Linh Mục: Ðức Kitô Khác hay là Khác Ðức Kitô

@ 28 January 2010 07:35 AM
§ Phêrô Nguyễn Tuấn Hoan{nl}

“Năm Thánh Linh Mục” được khai mạc từ ngày 19-6-2009, đến nay đã là{nl}7 tháng. Suốt quá trình hơn nửa chặng đường, dân Chúa không ngừng cầu{nl}nguyện cho các linh mục, giám mục được luôn là những mục tử tốt lành,{nl}biết chu toàn sứ mạng mà Chúa Ki-tô, Vị Mục Tử Nhân Lành đích thật, đã{nl}ủy thác. Sau mỗi thánh lễ có đọc kinh cầu cho các linh mục. Nhưng từ{nl}ngày 24-11-2009, Giáo Hội Việt Nam lại khai mạc Năm Thánh 2010 mừng 50{nl}năm thiết lập hàng giáo phẩm VN, thì nhiều nơi không đọc bản kinh cầu{nl}cho các linh mục nữa, mà thay vào kinh Năm Thánh 2010, một vài nơi đọc{nl}cả hai kinh, khiến cho giờ lễ kéo dài, gây khó chịu cho nhiều người vì{nl}cả 2 bản kinh đều dài lê thê, kể lể van xin đủ điều.

{nl}{nl}

Lẽ ra việc này các đấng nên có cách nào hài hòa để “các điều này vẫn{nl}cứ phải làm, mà các điều kia thì không được bỏ”. Nhưng thói quen của{nl}dân mình là chuyện gì cũng chỉ khai mạc cho thật long trọng, hoành{nl}tráng, rồi đợi ngày bế mạc, để lại tiếp tục khai mạc vấn đề mới. Phần{nl}còn lại tuỳ mỗi địa phương cứ tuỳ tiện thêm bớt hoặc lờ đi cũng được.{nl}Dù sao thì chủ đề nổi bật của Năm Thánh vẫn là Thánh hóa các linh mục.{nl}Bài viết này chỉ muốn chia sẻ một suy nghĩ về tầm quan trọng của sứ{nl}mạng linh mục trong hoàn cảnh cụ thể của xã hội hôm nay, đầy sự gian{nl}dối và bất công, có những linh mục thật sự là Ðức Ki-tô khác, nhưng{nl}cũng nhiều linh mục khác Ðức Kitô, thậm chí xuất hiện những linh mục{nl}Phản Ki-tô ( viết tắt lm PKT).

{nl}

1- Linh mục, Ðức Ki-tô khác.

{nl}

Kiểu nói này do cụm từ la-tinh: Alter Christus khá quen thuộc, nguồn{nl}gốc có lẽ từ cha thánh Gio-an Ma-ri-a Vi-a-nê. Người ta còn nói cách{nl}khác là Ðức Ki-tô thứ hai. Nhưng bất kỳ ngôn ngữ nào thì cũng có một{nl}giới hạn khi diễn tả một sự kiện hay một sự vật. Khi nói linh mục là{nl}một Ðức Ki-tô khác, hay là Ðức Ki-tô thứ hai, thì có nghĩa là vị linh{nl}mục mang trong mình tất cả sứ mạng của Chúa Ki-tô, là mang lấy cả cuộc{nl}đời của Chúa Ki-tô. Sứ mạng của Chúa Ki-tô là cứu rỗi nhân loại. Cuộc{nl}đời của Chúa Ki-tô là sự dâng hiến hoàn toàn và vâng phục tuyệt đối ý{nl}Chúa Cha. Vì thế, khác ở đây không có nghĩa thay thế, như thay một cái{nl}xe khác, xây một cái nhà khác, làm quen với một người bạn khác, để rồi{nl}có thể sống theo ý mình, tạo cho mình một cung cách khác người, lập dị.

{nl}

Linh mục là Ðức Ki-tô khác, là bởi vì chức linh mục rất cao quý và{nl}có tầm quan trọng trong Hội Thánh, đến nỗi Công Ðồng Va-ti-ca-nô II{nl}khuyến cáo rằng: “Trong việc tuyển lựa chủng sinh, cần phải luôn vững{nl}tâm trong việc thử thách, dù phải buồn lòng chịu thiếu linh mục” ( OT{nl}6). Ðiều đó có nghĩa là thà thiếu linh mục, còn hơn có những linh mục{nl}bất xứng, thiếu tư cách. Một điều rất khó, là Công Ðồng đòi hỏi những{nl}bậc bề trên, dám can đảm khuyên những người do mình hướng dẫn, phải{nl}chuyển hướng ơn gọi, vì xét thấy họ không đủ tư cách. Ðó là lý do dẫn{nl}đến tình trạng “vàng thau lẫn lộn” trong hàng ngũ linh mục ngày nay.

{nl}

Linh mục là Ðức Ki-tô khác, vì qua bí tích truyền chức họ trở thành{nl}hiện thân của Chúa Kit-tô Linh Mục, chia sẻ cuộc sống của Người, họ{nl}phải tập quen sống kết hợp với Người như bạn hữu (OT 8; PO 12). Từ{nl}những con người xác thịt yếu đuối, họ được Chúa Thánh Thần xức dầu{nl}thánh hiến và được Chúa Kitô sai đi, các linh mục phải biết nghe theo{nl}sự thúc giục và hướng dẫn của Chúa Thánh Thần, không ngừng cố gắng tiêu{nl}diệt nơi mình những thói hư, nết xấu của xác thịt, để không còn sống{nl}theo ý riêng mình, mà phải để Chúa làm chủ cuộc đời mình, hầu có thể{nl}nói được rằng: “Tôi sống, nhưng không còn phải là tôi, mà là Ðức Ki-tô{nl}sống trong tôi” ( Gl 2,20).

{nl}

Là Ðức Ki-tô khác, các linh mục phải mang lại cho giáo dân sức mạnh{nl}và ánh sáng thiêng liêng, để họ có thể vững vàng thể hiện cuộc sống đức{nl}tin giữa muôn vàn thử thách trong cuộc sống trần thế. Các linh mục vừa{nl}phải sống như những người cha, biết chăm lo cho con cái mình bằng việc{nl}phân phát lương thực thiêng liêng và không ngừng đào tạo cho các tín{nl}hữu một đời sống đức tin trưởng thành. Ðừng hài lòng dừng lại ở những{nl}cái hào nhoáng bên ngoài, những xây cất lãng phí, những phát triển giả{nl}tạo của những hội đoàn, những phong trào mang tính phô trương, mà bên{nl}trong đầy những xấu xa, ghen tương, tự mãn, bè phái (PO 6). Như những{nl}người cha, nhưng các linh mục cũng là anh em của mọi người, để phục vụ{nl}mọi người như Chúa Giê-su từng nói: “Thầy đến không phải để được người{nl}ta phục vụ, nhưng là để phục vụ” (Mc 10,45). Các linh mục phải trở nên{nl}mọi sự cho mọi người, dám xả thân vì người khác, dám can đảm nói lên{nl}tiếng nói của công lý và sự thật để bênh đỡ những người bị áp bức bất{nl}công.

{nl}

Nêu ra một số điểm chính dựa trên giáo huấn của Hội Thánh, để khẳng{nl}định rẳng nếu các linh mục sống được những đòi hỏi trên đây, thì quả{nl}thật câu nói: Linh mục là Ðức Ki-tô khác không sai chút nào. Lịch sử{nl}Giáo Hội để lại cho chúng ta biết bao tấm gương của các linh mục, thời{nl}nào cũng có, gần đây nhất là cha Mác-xi-mi-li-a-nô Kôn-bê, đã dám chết{nl}thay cho một tù nhân trong trại tù của Ðức Quốc xã (1941)…Giáo Hội Việt{nl}Nam chúng ta, ngoài những linh mục đã can trường làm chứng cho đức tin{nl}bằng cái chết anh dũng của mình, trong những thời kỳ bách hại của các{nl}vua chúa. Và thời gian vừa qua, những biến cố dồn dập xảy ra tại Thái{nl}Hà, Toà Khâm sứ…và gần nhất là Ðồng Chiêm, một số đông linh mục của{nl}giáo phận Hà Nội đã can đảm nói lên tiếng nói của công lý, bất chấp{nl}những lời răn đe doạ nạt, và đã có những linh mục bị đánh đập dã man.{nl}Cũng chính vì vậy mà toàn thể dân Chúa cũng một lòng một dạ, yêu mến,{nl}kính phục và gắn bó với các chủ chiên của mình. Tất cả đã vượt qua sự{nl}sợ hãi, không lùi bước trước bạo lực, đồng tâm nhất trí thắp sáng ngọn{nl}lửa đức tin. Những linh mục đã không tìm lợi ích cho riêng mình, dám hy{nl}sinh tất cả, kể cả mạng sống mình cho đoàn chiên, thì quả thật đó là{nl}một Ðức Ki-tô khác. Nhưng cũng còn nhiều linh mục có cuộc sống không{nl}phản chiếu được khuôn mặt đích thật của Ðức Ki-tô, mà còn làm méo mó{nl}khuôn mặt Ðức Ki-tô, những linh mục này có một đời sống hoàn toàn khác{nl}Ðức Ki-tô.

{nl}

2- Linh mục, khác Ðức Ki-tô hay Phản Ki-tô.

{nl}

Cuộc đời trần thế của Ðức Ki-tô thể hiện trọn vẹn thánh ý Chúa Cha,{nl}Người đã nêu cao tấm gương vâng phục cho mọi kẻ theo Người. Bài thánh{nl}thi Pl 2,6-11 cho chúng ta thấy sự hạ mình của Ðức Ki-tô, đó là một mầu{nl}nhiệm có một không hai, Người đã hoàn toàn trút bỏ vinh quang{nl}(Kenosis), của Con Thiên Chúa, để sống kiếp phàm nhân trong sự vâng{nl}phục Chúa Cha. Thánh Phao-lô kêu mời các tín hữu hãy sống với tâm tình{nl}ấy của Ðức Ki-tô. Vâng phục không phải chỉ là trên bảo sao, dưới nghe{nl}vậy. Ðó chỉ là cách giữ luật máy móc, nô lệ lề luật. Vâng phục là luôn{nl}sẵn sàng tìm ý muốn Ðấng đã sai mình, chứ không phải tìm ý riêng mình.{nl}Nhiều linh mục chỉ muốn làm theo ý riêng mình, tìm sự thoải mái tiện{nl}nghi, thích hưởng thụ hơn là chấp nhận những hy sinh, không muốn chia{nl}sẻ cuộc sống với những linh mục khác ở những vùng hoang vu, nghèo khó,{nl}thiếu thốn mọi mặt. Vâng phục còn là biết lắng nghe những nguyện vọng{nl}chính đáng của dân Chúa, đáp ứng những nhu cầu thiêng liêng của họ. Nơi{nl}một số linh mục, còn thể hiện sự độc tài khắc nghiệt, khiến cho những{nl}giáo dân ít hiểu biết sợ hãi và xa lánh sau khi bị khước từ một yêu cầu{nl}chính đáng, chỉ vì thiếu một điều kiện nào đó, mà lẽ ra họ phải được ôn{nl}tồn hướng dẫn cho họ biết phải làm những gì, hoặc họ cảm thấy vui vẻ dù{nl}yêu cầu đó không được đáp ứng.

{nl}

Linh mục khác Ðức Ki-tô, vì không hề biết chạnh lòng thương những{nl}người đang gặp khổ đau, những người đói khát, những người bị bỏ rơi bên{nl}lề cuộc sống.

{nl}

Linh mục khác Ðức Ki-tô, vì chỉ biết im lặng không dám lên tiếng{nl}bênh vực những người bị áp bức, những người đang chịu sự bất công của{nl}bạo lực.

{nl}

Dửng dưng trước đau khổ của tha nhân, cũng là đồng loã với sự ác. Dụ{nl}ngôn ông phú hộ và anh La-da-rô nghèo khó, minh hoạ cho thái độ dửng{nl}dưng này (x.Lc 16,19-31). Không phải cứ có nhiều tiền thì có quyền sống{nl}xa hoa hưởng thụ, thu mình trong cái thế giới trưởng giả, không hề nhìn{nl}ra bên ngoài, không quan tâm gì đến cảnh khổ đau của những người xung{nl}quanh. Có những linh mục, sau ngày lễ “phong chức”, cả cuộc sống sau{nl}này chỉ nghĩ đến “phong bì”. Có “phong bì” thì mọi sự dễ dàng.

{nl}

Giáo Hội Việt Nam hôm nay, không chỉ có các linh mục khác Ðức Ki-tô,{nl}mà còn có những linh mục sống phản lại sứ mạng của mình, thoả hiệp và{nl}chung đường với quyền lực sự dữ để phá Giáo Hội. Họ là không phải là{nl}Alter Christus mà là Anti Christus (tôi có ý viết rời để thấy sự tương{nl}phản). Từ Antichristus (bản la-tinh) trong thư thánh Gio-an (1Ga{nl}2,18-19) được dịch là Phản Ki-tô (viết tắt là PKT cho tiện! ).

{nl}

Ðể thấy bản chất và sự tác hại của những linh mục PKT chúng ta cần{nl}đọc cả đoạn văn này: “Hỡi anh em là những người con thơ bé, đây là giờ{nl}cuối cùng. Anh em đã nghe biết là tên Phản Ki-tô sẽ đến; thế mà giờ đây{nl}nhiều tên Phản Ki-tô đã xuất hiện”. Và thật khó lường bởi vì: “ Chúng{nl}xuất thân từ hàng ngũ chúng ta, nhưng không phải là người của chúng ta,{nl}vì nếu là người của chúng ta, chúng đã ở lại với chúng ta. Nhưng như{nl}thế mới rõ: không phải ai ai cũng là người của chúng ta”(c.19). Ðó{nl}chính là những lời cảnh báo của thánh Gio-an vào thời điểm Giáo Hội bị{nl}bách hại bởi những bạo quyền Rô-ma. Ngay từ thời Cựu Ước và trải dài{nl}trong lịch sử Giáo Hội, bất cứ thời nào và bất cứ nơi nào thì hoạt động{nl}của Thiên Chúa cũng luôn gặp phải những sức mạnh đối nghịch mang những{nl}bộ mặt khác biệt. Và những PKT luôn đứng về phía quyền lực nhân loại,{nl}để rồi bằng những thủ đoạn dối trá được che đậy cách khôn khéo, những{nl}PKT này tìm cách làm cho các kẻ tin đi lạc đường (c.26). Những linh mục{nl}PKT cũng xuất thân từ hàng ngũ linh mục, được gieo trồng vun tưới cẩn{nl}thận, thế nhưng “quỷ dữ đã đến cướp đi điều đã gieo trong lòng người{nl}ấy”(Mt 13,19), để từ nay họ chỉ biết làm theo những xúi giục của Quỷ Dữ.

{nl}

Những suy nghĩ trên chỉ là cảm hứng từ những đoạn Lời Chúa trong{nl}tương quan với những sự kiện đang diễn ra có chiều hướng bất lợi cho{nl}Giáo Hội. Mà trong Giáo Hội cũng đang có những bất đồng ý kiến với nhau{nl}về thái độ của giới lãnh đạo và đã có nhiều bài viết ở nhiều mức độ{nl}khác nhau. Một số người cho rằng như thế là “vạch áo cho người xem{nl}lưng”, là gây chia rẽ, làm “phân hoá nội bộ” sẽ có lợi cho người ngoài.{nl}Theo tôi, mình chẳng cần vạch áo thì “người ta” cũng biết rõ rồi, thời{nl}đại khoa học với phương pháp “nội soi” tinh vi, “người ta” không chỉ{nl}xem được lưng mà còn biết được cả tim gan phèo phổi của mình nữa đấy!{nl}Và tôi nói một cách xác tín với “người ta” rằng: đừng tưởng bở cho rằng{nl}Giáo Hội sẽ bị tiêu diệt vì những cái khuyết điểm ấy, bởi đó chỉ là{nl}những bất đồng thời nào cũng có, là dấu vết của những con người bất{nl}toàn trong cộng đồng những kẻ tin vào Ðấng đã tuyên bố: “Thầy đã thắng{nl}thế gian” (Ga 16,33) dù họ còn còn phải chịu gian nan khốn khó nhiều.{nl}Hơn nữa, phải cho “người ta” thấy rằng, Giáo Hội rất cần đến những{nl}người con trưởng thành, không giống như ngoài đời chỉ biết cúi đầu, cắn{nl}răng chịu đựng những kẻ cai trị mình. Người con trưởng thành dám nói{nl}lên tâm tư nguyện vọng của mình, đôi khi cần cũng phải mạnh mẽ góp ý về{nl}những thiếu xót của những người làm cha làm mẹ. Thật sai lầm khi nghĩ{nl}rằng bậc làm cha làm mẹ thì nói gì cũng đúng, làm gì cũng hay. Vì thế{nl}những bậc làm cha làm mẹ, cũng cần có một tấm lòng bao dung, quảng đại,{nl}dám can đảm thấy được những bất toàn trong sứ mạng của mình, biết lắng{nl}nghe những nguyện vọng, tâm tư của con cái, chứ đừng quá coi trọng cái{nl}tôi của mình, coi con cái như kẻ xa lạ hoặc như thứ đồ bỏ đi, mà tỏ một{nl}thái độ thiếu tình thương.

{nl}

Tóm lại, trong hoàn cảnh xã hội hôm nay, với những biến cố xảy ra{nl}cho Giáo hội, những xúc phạm đến con người và hơn thế nữa, đến lòng tin{nl}với những giá trị thiêng liêng của Giáo Hội, cụ thể là việc xúc phạm{nl}nặng nề đến Thánh Giá là biểu tượng cao cả nhất của những kẻ tin vào{nl}Ðức Giê-su Ki-tô, không phân biệt Công Giáo, Tin Lành, Anh Giáo hay{nl}Chính Thống Giáo. Các linh mục có nhiệm vụ phải giúp các tín hữu nhận{nl}ra sự thật và sống tinh thần hiệp thông bằng lời cầu nguyện. Thật đáng{nl}buồn vì còn rất nhiều linh mục dửng dưng, thậm chí hết sức tránh né vấn{nl}đề, và tệ hơn cả là có một số còn có những nhận định sai lạc của một{nl}Phản Ki-tô.

{nl}

Còn các Giám mục thì sao?

{nl}

Tôi không dám nhận định về các ngài, tôi chỉ nói lại nhận định của{nl}cố giám mục Phao-lô Lê Ðắc Trọng về hàng Giám mục: “Giám mục đoàn yếu,{nl}nhiều vị tuổi già, bệnh tật, lại ở những vị trí quan trọng. Thiếu đoàn{nl}kết, chia rẽ theo miền, theo địa phương, tuy chưa đến độ trầm trọng. Vị{nl}thì chỉ lo cho quyền lợi của giáo phận mình, không quan tâm mấy đến{nl}quyền lợi chung, vị khác lo bảo vệ vinh quang (học vị), hầu hết nhút{nl}nhát…Không thiếu những vị kỳ thị giáo phận nhỏ to, thầm ước mơ…những vị{nl}trí cao sang.” ( Chứng từ của một Giám Mục).

{nl}

Ðọc những dòng này, tôi không lấy làm thất vọng hoặc khinh khi các{nl}đấng bậc trong Hội Thánh. Trái lại tôi càng yêu mến và gắn bó hơn với{nl}Hội Thánh, bởi vì đó là nơi quy tụ những con người bất toàn và yếu đuối{nl}cần đến ơn Chúa để được cứu độ. Nếu giả sử Hội Thánh toàn những con{nl}người hoàn hảo thánh thiện, thì chắc là tôi phải rút lui thôi! Tuy{nl}nhiên, điều đáng buồn không phải vì thấy các Giám mục yếu đuối, bất{nl}toàn mà vì các đấng không can đảm nhìn nhận sự yếu hèn của mình. Một{nl}bài giảng của giám mục Ð., một bài viết của giám mục Kh., nhất là bài{nl}“Lên tiếng hay không lên tiếng” của WHÐ, cho thấy các ngài cứ loanh{nl}quanh lẩn quẩn với những lý thuyết suông, biện minh cho thái độ của{nl}mình. Các Giám mục là những đấng kế vị các thánh Tông Ðồ, thế mà sách{nl}Công vụ thuật lại bài giảng của thánh Phê-rô, nói thẳng, nói thật dù bị{nl}bắt bớ, đánh đập và ngăm đe. Phê-rô tố cáo tội trạng của những kẻ đã{nl}giết Chúa Giê-su: “Anh em đã chối bỏ Ðấng Thánh và Ðấng Công Chính, mà{nl}lại xin ân xá cho một tên sát nhân. Anh em đã giết Ðấng khơi nguồn sự{nl}sống….Giờ đây tôi biết anh em đã hành động vì không hiểu biết, cũng như{nl}các thủ lãnh của anh em..Anh em phải lìa bỏ những tội ác của mình”({nl}x.Cv 3,12-26). Thật cảm phục vị Tông Ðồ, xuất thân từ đám ngư dân nơi{nl}biển hồ Ga-li-lê, đã có gia đình, là kẻ đã từng hành động nóng nảy,{nl}những phát biểu không đúng chổ bị Chúa khiển trách, và thậm tệ hơn với{nl}3 lần ra sức chối Chúa. Các giám mục của chúng ta, đầy bằng cấp tiến sĩ{nl}này, tiến sĩ kia liệu có can đảm bằng anh ngư phủ miền Ga-li-lê không?

{nl}

Xin Chúa ban cho các Giám Mục được khôn ngoan và can đảm, cho các{nl}ngài nghe được lời Chúa Giê-su: “Ðừng sợ! Cứ nói đi, đừng làm thinh, vì{nl}Thầy ở với anh; không ai tra tay hại anh được, vì Thầy có một dân đông{nl}đảo trong thành này.”( Cv 18,9-10). Nhất là các ngài hãy tin vào lời{nl}hứa của Chúa: “Ơn của Thầy đã đủ cho anh, vì sức mạnh của Thầy được{nl}biểu lộ trọn vẹn trong sự yếu đuối.” (2Cr 12,9).

{nl}{nl}

An Lạc, ngày 26-1-2010
§ Phêrô Nguyễn Tuấn Hoan

{nl}{nl}