Translate this page: English French German Spanish Vietnam

Sự kiện Ngô Quang Kiệt: Kỳ 4 - Những bước chân ngoại giao Như chúng tôi đã nói, Giáo hội đã tự thua khi tự mình chấp nhận các đòi hỏi vô lý của một chế độ vô thần luôn lấy mục đích biện minh cho phương tiện.

    * Thư gửi quý vị độc giả Nữ Vương Công Lý
    * Kỳ 1: Hiện tượng Ngô Quang Kiệt
    * Kỳ 2 – Hé lộ sự thật qua các phát biểu chính thức và các văn kiện Tòa Thánh
    * Kỳ 3 – Ván cờ không đánh mà tự thua của giáo hội công giáo

 Trong vụ việc Đức cha Giuse Ngô Quang Kiệt phải rời khỏi Hà Nội, chính sách nắm các “lãnh đạo tôn giáo” của nhà cầm quyền Hà Nội đã phát huy tác dụng cho nhà nước và tác hại to lớn với Giáo hội Việt Nam.

Với miếng mồi “thiết lập quan hệ ngoại giao”, cùng với sự giúp đỡ đắc lực của những nhà tu hành “mắc lưới”, Đức cha Giuse đã phải rời khỏi Hà Nội bằng một kịch bản hết sức tinh vi, đúng như lời Phó Chủ tịch HĐGMVN Giuse Nguyễn Chí Linh nói: “Điều đáng sợ nhất là HĐGMVN không biết mình sẽ là cái gì đối với những người đứng ở hậu trường tìm cách phá hoại giáo hội. Tôi vẫn tin rằng có những người họ có cả một kế hoạch, ngay cả có kịch bản làm cho giáo hội Việt Nam tan nát”.

Trở ngại “Ngô Quang Kiệt” và những bước đi dọn đường
Trước tiên, để hiểu được vở kịch này, cần thiết phải xác định đâu là thời điểm mà nhà cầm quyềnHà Nội không còn con đường nào khác phải tìm cách trục xuất Đức cha Giuse Ngô Quang Kiệt?

Tháng 1/2008, vụ Tòa Khâm sứ nổ ra, Đức cha Giuse Ngô Quang Kiệt chính thức phát động phong trào cầu nguyện cho Công lý và Hòa bình với lời tuyên bố đanh thép: “Nếu có ai phải đi tù vì cầu nguyện, tôi sẽ đi thay”. Cảm thấy ngọn lửa công lý và sự thật có thể thiêu rụi cả một chế độ thối nát, nhà cầm quyền Hà Nội đã phải tuyên bố sẽ đàn áp thẳng tay. Tuy nhiên, nhận thấy những đe dọa ấy không làm giáo dân chùn bước và việc đàn áp rất dễ dàng nhưng hậu quả thì chưa hẳn là như ý muốn. Nhà cầm quyền Hà Nội bèn dùng chiêu khác, một mặt, dụng chiến thuật “đàm phán, đối thoại”, lừa gạt đánh vào sự cả tin của Đức cha Giuse Ngô Quang Kiệt, mặt khác, họ tìm tới sự trợ giúp từ Rôma.

\"ductongkietvattdung.jpg\"
Ai cũng biết, sau thời điểm giờ G qua đi, Thủ tướng Nguyễn Tấn Dũng và Thứ trưởng Bộ Công an Nguyễn Văn Hưởng đã tới Tòa Giám mục Hà Nội để gặp Đức cha Giuse Ngô Quang Kiệt với những lời hứa ngọt ngào rằng sẽ giải quyết; đồng thời cả hai cùng âm thầm thân hành tới Tòa Giám mục Đà Lạt gặp đức cha Phêrô Nguyễn Văn Nhơn.

Ngay lập tức sau đó, một lá thư từ Rôma do Hồng Y Bertone gửi tới Đức cha Giuse yêu cầu rước Thánh giá về.

Ở đây cần tìm hiểu rõ hơn một chút về lá thư Hồng Y Bertone gửi Đức cha Kiệt yêu cầu rước Thánh giá về. Vào thời điểm đó, tháng 2/2008, nhiều người đã rất ngạc nhiên về lá thư này. Ai là người đã tấu trình lên Quốc Vụ khanh những sự kiện nóng hổi tại Tòa Khâm sứ, nhằm triệt hạ phong trào cầu nguyện cho công lý? Ai là người giúp nhà cầm quyền Hà Nội tác động lên Tòa Thánh để Tòa thánh ra một văn thư hoàn toàn xa rời thực tế đang diễn ra tại Tòa Khâm sứ khi đó?

Sau lá thư của Hồng y Bertone, Đức cha Giuse đã quyết định rước Thánh giá về – một cuộc rước tràn đầy nước mắt của giáo dân Hà Nội. Vụ Tòa Khâm sứ tạm thời khép lại.

Cho tới thời điểm này, phải nói rõ rằng, nhà cầm quyềnHà Nội chưa có ý định trục xuất Đức cha Kiệt ra khỏi Hà Nội. Nhưng, người ta đã thấy lộ rõ một nhân vật bí ẩn, đang làm việc tại Rôma, đã tiếp tay cho Nhà cầm quyềnHà Nội giải quyết êm đẹp vụ Tòa Khâm sứ.

 Trong vụ việc Đức cha Giuse Ngô Quang Kiệt phải rời khỏi Hà Nội, chính sách nắm các “lãnh đạo tôn giáo” của nhà cầm quyền Hà Nội đã phát huy tác dụng cho nhà nước và tác hại to lớn với Giáo hội Việt Nam.

\"thicongvuonhoatks.jpg\"
Với miếng mồi “thiết lập quan hệ ngoại giao”, cùng với sự giúp đỡ đắc lực của những nhà tu hành “mắc lưới”, Đức cha Giuse đã phải rời khỏi Hà Nội bằng một kịch bản hết sức tinh vi, đúng như lời Phó Chủ tịch HĐGMVN Giuse Nguyễn Chí Linh nói: “Điều đáng sợ nhất là HĐGMVN không biết mình sẽ là cái gì đối với những người đứng ở hậu trường tìm cách phá hoại giáo hội. Tôi vẫn tin rằng có những người họ có cả một kế hoạch, ngay cả có kịch bản làm cho giáo hội Việt Nam tan nát”.

Trở ngại “Ngô Quang Kiệt” và những bước đi dọn đường
Trước tiên, để hiểu được vở kịch này, cần thiết phải xác định đâu là thời điểm mà nhà cầm quyềnHà Nội không còn con đường nào khác phải tìm cách trục xuất Đức cha Giuse Ngô Quang Kiệt?

Tháng 1/2008, vụ Tòa Khâm sứ nổ ra, Đức cha Giuse Ngô Quang Kiệt chính thức phát động phong trào cầu nguyện cho Công lý và Hòa bình với lời tuyên bố đanh thép: “Nếu có ai phải đi tù vì cầu nguyện, tôi sẽ đi thay”. Cảm thấy ngọn lửa công lý và sự thật có thể thiêu rụi cả một chế độ thối nát, nhà cầm quyền Hà Nội đã phải tuyên bố sẽ đàn áp thẳng tay. Tuy nhiên, nhận thấy những đe dọa ấy không làm giáo dân chùn bước và việc đàn áp rất dễ dàng nhưng hậu quả thì chưa hẳn là như ý muốn. Nhà cầm quyền Hà Nội bèn dùng chiêu khác, một mặt, dụng chiến thuật “đàm phán, đối thoại”, lừa gạt đánh vào sự cả tin của Đức cha Giuse Ngô Quang Kiệt, mặt khác, họ tìm tới sự trợ giúp từ Rôma.

Ai cũng biết, sau thời điểm giờ G qua đi, Thủ tướng Nguyễn Tấn Dũng và Thứ trưởng Bộ Công an Nguyễn Văn Hưởng đã tới Tòa Giám mục Hà Nội để gặp Đức cha Giuse Ngô Quang Kiệt với những lời hứa ngọt ngào rằng sẽ giải quyết; đồng thời cả hai cùng âm thầm thân hành tới Tòa Giám mục Đà Lạt gặp đức cha Phêrô Nguyễn Văn Nhơn.

Ngay lập tức sau đó, một lá thư từ Rôma do Hồng Y Bertone gửi tới Đức cha Giuse yêu cầu rước Thánh giá về.

Ở đây cần tìm hiểu rõ hơn một chút về lá thư Hồng Y Bertone gửi Đức cha Kiệt yêu cầu rước Thánh giá về. Vào thời điểm đó, tháng 2/2008, nhiều người đã rất ngạc nhiên về lá thư này. Ai là người đã tấu trình lên Quốc Vụ khanh những sự kiện nóng hổi tại Tòa Khâm sứ, nhằm triệt hạ phong trào cầu nguyện cho công lý? Ai là người giúp nhà cầm quyền Hà Nội tác động lên Tòa Thánh để Tòa thánh ra một văn thư hoàn toàn xa rời thực tế đang diễn ra tại Tòa Khâm sứ khi đó?

Sau lá thư của Hồng y Bertone, Đức cha Giuse đã quyết định rước Thánh giá về – một cuộc rước tràn đầy nước mắt của giáo dân Hà Nội. Vụ Tòa Khâm sứ tạm thời khép lại.

Cho tới thời điểm này, phải nói rõ rằng, nhà cầm quyềnHà Nội chưa có ý định trục xuất Đức cha Kiệt ra khỏi Hà Nội. Nhưng, người ta đã thấy lộ rõ một nhân vật bí ẩn, đang làm việc tại Rôma, đã tiếp tay cho Nhà cầm quyềnHà Nội giải quyết êm đẹp vụ Tòa Khâm sứ.

Ngày 15/8/2008, giáo dân Thái Hà rước thánh giá vào khu đất của giáo xứ. Một số giáo dân bị bắt. Đức Tổng tới thăm các nạn nhân. Sự can đảm của ngài một lần nữa khiến nhà cầm quyềnlo sợ. Đỉnh điểm của cao trào đấu tranh cho công lý và sự thật là việc Đức cha Giuse đã mắng vào mặt các quan chức “giẻ rách” Hà Nội ngay tại UBND Hà Nội ngày 21/9/2008, rằng: “Tôn giáo là quyền chứ không phải cái ơn huệ xin – cho”.

Lời nói đó như một nguyên tắc hiển nhiên, một điều tất yếu không cần bàn cãi, cả bộ máy UBNDTPHN ngồi họp nhăn nhở cười cảm ơn Đức Cha Kiệt và ra về.

Nhưng ngay sau đó, đám thầy dùi đã tham mưu cho nhà cầm quyền Hà Nội một “kế hoạch” mà sau này chính kế hoạch này đã trở thành lưỡi dao chặt đứt chút tín nhiệm cuối cùng của nhân dân Việt Nam và cộng đồng thế giới vào hệ thống lãnh đạo và truyền thông Việt Nam: Cắt xén, vu cáo và bôi nhọ TGMHN Giuse Ngô Quang Kiệt cách bất lương nhất. Những tư liệu truyền thông đã chứng minh điều này ngược lại những gì nhà cầm quyền Hà Nội đã rêu rao.

Nhà cầm quyền Hà Nội đã nhận được sự khinh bỉ của công luận thế giới, của ngay cả nhân dân Việt Nam công giáo và không công giáo qua vụ việc vu cáo và “chơi bẩn, ăn gian” cho thấy rõ nhân cách thấp hèn của họ, đặc biệt là sau khi đã nuốt lời hứa với Tòa TGMHN.

Trót ăn vụng thì phải làm càn, bất chấp liêm sỉ, ngay lập tức, dưới sự chỉ đạo của nhà cầm quyềnTrung ương, Chủ tịch UBND thành phố Hà Nội đã 2 lần ra văn thư yêu cầu HĐGMVN thuyên chuyển Đức cha Kiệt và các linh mục Thái Hà ra khỏi Hà Nội. Và, trong thế cuộc buộc phải trả lời, HĐGMVN đã đưa ra một bản quan điểm và một Văn thư khẳng định “Đức cha Giuse không vi phạm điều khoản nào trong bộ Giáo luật”.

Dù sao, Bản Quan điểm và tờ Văn thư của HĐGMVN, vào thời điểm đó khiến nhà cầm quyền Hà Nội biết rằng việc đưa Đức cha Giuse Ngô Quang Kiệt ra khỏi Hà Nội không phải là chuyện dễ dàng. Chỉ có Tòa Thánh mới có đầy đủ quyền hạn để thuyên chuyển một vị giám mục ra khỏi địa phận mà vị đó đang quản lý. Vai trò của HĐGM chỉ là tư vấn và tham khảo để Tòa Thánh đưa ra những quyết định phù hợp với lợi ích của Giáo hội địa phương.

Bên cạnh đó, với bối cảnh cả Tổng Giáo phận Hà Nội rực lửa hiệp thông, từ các Giám mục cho tới các giáo dân (trừ Giám mục Hưng Hóa Antôn Vũ Huy Chương và Giám mục Bùi Chu Giuse Hoàng Văn Tiệm) tất cả đều về Hà Nội chia sẻ hiệp thông với Đức cha Giuse Ngô Quang Kiệt, nhà cầm quyền cộng sản thừa hiểu rằng việc dùng bạo lực để đàn áp và trục xuất Tổng Giám mục Ngô Quang Kiệt ra khỏi Hà Nội ngay lập tức là điều không khả thi.
Biết được những khó khăn này, nhà cầm quyềnHà Nội đã tổ chức rất nhiều cuộc họp để tìm biện pháp đưa Đức cha Giuse ra khỏi Hà Nội. Một nghị quyết đã được nhà cầm quyềnHà Nội ban hành theo đó trong năm 2010 phải bằng mọi giá đưa được Đức cha Ngô Quang Kiệt ra khỏi Hà Nội, và họ quyết tâm thực hiện cho bằng được.

Sau vụ rước Thánh giá từ Tòa Khâm sứ về Tòa Giám mục Hà Nội, nhà cầm quyền Hà Nội thấy rằng việc thuyên chuyển Đức cha Ngô Quang Kiệt ra khỏi Hà Nội không phải là khó, bởi họ biết rằng đến rước Thánh giá về họ còn làm được thì việc đẩy một Tổng Giám mục có thể thực hiện được.

Sự tự tin của họ thể hiện rõ nhất qua vụ việc Chủ tịch Nguyễn Thế Thảo mời ngoại giao đoàn tới UBND Hà Nội để thông báo về việc đưa Đức cha Giuse ra khỏi Hà Nội. Việc Nguyễn Thế Thảo mời các vị đại sứ tới để thông báo về việc đưa đức cha Giuse ra khỏi Hà Nội khi đó đã bị công luận phản đối, chê cười là ngu muội, nhưng thực ra, nó cho thấy thế thượng phong của nhà cầm quyềnHà Nội trong vụ việc này.

Họ đã chắc được đường đi, vì họ đã nắm được các con bài chủ chốt từ trong nước cũng như từ Vatican, những người một lần đã giúp nhà nước giải quyết thế cờ bí “Thánh giá Tòa Khâm sứ”.





» more Cartoon Collections


» more Cartoon Collections