Sự thật về Lá đơn kêu cứu của người giáo dân Cồn Dầu

@ 4 February 2010 10:18 PM
Nói sự thật về lá đơn và nhiều lá đơn kêu cứu của người dân thôn Cồn{nl}Dầu, Hòa Xuân, Cẩm Lệ, Ðà Nẵng. Người dân thôn Cồn Dầu và đặc biệt là{nl}Ban Ðại Diện Giáo Xứ Cồn Dầu, được chính quyền mời họp rất nhiều lần{nl}như đơn kêu cứu khẩn cấp đã viết. Khi họp giữa dân ông bí thư thành ủy{nl}Nguyễn Bá Thanh đã nhiều lần răn đe với chúng tôi không được đứng đơn{nl}tập thể kêu cứu với Chính Quyền các cấp từ địa phương đến Trung Ương.{nl}Nếu có gửi đơn thì gửi đơn và ký tên một mình.

Người{nl}dân thôn Cồn Dầu không đồng tình lời phát biểu của ông Bí Thư. Không lẽ{nl}có một sự bất công với người dân, không cho người dân nói lên sự thật{nl}về sự công bằng đối với người dân. Câu nói: “Khó ngàn lần không dân cũng chịu, dễ vạn lần dân liệu cũng xong” phải “lấy dân làm gốc”{nl}chúng tôi rất đau khổ và rất lo sợ cho tính mạng của chúng tôi vì sự{nl}răn đe kiểm soát của công an, an ninh hàng ngày họ theo dõi người dân{nl}liên tục.

Dầu vậy người dân Cồn Dầu vẫn kiên cường đứng lên{nl}nói về sự thật đòi công bằng trong các cuộc họp giữa ông Nguyễn Bá{nl}Thanh, lãnh đạo thành phố, quận, phường về một sự công bằng và công lý{nl}cho người dân thôn Cồn Dầu cho dù họ phải trả giá cho một quê hương mà{nl}cả thế hệ cha ông của người dân Cồn Dầu đã bỏ rất nhiều công sức thậm{nl}chí cả máu để xây dựng làng Cồn Dầu giàu đẹp và cuộc sông đầy bình an{nl}cho một số người lấy quyền lực đè ép người dân bán đất của làng Cồn Dầu{nl}cho người đầy thế lực và tiền của, không cho người dân ở lại nơi mảnh{nl}đất của người dân làng Cồn Dầu.

Trước đây, vào tháng 7 năm 2008,{nl}người dân Cồn Dầu đã họp với lãnh đạo thành phố, quận, phường Hòa Xuân{nl}về dự án khu du lịch sinh thái ven sông Hòa Xuân. Thấy lãnh đạo thành{nl}phố một mực khăng khăng đòi giải tỏa cho được làng Cồn Dầu. Kiểm định{nl}cho được ruộng vườn nhà ở của người dân. Ban Ðại Diện Giáo Xứ và bốn tổ{nl}dân phố cùng người dân Cồn Dầu họp lại với nhau nhiều lần lập biên bản,{nl}đồng ký tên gửi lên các cấp chính quyền đơn kêu cứu.

Sau khi{nl}nghe tin chúng tôi gởi đơn kêu cứu vào tháng 7 năm 2008 cho chính quyền{nl}thì công an và an ninh đã điều tra tìm hiểu ai viết đơn. Nhưng tất cả{nl}người Cồn Dầu xác nhận đứng lên đòi công lý và cho đời sống của người{nl}dân không còn đất ruộng để sản xuất, không còn đất vườn ở, giá đền bù{nl}rất rẻ mạt mua không đủ một kílô thịt. Và rồi, đơn và tiếng kêu của{nl}người dân vẫn là tiếng kêu giữa sa mạc và giữa biển khơi.

Vào{nl}ngày 25 tháng 1 năm 2010 ông Bí thư Nguyễn Bá Thanh dẫn chính quyền các{nl}cấp thành phố, quận, phường cùng công an, an ninh rất đông người trên{nl}150 người và người dân Cồn Dầu thấy thế họ khiếp sợ, nhiều người sống{nl}từ 50-80 tuổi chưa từng thấy thế lực và quyền lực nào đến nhà người dân{nl}chưa được sự đồng ý, tự động vào nhà đòi kiểm định. Kiểm định không{nl}được phạt hành chính một triệu đồng cho các gia đình không đồng ý kiểm{nl}định, đọc trên loa phát thanh ngày đêm liên tục.

Nhiều gia{nl}đình quá sợ hãi họ phải đóng cửa, kéo gai tre rào cổng ngõ thầm nói với{nl}chính quyền là họ không đồng tình với dự án này, nhưng đoàn quân an{nl}ninh vẫn săn, lùng sục tìm đủ mọi cách kiểm định cho được nhà của người{nl}dân từ ngày 25 đến ngày 30 tháng 1 năm 2010. Có nhiều nhà họ quá sợ hãi{nl}vì phải đối chất với chính quyền thế lực hùng mạnh, và có người quá sợ{nl}nên đến ngất đi và phải đi cấp cứu như bà Nguyễn Thị Kim Cúc, cô giáo{nl}Tống Thị Mai. Những người phải kêu la than khóc như cô giáo Thương, bà{nl}cụ Vững, ông Sinh, cô Nhẫn, ông Liêm, v.v…

Về việc giải tỏa, chính quyền còn răn đe các doanh nghiệp tư nhân trong giáoxcứ và các giáo viên rằng: "nếu không đồng ý kiểm định, sẽ không cho doanh nghiệp hoạt động và các giáo viên kiểm điểm, có thể không cho dạy học". Nhưng họ vẫn kiên cường từ chối không đồng ý kiểm định, dù biết rằng không biết mai sau số phận và cuộc sống họ sẽ ra sao?

Khi{nl}viết đơn kêu cứu khẩn cấp gửi các cấp chính quyền, tập thể người dân{nl}Cồn Dầu cũng đã nhờ chuyển lên mạng lưới toàn cầu và mong muốn tiếng{nl}nói kêu cứu được lan rộng hầu có người nghe mà tiếp cứu, chứ không phải{nl}là vô danh hay là mơ hồ xuyên tạc. Lúc đầu, chúng tôi không đưa ra bảng{nl}tên và chữ ký lý do là muốn bảo đảm an toàn là khi đơn chưa ra đến{nl}trung ương thì muốn tránh đi sự chú ý và theo dõi của công an của chính{nl}quyền.

Mong rằng quý vị các cấp tôn giáo địa phương phải hiểu{nl}điều này mà thông cảm chứ không thể dựa vào đó mà bắt bẻ, nhất nữa làm{nl}xứt mẻ tình cha con và lý ra thì "cha phải hiểu con mình hơn ai hết"{nl}chứ chả lẽ cố tình làm ngơ sao đừng! Và cũng xin bạn đọc hiểu rõ khi{nl}đơn đến các cấp nhà lãnh đạo, thì nay người dân Cồn Dầu sẽ không ngại{nl}mà đăng lên chữ kí của mình.

Nguyễn Giu Hội{nl}
(source: http://www.vietcatholic.net/News/Html/76505.htm)

{nl}
{nl}

{nl}
{nl}{nl}