Khủng Hoảng Gay Gắt, Bế Tắc Tột Cùng!!!

@ 9 December 2010 07:44 AM

Ðảng Cộng sản Việt Nam, kể từ khi thành lập vào năm 1930 đến nay, {nl}chưa bao giờ lâm phải một cuộc khủng hoảng toàn diện như hiện thời, và {nl}đang có những dấu hiệu của ngày tàn lụi, y như đàn anh của nó là đảng CS{nl} Liên Xô và đế quốc Ðỏ Ðông Âu vốn đã bị vất vào sọt rác lịch sử sau {nl}cuộc tồn tại không quá một đời người, với những bế tắc và khủng hoảng {nl}triền miên. Cuộc khủng hoảng của Ðảng CSVN hôm nay có thể nói xảy ra {nl}trên nhiều phương diện, tạm kể 3: chính trị, nhân sự và công luận.

{nl}

1- Khủng hoảng chính trị : Ðể chuẩn bị cho Ðại hội đảng{nl} lần thứ XI, Bộ Chính trị đã biên soạn 3 văn kiện cơ bản là Báo cáo {nl}chính trị, Cương lĩnh xây dựng đất nước cùng Chiến lược phát triển thập {nl}niên và đưa ra cho toàn đảng lẫn toàn dân đóng góp ý kiến. Nhưng khác {nl}hồi Ðại hội X, 3 văn kiện cơ bản lần này đều bị bác bỏ tận gốc, cả về lý{nl} luận lẫn thực tiễn, không những bởi những người ngoài đảng, chống đảng {nl}mà còn bởi nhiều đảng viên nòng cốt và có trình độ. Các quan điểm chủ {nl}chốt của Bộ Chính trị như kiên định học thuyết Mác–Lê, kiên định chủ {nl}nghĩa xã hội, kiên định chế độ độc đảng độc tài, kiên định kinh tế quốc {nl}doanh như chủ đạo… đều bị coi là sai lầm, giả dối và nguy hiểm. Ta hãy {nl}nghe hơn 20 nhà trí thức hàng đầu của chế độ, đảng viên cao cấp kỳ cựu {nl}phát biểu trong cuộc hội thảo khoa học hôm 7-10-2010 vừa qua tại Hà Nội.{nl} Tuy chưa thật triệt để dứt khoát, nhưng đây là chuyện chưa từng có từ {nl}80 năm nay. “Các giải pháp đột phá phải nhằm vào cải cách chính trị chứ {nl}không chỉ kinh tế. Cần nhận thức lại CNXH. CNXH như cách hiểu chính {nl}thống, với khẩu hiệu “Dân giàu nước mạnh” thì được, nhưng mô hình trong {nl}đó đảng CS toàn trị, đấu tranh giai cấp …cần thay bằng một mô hình văn {nl}minh hơn. Ở đó, dân quyền, pháp quyền phải là tối cao” (Gs Ðào Công {nl}Tiến). “Ðịnh nghĩa về CNXH: công hữu là chủ đạo ? Thật là vô lý, có hại {nl}cho đổi mới ! Doanh nghiệp Nhà nước là chủ đạo, nền tảng của kinh tế nhà{nl} nước? Chỗ này là phi XHCN nhất, quá nguy hiểm” (PGS Võ Ðại Lược). “Cải {nl}cách thể chế chính trị thành một vấn đề bức xúc, không giải quyết không {nl}phát triển được. Phải xây dựng Hiến pháp mới” (Cựu ÐS Nguyễn Trung). “Ðã{nl} đến lúc phải đổi mới hệ thống chính trị, phải phân định rõ vai trò lãnh{nl} đạo của đảng, chức năng của nhà nước. Quốc hội hiện chưa phải là cơ {nl}quan lập pháp” (TS Nguyễn Mại). "25 năm qua, điều ta đạt được là nhờ {nl}chuyển sang thị trường chứ không phải là do định hướng xã hội chủ nghĩa”{nl} (PGS Trần Ðình Thiên). "Phải nhìn thẳng vào sự thật. Lừa được người ta {nl}mà không lừa được thực tiễn đâu. Các nước xung quanh cải cách rất nhanh.{nl} Ở ta có 3 vấn đề bức thiết : thể chế, lợi ích nhóm, vận hành quyền lực {nl}tùy tiện” (TS Lê Ðăng Doanh). Tóm lại, theo GS Lê Du Phong, các văn kiện{nl} cơ bản nói trên -nhất là Cương lĩnh- đều «tư duy lý luận lạc hậu, mâu {nl}thuẫn, xa rời thực tiễn (vấn đề công hữu, kinh tế nhà nước chủ đạo); xem{nl} thường lịch sử (nói CNXH là điều kiện để độc lập; các triều đại trước {nl}có CNXH đâu mà vẫn độc lập); không gắn với thời đại, xem thường thiên hạ{nl} (nếu cứ thế này, đến năm 2020 chắc chắn sẽ tụt xa so với các nước). Ðột{nl} phá đầu tiên là đổi mới hệ thống chính trị vì đang là vật cản”. Và theo{nl} GS Trần Phương, “Cương lĩnh đầy dẫy cái sai, cái mơ hồ. Nói XHCN mà {nl}không biết nó là cái gì ! Nhiều chuyện ta tự lừa dối mình và lừa dối {nl}người khác. Phải sửa !” Nhưng liệu với bế tắc về lý luận và đường lối {nl}chính trị (vốn là căn bệnh kinh niên của CS), thì BCT có dám sửa lại các{nl} văn kiện này chăng, nhất là khi họ đang gặp khủng hoảng về nhân sự.

{nl}

2- Khủng hoảng nhân sự : Nhân sự trước hết là Bộ Chính {nl}trị. Ðông đảo đảng viên và toàn bộ xã hội hiện thời đều đánh giá họ là {nl}«những người lùn» so với tất cả các khóa trước. Bài viết “Ủy viên Bộ {nl}Chính trị, ông là ai?” của tác giả Nắng chang chang đăng trên trang mạng{nl} “Dân làm báo” hôm 03-11 mới rồi đã phân tích cho mọi người thấy: Họ chỉ{nl} là những con người tầm thường: lớn lên, lượm được một tí chữ, đi làm {nl}cách mạng, theo lớp tại chức lấy bằng đại học tiến sĩ, sau đó làm quan; {nl}họ làm quan do lãnh đạo tiền nhiệm chọn xuống hay đảng viên đưa lên, chứ{nl} chẳng phải do dân bầu; họ không phải là cán bộ tiền khởi nghĩa, cũng {nl}chẳng là khai quốc công thần, toàn những kẻ hậu sinh trong đảng, đóng {nl}góp vô cùng nhỏ nhoi; họ có văn hóa kém : theo lý lịch thì 9/15 có trình{nl} độ đại học, 6/15 có trình độ tiến sĩ, nhưng những bằng cấp này đều bị {nl}đặt thành vấn đề, vì họ lấy giờ đâu để học có bằng đang khi bận công tác{nl} nhà nước và công tác đảng; họ chẳng có tài năng đặc biệt như hầu hết {nl}các chính trị gia trên thế giới: quản lý kinh tế thì bết bát, điều hành {nl}xã hội thì hỗn loạn, ra quốc tế thì phát biểu lung tung, khôi hài, do {nl}ngoại ngữ kém, trình độ thấp, tư duy lỗi thời lạc hậu; tự xưng là đại {nl}biểu trung thành của tầng lớp công nông, giai cấp vô sản, họ đều là {nl}triệu phú, tỷ phú đô-la, con cái du học ngoại quốc, học hành đỗ đạt, giữ{nl} chức lớn, làm quan to, giàu có không ai hơn nổi. Nói tóm, về thành tích{nl} chống ngoại xâm, về công lao đóng góp cho đất nước, về trình độ văn hóa{nl} kiến thức, về khả năng giao tiếp quốc tế, về sáng kiến trong điều hành {nl}lãnh đạo, về lý luận để truyền đạt tư tưởng, về uy đức để thu phục nhân {nl}tâm, 15 thành viên Bộ Chính trị hiện nay đều lu mờ, yếu kém, không ai {nl}gây được một ấn tượng gì đáng kể. Vậy mà chính những người này vừa họp {nl}kín để chọn ra những ủy viên Trung ương đảng, những ủy viên Bộ Chính trị{nl} sẽ thay thế họ trong khóa XI. Và ai cũng biết họ trước hết lựa chọn {nl}người trong phe nhóm, theo chính hình ảnh, tiêu chuẩn của mình, hay nguy{nl} hiểm hơn là theo mệnh lệnh của Bắc triều, theo lập trường phò Trung {nl}Cộng, bất kể đạo đức, tài năng, tinh thần quốc gia dân tộc. Dư luận đã {nl}có đồn thổi về những nhân vật mới này rồi, vốn cũng sẽ làm nên một Bộ {nl}Chính trị “vũ như cẩn”

{nl}

Nhân sự thứ hai là Ban chấp hành trung ương gồm 160 ủy {nl}viên chính thức và 21 ủy viên dự khuyết, vốn phân tán ở các địa phương {nl}và các ngành, đứng đầu các bộ, các tỉnh, các cơ chế quan trọng. Mỗi năm {nl}những kẻ này chỉ họp vài lần và chẳng có tác động gì nhiều đến các đường{nl} lối, chủ trương chính sách của đảng, vì phần lớn được thành ủy viên {nl}trung ương nhờ thân cận, nhờ mưu chước hay nhờ tiền bạc, chứ chẳng phải {nl}nhờ tài năng và uy tín. Ðại đa số đều ra sức tận dụng chức quyền để kiếm{nl} lợi lộc, tác yêu tác quái ở địa phương mình y hệt những lãnh chúa, như ở{nl} Hà Giang, Ninh Bình, Thanh Hóa, Thừa Thiên, Ðà Nẵng, Bình Thuận, Khánh {nl}Hòa, Sóc Trăng, Cà Mau…

{nl}

Nhân sự thứ ba chính là gần 3 triệu đảng viên còn lại, {nl}vốn hầu hết giữ những chức vụ quan trọng trong bộ máy hành chánh, lực {nl}lượng quân đội, mạng lưới công an và mặt trận Tổ quốc trên mọi miền đất {nl}nước. Ðảng và chế độ đã biến họ trở thành những “ông trời con”, chủ yếu {nl}lo tranh quyền, tham nhũng, bóc lột, lừa dối, áp bức và hành hạ dân {nl}lành, ngày càng đào sâu sự căm thù của quần chúng và sự phẫn uất của {nl}nhân dân.

{nl}

3- Khủng hoảng công luận : Nghĩa là công luận từ nay {nl}không còn im lìm cam chịu, nhẫn nhục thụ động, kiểu “nghe theo đảng, nói{nl} theo đài” nhưng đã công khai lên tiếng và phản biện mạnh mẽ. Công luận {nl}đó trước hết là Quốc hội vốn gồm những thành viên “đảng cử dân bầu” và {nl}từ lâu mang tiếng là “đảng biểu hơn dân biểu”. Từ hai ba năm trở lại {nl}đây, có nhiều dấu hiệu cho thấy văn minh nghị trường đã lan dần vào Quốc{nl} hội độc đảng này; nhiều đại biểu dám chất vấn thủ tướng và các thành {nl}viên nội các, không thông qua chủ trương của đảng và chính phủ như dự án{nl} Ðường sắt cao tốc năm rồi, yêu cầu lập Ủy ban điều tra về tập đoàn tàu {nl}thủy Vinashin, đòi bỏ phiếu tín nhiệm các thành viên chính phủ, buộc {nl}công khai hóa sổ sách chi thu về Ðại lễ Ngàn năm Thăng Long...

{nl}

Công luận đó là nguyên phó Chủ tịch nước, là nhiều {nl}tướng lãnh quân đội và công an, nguyên ủy viên trung ương, nguyên bộ {nl}trưởng, nguyên thứ trưởng cùng ký vào Kiến nghị lần 2 về bauxite, gia {nl}nhập hàng ngũ của hàng ngàn trí thức, công chức, đảng viên, thanh niên {nl}ngoài đảng hoặc lãnh đạo tinh thần, vốn ủng hộ mạng Bauxite Việt Nam. {nl}Công luận đó cũng là nhóm hơn 20 nhà trí thức hàng đầu, đảng viên cao {nl}cấp trong hội thảo khoa học phê liệt Cương lĩnh ngày 7 tháng 10 nói {nl}trên. Họ gồm có nguyên phó Thủ tướng Chính phủ, nguyên thứ trưởng Bộ Tài{nl} chính, viện trưởng Viện kinh tế, nguyên thư ký của cố Thủ tướng Ðồng, {nl}nguyên phó Thống đốc Ngân hàng, nguyên Trưởng bộ môn Quản lý kinh tế {nl}trường Nguyễn Ái Quốc, nguyên viện trưởng Viện Kinh tế Thế giới, nguyên {nl}cố vấn của cố Thủ tướng Kiệt …

{nl}

Công luận đó còn là cư dân Internet, gồm các các nhà {nl}dân báo, quản lý trang mạng vốn “ngày càng đông đảo, ngày càng quan tâm {nl}đến tình hình chính trị, theo dõi chặt từng phiên họp Quốc hội, bình {nl}luận rôm rả, đưa tin tỷ mỷ, chính xác mọi sự kiện chính trị của đất {nl}nước, tự mình nhận làm nhiệm vụ giám sát đảng và nhà nước. Ðây là hình {nl}ảnh sinh động nhất về xã hội công dân, xã hội dân sự đang vươn dậy như {nl}Phù Ðổng” (Bùi Tín, Khủng hoảng gay gắt ở đỉnh cao quyền lực). Và dĩ {nl}nhiên, quan trọng hơn hết, tác động hơn hết, chính là lực lượng các nhà {nl}dân chủ, đối kháng dân sự lẫn tôn giáo, quốc nội lẫn hải ngoại, ngày {nl}càng đông đảo, trẻ trung, nhiều thành phần, có phối hợp, với những hình {nl}thức đấu tranh càng lúc càng đa dạng, từ thông tin trên mạng tới thông {nl}tin trên giấy, từ âm thầm rải truyền đơn đến công khai giăng biểu ngữ, {nl}từ lấy bí danh đến xưng tên tuổi, từ quy tụ phản đối dăm ba cá nhân đến {nl}tập hợp để lên tiếng cả ngàn người, từ đấu tranh ngoài đời đến đấu tranh{nl} trong tù ngục, với mục tiêu ngày càng quyết liệt rõ ràng : tiêu diệt {nl}chủ nghĩa, giải thể chế độ và tống cổ chính đảng CS …

{nl}

Ðảng CSVN, cụ thể là Bộ Chính trị, đang đứng trước một {nl}sự lựa chọn sinh tử, phát xuất từ sự khủng hoảng gay gắt và bế tắc tột {nl}cùng vừa nói : khư khư ôm lấy quyền lực hoặc trả lại quyền lực cho nhân {nl}dân, đứng về phía nhân dân để xây dựng và bảo vệ tổ quốc hoặc nương bóng{nl} ngoại thù xâm lược để bảo vệ ngai vàng bất chấp sự tận diệt dân tộc, {nl}cúi đầu sám hối và chân thành sửa sai hoặc ngoan cố lì lợm để chờ ngày {nl}ra trước công lý của toàn dân và của lịch sử.

Ban Biên Tập - Bán nguyệt san Tự Do Ngôn Luận 
(số 112 ngày 01 tháng Mười Hai, 2010)

{nl}{nl}