SAU KHI CÔNG AN BẠO HÀNH

{nl}

„Chúng tôi vô cùng đau buồn và bất ngờ nhìn nhận vụ việc người theo{nl}đạo tại Ðồng Chiêm phải chứng kiến – tuyên bố của giám mục Hà Nội nói -{nl}xúc phạm đến Thánh Giá là một sự phạm thánh! Ðánh đập tàn nhẫn những{nl}người dân vô tội và vô phương tự vệ là một hành động dã man vô nhân đạo{nl}xúc phạm trầm trọng đến phẩm giá con người.”

{nl}

Ðã có tới gần 1000 công an tham gia phá bỏ thánh giá đồng thời sử{nl}dụng lựu đạn gây ngạt, chó nghiệp vụ, que điện. Nhiều người bị đánh{nl}thậm tệ. Các chủ chăn Việt Nam kêu gọi giáo dân kiên cường hiệp thông{nl}trong đấng tin và cầu nguyện để quyền lợi của mọi công dân được tôn{nl}trọng và để quyền tự do tín ngưỡng được hoàn toàn công nhận.

{nl}

theo (rv/aw, © Radio Vaticana 2010)

{nl}

——

{nl}

Nasz Dziennik (Nhật Báo của Ta) (09.01.2010)

{nl}

”PHẠM THÁNH VÀ VÔ NHÂN BẢN

{nl}

Phó văn phòng giáo phận Hà Nội, linh mục John Lê Trọng Cung gọi vụ{nl}phá bỏ Thánh Giá tại nghĩa trang Ðồng Chiêm là phạm Thánh, xâm hại đức{nl}tin công giáo. Tấn công tàn nhẫn những giáo dân vô tội tới bảo vệ thánh{nl}giá là hành động „dã man vô nhân đạo” xúc phạm trầm trọng tới nhân phẩm{nl}con người. Ðây là hành vi thô bạo đáng bị liên án – linh mục nhấn mạnh.{nl}Các vị chủ chăn và giáo dân tại các giáo phận khác cũng đồng lòng đoàn{nl}kết và cầu nguyện cho những người bị thương trong vụ công an tấn công{nl}hôm thứ Tư.

{nl}

Linh mục Peter Nguyễn Văn Khải CSsR , phát ngôn nhân của dòng Chúa{nl}Cứu Thế tại Hà Nội, trong cuộc nói chuyện với tờ „Nasz Dziennik” (Nhận{nl}Báo của Ta) giải thích thêm rằng hiện không thể chuyển tải thêm nhiều{nl}thông tin bởi phải tập trung giúp đỡ các nạn nhân.

{nl}

Theo như các nhân chứng, đã có tới gần một ngàn công an tham gia phá{nl}hoại thánh giá. Những người công giáo tới van nài đừng phá bỏ thánh giá{nl}còn bị công an tấn công dã man. Ít nhất gần 20 người bị đánh đập, 2{nl}trong số họ thương nặng. Ban đầu, công an chở những người này đi đâu{nl}không rõ. Thế nhưng cha Lê Trọng Cung có thông tin cho VietCatholic{nl}News rằng – hóa ra – những người này bị chở về bệnh viện Te Tiyu nhưng{nl}không được chữa trị– mãi tới khi các vị chủ chăn cùng với giáo dân tìm{nl}được họ. Tôi mang họ tới bệnh viện Việt Ðức và ở đó các y bác sĩ có{nl}chăm sóc họ - phó phòng giáo phận Hà Nội cho biết.

{nl}

- Chúng tôi thật sự đau lòng và ái ngại bởi vụ việc phản ánh hành vi{nl}phạm thánh Chúa. Ðây quả thật là việc làm xúc phạm, coi thường biểu{nl}tượng quý giá nhất của đấng tin công giáo – linh mục Lê Trọng Cung nhấn{nl}mạnh. Linh mục cũng kêu gọi tất cả các vị chủ chăn, các sơ và giáo dân{nl}cầu nguyện để Việt Nam trở thành quốc gia „công bằng, dân chủ và quyền{nl}công dân, nơi mà các giá trị như quyền con người được bảo vệ và tôn{nl}trọng”.

{nl}

Ðồng sáng lập cộng đồng công giáo Việt Nam tại Ba Lan, linh mục{nl}Edward Osiecki SVD (dòng Ngôi Lời) cũng khích lệ giáo dân cầu nguyện.{nl}Linh mục Edward Osiecki còn lưu tâm tới một khía cạnh tế nhị khác của{nl}sự việc. Vụ thánh giá bị phá nổ lần này cũng như vụ đập vỡ tượng Ðức Mẹ{nl}hồi tháng 11 năm qua đều có mục tiêu là các vật thờ đặt tại nghĩa{nl}trang, tức là giữa nơi tổ tiên đã chết. – Cần phải biết rằng đối với{nl}người công giáo tại Việt Nam thì nghĩa trang là địa điểm vô cùng thiêng{nl}liêng. Phá hủy thánh giá và tượng Ðức Mẹ là hành động không chỉ xâm{nl}phạm tới biểu tượng tôn giáo mà còn mang ngụ ý rằng chính quyền không{nl}đoái hoài tới nguyện vọng người dân, bởi tổ tiên họ cũng chẳng là xá{nl}gì. – linh mục dòng Ngôi Lời nhấn mạnh. – Ðây là vụ trấn áp đánh vào cá{nl}nhân mạnh nhất từ trước tới nay – linh mục nói thêm.

{nl}

Muốn chia rẽ giáo dân với chủ chăn

{nl}

Linh mục Osiecki còn chỉ ra rằng chính quyền Việt Nam muốn qua vụ{nl}này chia rẽ giáo dân với các vị chủ chăn. – Chính quyền khuyên các linh{nl}mục nên khuyến khích giáo dân phối hợp với chính quyền đồng thời ngỏ ý{nl}với các linh mục rằng đó là điều kiện để Giáo Hoàng được tới Việt Nam,{nl}rằng các giáo phận thiếu chủ chăn sẽ được chính quyền cho phép chủ chăn{nl}tới và sẽ dễ dàng hơn khi xin giấy phép trùng tu hay mở rộng nhà thờ -{nl}linh mục Osiecki giải thích. Các vị chủ chăn, trong tinh thần thiện chí{nl}và trách nhiệm với an bình xã hội, hướng dẫn giáo dân cùng cộng tác,{nl}nhưng cùng lúc đó, công an nhận lệnh của lãnh đạo đảng và hành động{nl}đúng vào lúc các vị chủ chăn và linh mục đang có mặt tại địa phận hành{nl}giáo. Và như vậy, những giáo dân vốn vâng lời linh mục có thể có cảm{nl}giác bị lừa gạt vì một đằng hứa hẹn kết quả tích cực nếu cộng tác với{nl}chính quyền, một đằng thì chính quyền lại cư xử hoàn toàn ngược lại với{nl}những gì đã hứa với các giám mục. – Ðây là hành động rất lật lọng của{nl}chính quyền nhằm hạ bệ các linh mục trong mắt giáo dân – linh mục{nl}Osiecki lưu tâm. – Tuy vậy, niềm tự hào của công giáo Việt Nam là các{nl}vị chủ chăn, những vị linh mục luôn biết thực hiện giáo vụ trong tinh{nl}thần trách nhiệm và hiệp thông với Tòa Thánh dù nằm trong tình cảnh vô{nl}cùng phức tạp – linh mục dòng Ngôi Lời nói thêm. Ðảng cộng sản đang{nl}bằng mọi cách chia rẽ nội bộ Giáo hội bằng những „đặc ân” mơ hồ, hạn{nl}chế linh mục này để ưu đãi linh mục kia. – Tất cả chỉ để thực hiện tham{nl}vọng chứng minh quyền hành nằm đâu – linh mục Osiecki nhận xét.

{nl}

Thí dụ cho tính lật lọng của chính quyền: Một đằng cho phép khai mở{nl}Năm Thánh, cho hoàn trả địa phận thuộc giáo hội Huế để xây nhà dòng{nl}quốc gia Ðức Mẹ La Vang. Chính phủ đã hoàn trả lại 130 trong tổng 150{nl}ngàn mét vuông đất quanh khu đó vốn từng chiếm đoạt hồi năm 1975. Nhờ{nl}vậy mà có đất xây thánh điện. Lần đầu tiên nhà thờ bị phá hủy năm 1972{nl}hồi chiến tranh Việt Nam. Trên diện tích 20 ngàn mét vuông còn lại,{nl}chính quyền đồng ý cho trồng cây rồi hứa hẹn sẽ xây bốn con đường dẫn{nl}tới nhà dòng. Việc này được bắt đầu thực hiện hồi đầu năm ngoái.

{nl}

Ðồng thời, không lâu trước ngày công bố quyết định về việc hoàn trả{nl}đất xây thánh địa, chính quyền lại làm ngơ trước làn sóng phản đối,{nl}nhẫn tâm phá hủy Học đường Giáo Thánh tại Ðà Lạt vốn là địa điểm vô{nl}cùng quan trọng đối với các linh mục. Học đường tồn tại từ 13 tháng 9{nl}năm 1958, hầu hết chỉ để làm nhà dòng đào tạo linh mục cho tới khi{nl}chính quyền cộng sản thu hồi toàn bộ địa phận năm 1980. Chính quyền{nl}toan tính xây công viên ở nơi đây để sau đó bán nó cho các tập đoàn đầu{nl}tư.

{nl}

Bôi nhọ các linh mục

{nl}

Những chiến dịch bôi nhọ các cha đạo cũng nhằm chia rẽ hàng giáo{nl}phẩm với người dân. Tổng Giám mục Hà Nội Ngô Quang Kiệt vốn rất năng{nl}động trong hỗ trợ giáo dân từng bị bôi nhọ trên truyền thông đại chúng.{nl}Ðầu tháng 12 qua, đức Tổng giám mục quyết định nạp đơn từ chức. – Khi{nl}đó, trưởng ban đại diện phái đoàn chính quyền Hà Nội, người từng mở{nl}chiến dịch thóa mạ giáo hội lại đích thân gửi tới Tổng giám mục quà{nl}tặng và thiệp chúc Giáng sinh. Tổng giám mục, giữ bình tâm và tỏ niềm{nl}hi vọng chuyến viếng thăm xuất phát từ lòng từ tâm – linh mục Osiecki{nl}nói. Thế nhưng tổng giám mục Kiệt đã không nhầm khi ái ngại bởi cuối{nl}cùng chính giáo phận của ông lại trở thành mục tiêu tấn công còn chuyến{nl}viếng thăm của đoàn đại biểu chính quyền được truyền thông nhà nước mô{nl}tả y như có sự phối hợp hài hòa giữa chính quyền và đức tổng giám mục.{nl}– Mục đích rõ ràng là nhằm đặt chính đức Tổng giám mục Kiệt vào tình{nl}huống không minh bạch hòng khai trừ tổng giám mục trong mắt người dân –{nl}linh mục dòng Ngôi Lời nói.

{nl}

Maria Popielewicz

{nl}

——

{nl}

Nasz Dziennik (Nhật Báo của Ta) (9-10.01.2010)

{nl}

VIỆT NAM LÀ BA LAN CỦA CHÂU Á

{nl}

Ðộc tài cộng sản nhiều năm qua muốn bằng mọi cách hủy hoại Nhà thờ,{nl}công giáo tại Việt Nam. Thế nhưng chính quốc gia này có thể trở thành{nl}tâm điểm. Tôi đưa ra luận định như vậy – Việt Nam có thể là khối domino{nl}đầu tiên của Châu Á. Việt Nam sẽ có ảnh hưởng tới Châu Á như Ba Lan với{nl}Châu Âu. Khi xưa có ai ngờ cộng sản lại bị lật đổ tại Châu Âu, vậy mà{nl}cộng sản đã bị hất đổ mà không phải trả giá bằng máu. Hôm nay chúng ta{nl}cũng khó tưởng tượng cộng sản Trung Quốc có thể bị lật đổ. Biết đâu{nl}Việt Nam lại trở thành Ba Lan thứ hai cũng nên. Nhà thờ là điểm tựa cho{nl}giáo dân người Việt không chỉ trong khía cạnh tôn giáo mà còn là điểm{nl}tựa của các giá trị dân chủ, độc lập vốn mang lại tự do cho con người.{nl}Tại Ba Lan trước kia cũng vậy, người ta tập trung quanh Nhà thờ, quanh{nl}các vị chủ chăn của mình, những người chủ chăn vốn rất công khai ủng hộ{nl}dân chủ, tự do, tôn trọng nhân cách và quyền con người trong đó có{nl}quyền tự do tín ngưỡng.

{nl}

Tomasz Korczyński thuộc ủy ban các tổ chức Hỗ trợ Nhà thờ cần giúp:

{nl}

——

{nl}

Nasz Dziennik (Nhật Báo của Ta) (09-10.01.2010)

{nl}

SẼ CÓ THỈNH CẦU QUỐC HỘI VỀ NHỮNG ÐÀN ÁP TẠI VIỆT NAM

{nl}

Các nghị viên quốc hội Ba Lan sẽ có thỉnh cầu quốc hội gửi tới Bộ{nl}trưởng Bộ Ngoại Giao về những đàn áp giáo dân tại Việt Nam. Các nghị{nl}viên ngỏ lời với bộ trưởng Radosław Sikorski phải gửi công hàm ngoại{nl}giao tới chính quyền cộng sản Hà Nội.

{nl}

Các nghị viên chỉ ra rằng với tư cách thành viên Liên Minh Châu Âu,{nl}Ba Lan cần đưa vấn đề này lên diễn đàn Châu Âu. Các nghị viên Ba Lan{nl}của quốc hội Châu Âu cũng cùng ý kiến như vậy. Ðây là phản ứng sau vụ{nl}cây thánh giá to cao bị phá tại một trong các nghĩa trang cùng với việc{nl}giáo dân bị đánh đập tàn bạo khi gắng ngăn chặn việc phá hoại này.{nl}Chính quyền cộng sản tăng cường đàn áp Nhà thờ công giáo tại Việt Nam.{nl}Mùng 7 tháng 1, tại một vùng ngoại ô phía nam Hà Nội, công an trang bị{nl}vũ khí tấn công giáo dân địa phận Ðồng Chiêm tới quỳ gối cố van nài để{nl}việc phạm thánh không xảy ra. Khoảng 1000 công an với chó dữ xua đuổi{nl}tàn bạo những người cầu nguyện. Nhiều người bị gậy nện liên tiếp tới{nl}bất tỉnh. Trong khi đó quân đặc nhiệm gài mìn cho nổ tung chân thánh{nl}giá lớn định vị trên núi đá tại nghĩa trang của vùng.

{nl}

Hiện còn khó khẳng định liệu tính mạng người công giáo Ba Lan tại{nl}Việt Nam có bị nguy hay không. Chúng tôi chưa liên lạc được với tòa đại{nl}sứ Ba Lan tại Việt Nam. Piotr Paszkowski, phát ngôn viên Bộ Ngoại Giao{nl}hứa rằng sẽ tìm hiểu tình hình. Ắt hẳn nhân viên sứ quán theo dõi vụ{nl}việc – cơ quan đại sứ luôn làm vậy – Paszkowski nói. Tuy vậy, Bộ ngoại{nl}giao không cung cấp thêm thông tin về những khả năng có thể trong các{nl}bước ngoại giao nhằm bảo vệ giáo dân tại Việt Nam.

{nl}

Thượng nghị viên Stanisław Zajac (đảng PiS - Pháp Lý và Công Bằng){nl}công nhận ông có biết về tình thế khó khăn của giáo dân Việt Nam. –{nl}Chúng tôi (đảng PiS) từng đứng lên bảo vệ giáo dân tại Ấn độ. Khi các{nl}hành động bạo lực leo thang trong những vùng thế giới khác thì cần phải{nl}có thái độ rõ ràng – thượng nghị viên Zajac nói. Vị thượng nghị viên{nl}còn đảm bảo rằng ông sẽ đưa vấn đề này lên cuộc họp Câu lạc bộ đảng{nl}PiS. – Ðể tìm cách phản ứng giống như đã làm tại Ấn độ nhưng có thể với{nl}hình thức khác hơn – ông nghị nói thêm.

{nl}

Nữ nghị viên Gabriela Maslowska (đảng PiS) thẳng thắn tuyên bố sẽ{nl}nộp yêu cầu tới Bộ ngoại giao về việc gửi công hàm ngoại giao tới chính{nl}quyền Việt Nam yêu cầu Việt Nam lý giải cung cách hành xử của họ với{nl}giáo dân. – Chúng ta không thể câm nín với tư cách dân biểu và với tư{nl}cách của người công giáo. Việc đàn áp giáo dân ngày càng leo thang và{nl}thật sự đáng lo ngại. Bởi vậy nhất thiết phải đòi hỏi Bộ ngoại giao có{nl}phản ứng thích hợp. Tôi bắt tay vào việc này ngay ngày hôm nay –{nl}Maslowska tuyên bố.

{nl}

Nghị viên Châu Âu Jarosław Kalinowski nhận rằng ông không biết nhiều{nl}thông tin về những gì đang xảy ra tại Việt Nam. – Tuy vậy, tôi nghĩ{nl}rằng, ngoài các dân biểu Ba Lan, sẽ có phản ứng từ phía các nghị viên{nl}quốc hội Châu Âu.

{nl}

Nghị viên quốc hội Châu Âu ông Pawel Kowal thì hứa sẽ tìm hiểu sự{nl}việc và nạp đơn thỉnh cầu lên Ủy Ban Châu Âu. – Chắc chắn tôi sẽ gửi{nl}văn bản và nếu được, tôi muốn trực tiếp đặt câu hỏi với bà Catherine{nl}Ashton về việc này.

{nl}

Trong cuộc nói chuyện với chúng tôi, nghị viên Châu Âu Kondrad Szymański cũng tuyên bố tương tự.

{nl}

Nghị viên Artur Gorski (đảng PiS) tin rằng nhất thiết phải có phản{nl}ứng tại diễn đàn Châu Âu. – Công hàm của một quốc gia gửi từ nửa vòng{nl}trái đất có thể không có ý nghĩa lớn. Tôi cho rằng chính phủ cần hành{nl}động để Liên Minh Châu Âu, với tư cách một tổ chức liên đới, đứng lên{nl}bênh vực giáo dân bị trù dập tại các quốc gia – Gorski nói. Theo dân{nl}biểu này thì một khi Châu Âu được hình thành từ pháp quyền, tự do và{nl}tôn trọng quyền tự quyết cá thể thì chính Châu Âu phải bảo vệ các giá{nl}trị đó ngoài biên giới của mình. – Châu Âu phải giữ uy tín cho mình với{nl}các giá trị đó. Tôi trông chờ Bộ trưởng ngoại giao của Liên Minh Châu{nl}Âu có các hành động cụ thể và dứt khoát can thiệp trong việc này. Tôi{nl}cũng hi vọng rằng Chủ tịch Quốc hội Châu Âu, ông Jerzy Buzek cũng sẽ{nl}lên tiếng bảo vệ giáo dân.

{nl}

Ba Lan kết nối cùng Việt Nam qua quan hệ kinh doanh sôi động. – Việt{nl}Nam là đối tác kinh tế quan trọng của Ba Lan. Chúng ta quan tâm tới{nl}việc phát triển cộng tác kinh doanh và đầu tư – phó thủ tướng Waldemar{nl}Pawlak từng nói vậy năm 2008 trong cuộc gặp với Bộ trưởng bộ công{nl}nghiệp và nông thôn Việt Nam Vũ Huy Hoàng. Ba Lan không tiếc công ủng{nl}hộ ngành vận chuyển biển cho Việt Nam. Năm 1997, chính phủ ông{nl}Włodzimierz Cimoszewicz quyết định cho Việt Nam vay 70 triệu đô phục vụ{nl}nghành đóng tàu. Ðổi lại, Việt Nam ưu tiên nhập cảng máy móc và trang{nl}thiết bị nặng của Ba Lan. Ý tưởng này của chính phủ bị Công đoàn „Ðoàn{nl}Kết” chỉ trích bởi hợp đồng được kí kết trùng với thời điểm Xưởng Tàu{nl}Gdansk xuống dốc. Nhưng gần đây, hồi tháng 11 và 12 năm 2009, Bộ trưởng{nl}bộ nông nghiệp và phát triển nông thôn Marek Sawicki đã tới thăm chính{nl}thức Việt Nam. Phía Việt Nam khi đó tỏ ý muốn nhập các mặt hàng sữa của{nl}Ba Lan và khuyến khích Ba Lan đầu tư nông sản và thực phẩm. Nếu nhận{nl}biết Việt Nam như một trong những nước nghèo nhất thế giới với cơ chế{nl}tồn tại là nông nghiệp thì có lẽ Ba Lan có hướng gây áp lực.

{nl}

Jacek Dytkowski

{nl}
{nl}

© Bến Việt chuyển ngữ và viết dẫn nhập

{nl}{nl} {nl}{nl}