Vì sao Việt Nam mở rộng chiến dịch đàn áp?

@ 1 February 2010 10:28 PM
{nl}{nl}
{nl} Thanh Quang, phóng viên đài RFA
{nl}{nl} {nl}{nl}

Trong{nl}thời gian gần đây, VN xem chừng như trở thành trọng tâm chú ý của công{nl}luận khi những vụ đàn áp, giam giữ, kết án diễn ra gần như dồn dập{nl}trong nước trước sự làm ngơ của giới cầm quyền đối với phản ứng khắp{nl}nơi.

{nl}{nl}
{nl} {nl}

Photo: RFA

{nl}

Bài “Những vụ kết tội nguy hiểm” của báo The Economist của Anh.

{nl}
{nl}{nl}
{nl} {nl}{nl} {nl}{nl}

Câu hỏi được nêu lên là vì{nl}sao VN đột nhiên tăng tốc chiến dịch đàn áp như vậy. Tổng hợp thông tin liên hệ,{nl}Thanh Quang trình bày tình hình này sau đây:

{nl}

Kể từ tháng 3 năm ngoái,{nl}VN xem chừng như mở rộng chiến dịch đàn áp nặng tay đối với giới tu hành và những{nl}nhà bất đồng chính kiến, tiến hành đợt bắt bớ mới nhắm vào các luật sư độc lập,{nl}bloggers, những nhà hoạt động cho dân chủ dám chỉ trích đường lối, chính sách của{nl}giới cầm quyền, khiến hằng chục tù nhân lương tâm gần như liên tiếp lâm vào cảnh{nl}lao lý sau những phiên xử bất công.

{nl}

Và rồi những bản án tù nặng{nl}nề gần đây nhất với những tội danh thường thấy như “xâm phạm an ninh quốc gia”,{nl}“tuyên truyền chống phá nhà nước”, thậm chí “hoạt động nhằm lật đổ chính quyền{nl}nhân dân”, đã dành cho những người có tâm huyết với đất nước.

{nl}

Ðại hội đảng XI, tranh{nl}giành quyền lực

{nl}

Khi đề cập tới tình trạng{nl}đàn áp tại VN, qua bài “Những vụ kết tội nguy hiểm”, báo The Economist của Anh{nl}có nêu lên nghi vấn rằng “không rõ tại sao VN phát động chiến dịch đàn áp nặng{nl}tay hơn trong thời gian gần đây”. Bài báo trích dẫn lời một số quan sát viên{nl}cho rằng tình hình căng thẳng này diễn ra vì sắp sửa có đại hội đảng lần thứ 11{nl}vào năm tới. Trong khi những người khác tin là chính cuộc đấu tranh trong Bộ{nl}Chính trị - giữa phe thân Trung Quốc và phe thân Phương Tây - mới là thủ phạm.{nl}Theo bài báo thì tình trạng gọi là cởi mở chính trị tại VN có thể ví như chỉ số{nl}thị trường, trồi sụt theo thời gian. Nhưng bài báo khẳng định là chừng nào mà hệ{nl}thống giáo dục VN còn đưa thế hệ trẻ có khả năng đi du học nước ngoài, thì khi{nl}trở về quê, họ sẽ bị ảnh hưởng của những tư tưởng phương Tây.

{nl}{nl}{nl}

Tờ Wall Street Journal của{nl}Mỹ mới đây, qua bài tựa đề “Hà Nội đàn áp nhân quyền”, cũng nêu lên thắc mắc{nl}tương tự, rằng “Không rõ tại sao giới lãnh đạo VN bất ngờ áp dụng đường lối cứng{nl}rắn chống tự do bày tỏ cảm tưởng?”. Theo nhận xét của bài báo thì việc Hà Nội kết{nl}án 5 năm rưởi tù đối với cựu trung tá Trần Anh Kim về tội gọi là “thực hiện những{nl}hoạt động nhằm lật đổ chính quyền nhân dân” là một phản ứng hốt hoảng trước{nl}phong trào đối lập đang được sự ủng hộ của dân chúng”. Vẫn theo bài báo thì{nl}cũng có thể chiến dịch ngày càng nặng tay của giới cầm quyền là nhằm gởi một{nl}thông điệp cho phe cán bộ chủ trương cải cách, cũng như tìm cách đoàn kết lại{nl}các phe nhóm trong đảng trước kỳ đại hội toàn quốc vào năm tới. Bài báo kết luận{nl}rằng cho dù vì lý do gì đi nữa, thì hành động của VN gởi một thông điệp rõ ràng{nl}là mặc dù VN mong ước hội nhập chặt chẽ hơn với thế giới qua phương cách đối thoại{nl}về thương mại, chính trị, nhưng căn nguyên vấn đề là VN vẫn còn dưới thể chế độc{nl}đoán rất bấp bênh và lạc hậu.

{nl}

Ngay sau vụ xử 4 nhà nhà{nl}dân chủ ở Saigòn, kể cả LS Lê Công Ðịnh và thạc sĩ công nghệ thông tin Nguyễn{nl}Tiến Trung, tổ chức Ân Xá Quốc Tế trụ sở tại Luân Ðôn, Anh Quốc ra một thông{nl}cáo báo chí, trích dẫn lời ông Brittis Edman, chuyên gia nghiên cứu về VN của Tổ{nl}chức Ân Xá Quốc Tế lưu ý rằng “Vụ xử này là một hình thức hoàn toàn chế giễu{nl}công lý, bất chấp những nhân quyền căn bản...”. Vẫn theo viên chức vừa nói thì{nl}lẽ ra những nhà dân chủ ấy “không bao giờ bị bắt, chứ đừng nói tới chuyện bị buộc{nl}tội và lãnh án tù.” Vì sao, viên chức ấy giải thích, vì “phiên xử không cho bị{nl}cáo hưởng quyền được bào chữa đúng nghĩa, cho thấy rõ tình trạng VN thiếu tôn{nl}trọng tự do ngôn luận và bất đồng chính kiến trong ôn hòa, cũng như tòa án{nl}không được độc lập”. Bản thông cáo báo chí của Tổ chức Ân xá Quốc tế kết luận rằng{nl}phiên xử cũng chứng tỏ VN cần phải cấp bách cải cách những khuyết điểm nghiêm{nl}trọng trong Bộ Luật Hình sự năm 1999, những điều khoản mơ hồ dùng để kết tội những{nl}nhà bất đồng chính kiến ôn hòa – là điều đi ngược lại với nghĩa vụ của VN trong{nl}khuôn khổ luật quốc tế.

{nl}{nl}

{nl}
{nl} HRW-Vietnam-250.jpg{nl}
{nl}
{nl} Human Rights Watch cho rằng Việt Nam gia tăng đàn áp các nhà dân chủ để chuẩn bị cho Ðại hội Ðảng lần thứ 11.

{nl}
{nl}Tờ The Times ở Luân Ðôn{nl}trích dẫn lời ông Brad Adams, Giám đốc Á Châu của tổ chức theo dõi nhân quyền{nl}Human Rights Watch trụ sở tại New York lưu ý rằng “thái độ thù nghịch đối với tự{nl}do bày tỏ cảm tưởng và bất đồng chính kiến ôn hòa ngày càng trở nên trắng trợn{nl}trong giai đọan trước khi có đại hội đảng vào năm tới”. Và ông kêu gọi “VN phải{nl}chấm dứt hành động buộc tội và bỏ tù những người chỉ trích chính phủ chỉ vì họ{nl}thực thi quyền tự do ngôn luận, và VN cần phải bắt đầu tôn trọng nghĩa vụ của{nl}mình theo những công ước về nhân quyền mà chính Hà Nội đã ký kết”.

{nl}

Theo tổ chức Ký Giả Không{nl}Biên Giới trụ sở tại Paris, Pháp Quốc, thì “những nhà dân chủ đấu tranh ôn hòa{nl}đang phải trả giá cho chứng hoang tưởng và những vụ tranh giành quyền lực trong{nl}nội bộ đảng cộng sản cầm quyền trước khi diễn ra đại hội đảng vào năm tới”.

{nl}

Tổ chức Ký Giả Không Biên{nl}Giới lưu ý rằng “Làn sóng bắt bớ đó sẽ không chấm dứt được cuộc tranh luận về{nl}tương lai đất nước (VN)”. Theo tổ chức này thì những nhà bất đống chính kiến bị{nl}tù tội “...đã trở thành biểu tượng thúc đẩy cuộc đấu tranh cho tự do tư tưởng tại{nl}VN và hải ngoại”. và “cộng đồng thế giới phải lên án những bản án nặng nề và áp{nl}lực chính phủ (VN) trả tự do cho những nhà hoạt động dân chủ”.

{nl}{nl}

Qua tờ Wall Street{nl}Journal, luật sư quốc tế Robert Amsterdam có bài nói về “Ngôn ngữ nhân quyền,{nl}ngữ pháp công lý bị rơi vào tay những kẻ không thích hợp”, lưu ý rằng “một{nl}phiên xử mà không có quyền bào chữa nào cũng gọi là “phiên xử”, một sự kết tội{nl}nhận lệnh từ lãnh tụ độc đoán – chứ không phải quan tòa – vẫn gọi là “tội”, và{nl}rồi tiếp tục tồn tại một quan niệm sâu rộng và nguy hiểm rằng luật pháp và tòa{nl}án phối hợp hoạt động tốt đẹp...”. Vẫn theo luật sư này thì đối với những chính{nl}phủ độc tài, “việc áp dụng tội trạng là mục tiêu của họ hơn là thực trạng có tội,{nl}vì họ dựa vào quyền lực để xóa bỏ tình trạng được coi là vô tội khi chưa có án{nl}quyết. Họ biết rằng chỉ bằng cách gán cho những nhà bất đồng chính kiến hay đối{nl}lập là tội phạm, thì công chúng cũng sẽ xem những người này như vậy”.

{nl}{nl}{nl} {nl}{nl}
{nl}

Copyright © 1998-2010 Radio Free Asia. All rights reserved.

{nl}{nl}