Translate this page: English French German Spanish Vietnam

Sự kiện Ngô Quang Kiệt: Kỳ 2 - Hé lộ sự thật qua các phát biểu chính thức và các văn kiện Tòa Thánh Những ngày qua, lá thư giã biệt của Đức cha Ngô Quang Kiệt, bài trả lời phỏng vấn đài RFA của Đức cha Giuse Nguyễn Chí Linh – Giám mục Thanh Hóa, và nhất là sự kiện Đức cha Giuse Ngô Quang Kiệt ra đi bất ngờ vào đêm 12/5 vừa qua, khiến cho công luận hết sức hoang mang. Đâu là giá trị thật của những thông tin được loan tải trên các trang mạng trong suốt thời gian qua về sự đi ở của Đức Tổng Giuse Ngô Quang Kiệt?
 
•    Thư gửi quý vị độc giả Nữ Vương Công Lý
•    Kỳ 1: Hiện tượng Ngô Quang Kiệt

\"dc-nhon-va-dc-kiet-250.jpg\"
Nếu tinh ý, người ta sẽ gặp thấy những mâu thuẫn, những ẩn ý trong các lời phát biểu của Đức Cha Giuse Ngô Quang Kiệt, từ bài trả lời phỏng vấn trang WHĐ, cho tới lá thư từ biệt; từ những lời của Đức cha Giuse Nguyễn Chí Linh, những phát biểu của Đức cha Giuse Ngô Quang Kiệt về việc đi hay ở của ngài cho tới các văn thư bổ nhiệm của Tòa Thánh bổ nhiệm Đức cha Nhơn làm Tổng Giám mục Phó với quyền kế vị.

Trong bức thư từ biệt, Đức cha Giuse Ngô Quang Kiệt đã viết: “Thực ra, khi tôi đề cập tới vấn đề này, các bộ liên quan đều phản đối. Nhưng, khi tôi trực tiếp đệ đơn lên Đức Thánh Cha, ngài đã cảm thông và với tấm lòng hiền phụ, ngài đã chấp nhận. Cùng với đơn xin từ nhiệm, tôi cũng xin Tòa Thánh tìm người kế vị và Tòa Thánh đã tuyển chọn đức cha Nhơn”.

Ở đây, cần để ý quá trình bổ nhiệm một vị giám mục được qui định trong Giáo luật như thế nào. Điều này, chính Đức cha Giuse Ngô Quang Kiệt đã một lần nói tới trong cuộc trả lời phỏng vấn của WHĐ: “Thông thường việc bổ nhiệm giám mục gồm những bước cơ bản như sau. Bước thứ nhất: Khi có nhu cầu, giám mục địa phương đệ trình lên Tòa Thánh kèm với một danh sách các ứng viên thích hợp. Bước thứ hai: Tòa Thánh cứu xét bằng tham khảo ý kiến của nhiều người có uy tín về các ứng viên. Bước thứ ba: các cơ quan hữu trách (khá nhiều) cùng với các vị cố vấn họp lại, căn cứ vào các thông tin thu lượm được để duyệt xét và quyết định chọn vị xứng đáng và thích hợp nhất trong số các ứng viên. Trường hợp không tìm được ứng viên xứng đáng, sẽ trả lời và yêu cầu vị Bản quyền địa phương làm lại danh sách và tiến hành lại từ bước thứ nhất. Bước thứ tư: Nếu tìm được ứng viên thích hợp, sẽ phải hỏi ý kiến đương sự có đồng ý chấp nhận hay không. Bước thứ năm: Đức Thánh Cha chính thức bổ nhiệm và chọn ngày công bố”.

Có một điều chắc rằng Đức cha Kiệt không bao giờ đề cử Đức cha Nhơn - một vị Giám mục đã 72 tuổi làm người kế vị mình.

\"loitubietcuaductonggiuses-400.jpg\"

Việc Đức cha Kiệt làm đơn từ chức chắc chắn phải xảy ra sau khi Tòa Thánh bổ nhiệm Đức cha Nhơn làm Tổng Giám mục Phó. Điều này hoàn toàn có cơ sở, bởi có một thực tế rằng trong Văn thư bổ nhiệm của Tòa thánh bổ nhiệm Đức cha Nhơn làm Tổng Giám mục Phó và nghị định thư của Bộ Truyền giảng Phúc âm cho các Dân tộc về việc tuyển chọn Đức cha Nhơn, có nói rõ rằng: “Để giúp cho thiện ích thiêng liêng của dân Chúa trong Tổng Giáo phận của mình được dồi dào và phong phú hơn, Đức cha đáng kính Giuse Ngô Quang Kiệt, Tổng Giám mục Hà Nội, đã xin Tòa Thánh thương ban cho ngài một Tổng Giám mục Phó”. Sắc lệnh của Đức Giáo hoàng về việc bổ nhiệm Đức cha Nhơn làm Tổng Giám mục Phó cũng nói rõ: “Thói quen của các Đấng kế vị Phêrô là nhận lời các vị lãnh đạo trong Giáo hội khi các ngài xin được giúp đỡ với lý do chính đáng. Lúc này, Hiền đệ đáng kính Giuse Ngô Quang Kiệt, Tổng Giám mục Tổng Giáo phận Hà Nội đã xin cho mình một Tổng Giám mục Phó để có thể lo liệu thích đáng hơn cho đàn chiên”.

Như vậy, việc Đức cha Giuse Ngô Quang Kiệt làm đơn xin một vị Tổng giám mục Phó để giúp đỡ ngài là có thật và Tòa Thánh đã nhận lời. Tuy nhiên, việc ngài có đề cử Đức cha Nhơn theo qui định của Giáo luật hay không thì có điều chắc chắn rằng ngài đã không đề cử, bởi nếu ngài đã đề cử thì ngài đã không nói với các linh mục Tổng Giáo phận Hà Nội, trong cuộc gặp với các linh mục vào tối 6/5/2010 rằng: “Khi nghe Tòa Thánh bổ nhiệm Đức cha Nhơn thì tôi vừa mừng vừa sợ… tôi sẽ bàn giao ngay vì một Giáo phận không thể có hai đầu”.

Có một điều chắc rằng Tòa Thánh đã không hỏi ý kiến Đức cha Giuse Ngô Quang Kiệt có đồng ý Đức cha Nhơn ra Hà Nội hay không, một điều thuộc về nguyên tác khi bổ nhiệm cần có đã bị bỏ qua vì lý do gì?.

Cần nhớ rằng theo các văn kiện của Tòa Thánh, Đức cha Kiệt chỉ làm đơn xin Tổng Giám mục Phó để giúp đỡ ngài (và ngài đã đề cử 3 ứng viên do ngài chọn, không có Đức GM Nguyễn Văn Nhơn) chứ không có việc xin người để thay thế ngài.

Không biết có phải vì điều này hay không mà nhiều lần Đức cha Giuse Ngô Quang Kiệt đã nói với một số các linh mục tới thăm ngài tại Châu Sơn rằng: “Tôi sợ lắm, tôi bị lừa nhiều lần”?

Theo một nguồn tin chắc chắn, Đức cha Giuse Ngô Quang Kiệt đã ba lần làm đơn từ chức và chưa lần nào trong đơn ngài nêu lý do từ chức vì “sức khỏe”. Hai lần trước đây, ngài gửi tới các bộ có liên quan và bị từ chối và như ngài đã viết trong tâm thư “các bộ liên quan đều phản đối”, “các giám mục Giáo tỉnh Miền Bắc cũng làm đơn gửi Tòa Thánh giữ ngài ở lại”. Sau đó, ngài được gợi ý làm đơn xin Tổng Giám mục phó giúp đỡ ngài. Ngày 9/12/2009, ngài đã làm đơn xin Tổng Giám mục phó kèm theo danh sách những ứng cử viên ngài tuyển chọn. Trong số các ứng viên không hề có Đức cha Nhơn và ngay ngày 8/3/2010, ngày ngài có Giám mục Phó cũng là ngày ngài bị buộc làm đơn từ chức.

Ngài viết trong bức tâm thư: “Tôi thật có lỗi với anh chị em vì đã làm đơn từ chức”. Việc ngài bất ngờ từ chức khi vừa có vị giám mục phó khiến ngay cả Đức cha Linh, trong bài phỏng vấn đài RFA cũng phải thốt lên: “Chúng tôi rất ngạc nhiên không hiểu tại sao ngài lại từ chức vào lúc này…\" và: \"...có những người họ có cả một kế hoạch, ngay cả có kịch bản làm cho giáo hội Việt Nam tan nát.”.

Câu chuyện Đức cha Giuse phải rời khỏi Hà Nội còn rất nhiều điều phải làm sáng tỏ. Tại sao ngài lại phải bất ngờ ra đi ngay trong đêm 12/5/2010, trong khi ngày 13/5/2010 là ngày ngài được Tòa Thánh chính thức chấp nhận đơn từ chức? Tại sao từ ngày nhận chức ở tòa TGMHN đến nay, TGM Nguyễn Văn Nhơn hầu như không rời căn phòng đóng kín của mình mà sáng 11/5/2010, ngài đã phải dậy đi từ rất sớm đến Châu Sơn – Ninh Bình đến nỗi khi Đan Viện Xito Châu Sơn được thông báo thì Ngài đã đến gần Châu Sơn để “tha thiết mời Đức Tổng về HN”? Ai lo giấy tờ thủ tục xuất cảnh cho ngài?

Dù thế nào thì có một điều chắc chắn mà ai cũng biết việc Đức cha Giuse phải ra đi đã được bắt đầu từ cái Nghị quyết quái đản của chính quyền Hà Nội bằng con đường ngoại giao mà tờ quyết định Đức cha Kiệt phải ra khỏi Hà Nội đã được Tòa thánh gửi về Bộ Ngoại giao Hà Nội từ giữa tháng 3/2010. Việc Đức cha Nhơn ra Hà Nội là “được sự đồng ý của Thủ tướng Chính phủ” và vị tiền nhiệm đáng kính của Đức cha Nhơn là Đức cha Giuse Ngô Quang Kiệt đã không hề được hỏi ý kiến có đồng ý chấp thuận đức cha Nhơn hay không”.

Văn thư bổ nhiệm nói rõ: “Tòa Thánh đã chỉ định Đức cha Nhơn”. Vậy Tòa Thánh ở đây là những ai? Thế lực nào đang muốn biến Giáo hội Công giáo Việt Nam đi theo đường hướng “Phúc âm, Dân tộc, Chủ nghĩa Xã hội”? Nếu thế lực này cứ tiếp tục tồn tại, khuynh loát HĐGMVN và Giáo hội Việt Nam thì sẽ để lại một hậu quả khôn lường.

Nữ Vương Công Lý

Kỳ tới: Ván cờ không đánh mà tự thua của giáo hội công giáo




» more Cartoon Collections


» more Cartoon Collections