Lễ Suy tôn thánh Giá và cầu nguyện cho Ðồng chiêm, Giáo Hội và Quê hương Việt Nam

@ 11 February 2010 01:28 AM
Thánh Lễ đồng tế gồm Cha Chính Xứ Joachim Decker, Cha Giuse Nguyễn văn{nl}Tịnh, Cha Phêrô Nguyễn Ðức Minh và Cha Augustinô Phạm sơn Hà OSB, vào{nl}khoảng 350 người Ðức và Việt. Một điểm nổi bật rất rõ, số giáo dân tham{nl}dự, mà các bạn trẻ Việt Nam đã chiếm tỉ lệ khoảng 50%..Mặc dù Thánh{nl}đường cũng không nhỏ, nhưng giáo dân đã ngồi chật ních cả nhà thờ. Ðiều{nl}đó cũng nói lên phần nào sự hiệp thông sâu sắc của người tham dự đối{nl}với Quê hương và Giáo hội Việt Nam. Thánh Lễ vào chiều thứ bảy, mùa{nl}đông buốt giá tham dự rất đông đảo giáo dân Ðịa phương và Giáo dân Việt{nl}Nam, người Việt Nam tham dự lại mang khăn tang trắng với chữ: „Hiệp{nl}thông với Ðồng chiêm„ đã làm cho người giáo dân Ðức tham dự buồi lễ hôm{nl}đó rất ngạc nhiên và tò mò.

Theo lời mời gọi của Ban tổ chức,{nl}mọi người cùng đeo khăn tang, để tưởng niệm Thánh Giá tại Ðồng Chiêm bị{nl}hủy diệt, và hiệp thông với giáo dân Ðồng chiêm đang bị trù dập, bị đe{nl}dọa, đánh đập bắt bớ.

Ðúng 16 giờ 30 chương trình suy tôn Thánh Giá được bắt đầu, Cha Sơn Hà chào đón moi nguời và dẫn ý:

"Hôm{nl}nay, mọi người hiện diện nơi đây, đã biết nhà cầm quyền Hà Nội đã tấn{nl}công giáo xứ Ðồng Chiêm và triệt hạ Thánh Giá trên Núi Thờ. Họ muốn{nl}tiếp tục giết Chúa Kitô một lần nữa! Nhưng không giết được Ngài, họ đã{nl}phá đổ Thánh Giá và đánh đập anh chị em ở Ðồng Chiêm!"

{nl}Qúy Cha, giáo dân các cháu Thiếu Nhi tay cầm nến, các bạn Thanh Thiếu{nl}niên rước Thánh Giá đi đến những chặng Thánh Giá. Các Cha mặc phẩm phục{nl}đỏ, nói lên lòng can đảm sắt son, trung thành, yêu mến Chúa Giêsu-Kitô.{nl}

Cha Sơn Hà mời gọi mọi người hãy yêu Thánh Giá của mình và của{nl}Tha nhân, nghĩa là chúng ta cùng hiệp thông trong những đau khổ mà mọi{nl}Tôn Giáo, mọi người dân trên nước Việt Nam đang phải chịu. Cha cũng{nl}nhắc lại hình ảnh Bà Verônica không sợ những người lính đang dã man{nl}đánh đập Chúa, lao vào để lau mặt thảm thương bê bết máu, chính là một{nl}nhân đức mà mọi ngườ cần học, xin cho dân tộc Viêt Nam biết thương yêu{nl}nhau, can đảm an ủi, bênh vực nhau khi có những anh em vì Công Lý, và{nl}sự thật bị đánh đập hành hạ vì đã can đảm làm chứng cho công lý và sự{nl}thật như tại những nơi bị áp bức, Chúa luôn là niềm ủi an, hướng dẫn{nl}mọi người biết nhận ra những ân huệ của Chúa đang hiện diện trong tâm{nl}hồn họ.

http://www.vietcatholic.net/pics/100209D%C3%BCsseldorf6.jpg

http://www.vietcatholic.net/pics/100209D%C3%BCsseldorf3.jpg


Cha Sơn Hà kết luận: ”Ðất nước của chúng con đang còn{nl}nhiều hận thù, tranh chấp, đàn áp, bách hại... vì chúng con đang chối{nl}bỏ Chúa và chưa thật sự đặt niềm tin vào Chúa. Chỉ có khi nào Chúng con{nl}biết đặt hết tin tưởng phó thác, cầu nguyện mật thiết với chúa thì sẽ{nl}được sự bình an thật trong tâm hồn và từ đó mình mới có thể yêu thương,{nl}giúp đỡ anh em, và làm cho quê hương mình được ấm no, tự do, thanh{nl}bình. Xin cho chúng con hiểu đường thập giá là đường tình yêu, đường{nl}dẫn tới giải thoát và chan hoà ánh sáng Phục sinh. Chúa Giêsu đã chết{nl}trên cây Thánh Giá chỉ vì yêu thương nhân loại, xin cho nhân loại biết{nl}xây dựng Thánh Giá trong tâm hồn của họ. Xin Thánh Giá Chúa luôn là vũ{nl}khí chiến thắng những xấu xa, những bất công, những tội ác. Ðể cả dân{nl}tộc Việt Nam chúng con được sống trong tình yêu và hòa bình “

Cha Giuse Nguyễn văn Tịnh và Cha Phêrô Nguyễn Ðức Minh cùng với Cha Sơn Hà đọc những lời nguyện cho Chặng đường Thánh Giá.

{nl}Sau đó mọi người cùng đốt nến, Thanh Thiếu niên tiến đến đỡ Thánh Giá{nl}và cùng với Cha Sơn Hà vác Thánh Giá, Qúy Cha cùng với giáo dân tiến về{nl}phía bàn thờ, Thánh Giá có vành khăn tang được dựng ở giữa bàn thờ. Ðó{nl}là biểu tượng sự đau khổ và thân phận con cái Chúa tại Việt Nam.

Tiếp{nl}đến, Thánh lễ được tổ chức long trọng ngay trên quê hương{nl}Düsseldorf-Eller của Ðức C ha Heiner Koch lo phụ trách về ngoại kiều{nl}của Tổng Giáo phận Köln, thật đúng là một ơn lành Chúa đã ban cho. Cùng{nl}đồng tế với Cha Chính Xứ Joachim Decker, Cha Pham sơn Hà OSB thuộc dòng{nl}Beneđictô, Cha Nguyễn đức Minh và Cha cố Giuse Nguyễn văn Tịnh.

Vào{nl}mỗi thứ bẩy đầu Tháng Nhóm Cầu Nguyện có một giờ chầu, cùng phép lành{nl}Thánh thể và Thánh Lễ cầu nguyện cho Quê hương Việt Nam tại nơi đây và{nl}vào giờ này.

Trong Thánh Lễ Cha Hà đã giảng: Thánh giá là biểu{nl}tượng thiêng liêng cao cả của niềm tin tôn giáo. Vì thế người công Giáo{nl}phải lên tiếng để bênh vực cho Thánh Giá, như xưa Cha ông chúng ta chấp{nl}nhận cái chết mà không bước qua Thánh Giá, và cho những người nhỏ mọn{nl}bị đàn áp, vì họ bảo vệ biểu tượng thiêng liêng cao cả của mình. Gởi{nl}tới giáo dân người Việt Nam Cha Sơn Hà cũng nhắc nhở, không nên quên{nl}lãng qúa khứ của mình là những người Việt Nam, vượt biển đi tìm tự do.{nl}May mắn được sống trong một đất nước tự do, bổn phận của chúng ta là{nl}lên tiếng bênh vực cho công lý và hoà bình, bênh vực cho anh chị em tại{nl}Việt Nam bị nhà cầm quyền Cộng Sản áp bức, gây nhiều đau thương mà dân{nl}tộc và Giáo Hội Việt Nam phải gánh chịu.

Cha Sơn Hà kêu gọi:

Chúa{nl}cần sự cộng tác của chúng ta trong chương trình cứu độ của Ngài: Chúa{nl}ban cho chúng ta có đôi tay, để thực hiện công trình của Ngài hôm nay.
Chúa ban cho ta có đôi chân, để dẫn đưa mọi người về với Chúa.
Chúa ban cho chúng ta có miệng, để chúng ta loan báo cho mọi người nhận biết Chúa.
Chúa cần sự cộng tác, giúp đỡ của chúng ta, để đưa mọi người về bên Chúa.
Chúng ta duy nhất trong một Chúa mà mọi người đều tuyên xưng.Chúng ta thể hiện tin mừng của Chúa trong lời nói và việc làm
."

Qua{nl}bài giảng giáo dân tham dự Thánh lễ đã cảm nhận được rằng Cha Sơn Hà{nl}rất nặng lòng với Quê hương đất nước và Giáo Hội Việt Nam. Một phụ nữ{nl}Ðức đã nói nhỏ với chồng mình rằng: „Ông Linh Mục này giảng tâm tình{nl}qúa....“

Cha Sơn Hà giảng vừa tiếng Ðức cho người bản xứ và tiếng Việt cho người đồng hương.

Thánh{nl}lễ được cử hành thật sốt sắng và trang nghiêm. Làm cho hai dân tộc Ðức{nl}-Việt biết qúy trọng và cảm thông nhau hơn.. Trước khi Thánh Lễ kết{nl}thúc Cha Chính Xứ Joachim Decker đã chia sẻ với Cộng đoàn rằng: „Lâu{nl}lâu chúng ta cũng nên nhắc lại là chúng ta may mắn đang sống trong một{nl}đất nước có tự do tôn giáo. Nhiều nơi trên thế giới- trong đó có Việt{nl}Nam- không có tự do tôn Giáo. Nhưng lạ thay, tại Việt Nam đạo công giáo{nl}lại phát triển một cách mạnh mẽ. Chúng ta cần học hỏi người Việt Nam ở{nl}điểm này„ kết thúc Thánh Lễ hiệp thông, một người Ðức đã đọc lời kinh{nl}hoà bình bằng tiếng Ðức cho giáo dân Ðức nghe.

Kết lễ chúng tôi cùng hát bài Kinh hoà bình hướng về Giáo Hội Mẹ và quê hương Việt Nam.

Trước{nl}khi Thánh Lễ kết thúc ông Nguyễn Tấn Năng đã lên cám ơn Cha Joachim{nl}Decker và Giáo xứ Ðức đã hiệp thông và cầu nguyện cho Quê Hương và Giáo{nl}hội Việt Nam từ hơn một năm nay, quá nhiều biến cố đã xảy ra, cầu{nl}nguyện hôm nay để hiệp thông với các Anh Chị Em tín hữu tại Việt Nam,{nl}niềm an ủi khi được cầu nguyện để hướng về Quê hương Việt Nam nơi mà{nl}phẩm giá con người bị chà đạp.

Rồi ông Ðàm Mạnh Anh cũng cám ơn{nl}qúi Cha, qúi vị đồng hương, các đoàn thể đại diện, Liên đoàn Công Giáo{nl}Việt Nam tại đức, cũng như các Ðại diện tôn Giáo bạn, và mời mọi người{nl}cùng nán lại dùng ly nước trà nóng cho ấm lòng ấm bụng tình quê hương.

Sau{nl}Thánh lễ, người Ðức cùng người Việt đã trao đổi tâm tình trước nhà thờ,{nl}nhiều người Ðức cũng đã trải qua cuộc ly tán khi đất nước bị phân chia{nl}đã đến gặp những người Việt Nam và chúc cho quê hương Việt Nam đưọc sớm{nl}Thanh bình, Công lý và Sự thật được bảo đảm và tôn trọng... Các em Việt{nl}Nam đã đi mời từng người bánh mì, trà, và cafe. Có một người Ðức đã tâm{nl}tình rằng: Thánh Lễ song ngữ cảm động và hay qúa„.Người khác lại nói{nl}rằng: „Cho tới hôm nay tôi mới biết tại Việt Nam cũng có người công{nl}giáo đông như vậy.„ Một người Ðức kia lại nói: Không ngờ nhà cầm quyền{nl}Cộng Sản Việt Nam lại đàn áp tôn giáo qúa mức như vậy. Nhìn những tấm{nl}hình trên trang giấy thông tin, tôi thấy thương hại Giáo dân Ðồng Chiêm{nl}qúa.

Vào cuối tuần tới, người Việt Nam Công Giáo khắp Năm châu{nl}có Thánh Lễ mừng Tết ta. Hy vọng trong các Thánh Lễ sẽ có những nghi{nl}thức Suy tôn Thánh Giá và Hiệp thông với Ðồng chiêm. Hãy trình bày cho{nl}những người không, hoặc chưa có cơ hội thấy những bức hình nhà cầm{nl}quyền Việt Nam đánh đập và đàn áp Giáo dân dã man. Lịch sử cận đại của{nl}Ðức quốc đã cho chúng ta thấy, nhà thờ là những nơi nói lên Công lý và{nl}Hoà bình, thế nên chúng ta hãy cùng nhau cố gắng hiệp thông với Anh Chị{nl}Em tại Việt Nam nhất là tại Ðồng Chiêm.

Xin cảm ơn Nhóm Cầu Nguyện đã tổ chức một Thánh lễ song ngữ Ðức Việt rất cảm động và đầy ý nghĩa như vậy.{nl} {nl}
{nl}
Hồng Ân


{nl}{nl}