Translate this page: English French German Spanish Vietnam

Sự kiện Ngô Quang Kiệt: Kỳ 10 - Giáo Hội sẽ đi về đâu Tuy nhiên, những đổ vỡ trong lòng Giáo Hội như đang diễn ra, chưa phải
là cái đáng sợ. Cái đáng sợ hơn cả là sau những “bước đi ngoại giao”,
“những vở kịch hoàn hảo”, “những diễn viên lành nghề”, “những phản kháng
kiểu người đời của nhóm lục ca áo tím không cho thấy một sự sám hối
chân thành”, thì tiếp theo đây sẽ còn những vở bi hài kịch nào đang dành
cho Giáo Hội Việt Nam? Giáo hội Việt Nam rồi sẽ đi về đâu?

    * Thư gửi quý vị độc giả Nữ Vương Công Lý
    * Kỳ 1 - Hiện tượng Ngô Quang Kiệt
    * Kỳ 2 - Hé lộ sự thật qua các phát biểu chính thức và các văn kiện Tòa Thánh
    * Kỳ 3 - Ván cờ không đánh mà tự thua của giáo hội công giáo
    * Kỳ 4 - Những bước chân ngoại giao
    * Kỳ 5 - Vở kịch “hoàn hảo”
    * Kỳ 6 - Những chi tiết của vở bi hài kịch
    * Kỳ 7 - Chân dung đoàn hài kịch
    * Kỳ 8 - Tại sao Đức Cha Phêrô Nguyễn Văn Nhơn không thể từ chức?
    * Kỳ 9 - Phản ứng của giáo dân và cách hành động tự đào hố chôn mình của HĐGMVN

Như chúng tôi đã nói, sự kiện Đức cha Giuse Ngô Quang Kiệt phải ra khỏi Hà Nội ngay trong đêm tối (12/5/2010) để thực hiện trọn vẹn cái Nghị quyết “quái gở” của chính quyền Hà Nội, là kết quả của những toan tính nhân loại, sự tiếp tay cho cái xấu, được thực hiện bằng một kịch bản công phu của dàn đồng ca áo tím, với người cầm trịch là Đức cha Giuse Võ Đức Minh – Giám mục Nha Trang, Chủ tịch UBTK trực thuộc Hội Đồng Giám mục Việt Nam, đương kim Tổng Thư Ký HĐGMVN, đã tạo nên một “trang sử buồn cho Giáo Hội Việt Nam”.

Có thể nói rằng, chưa bao giờ trong lịch sử, Giáo Hội Việt Nam lại phải đối diện với nhiều thách đố đến từ bên trong cũng như bên ngoài Giáo hội như hiện nay.

Hình ảnh người giáo dân Hà Nội, quyết tâm dành trọn ba năm căng băng rôn, biểu ngữ để biểu lộ lòng yêu mến đối với Đức cha Giuse Ngô Quang Kiệt cho thấy một sự phân hóa sâu sắc ngay trong lòng Hội thánh. Những phát biểu của một số vị Giám mục trên các phương tiện truyền thông cho thấy một sự hoang mang ngay cả nơi thượng tầng kiến trúc của Giáo Hội.

Cái kết cục bi thương ấy có lẽ phải mất nhiều thời gian mới có thể hàn gắn được.

Tuy nhiên, những đổ vỡ trong lòng Giáo Hội như đang diễn ra, chưa phải là cái đáng sợ. Cái đáng sợ hơn cả là sau những “bước đi ngoại giao”, “những vở kịch hoàn hảo”, “những diễn viên lành nghề”, “những phản kháng kiểu người đời của nhóm lục ca áo tím không cho thấy một sự sám hối chân thành”, thì tiếp theo đây sẽ còn những vở bi hài kịch nào đang dành cho Giáo Hội Việt Nam? Giáo hội Việt Nam rồi sẽ đi về đâu?

Những hậu quả nhãn tiền

Ai cũng biết việc đức cha Giuse Ngô Quang Kiệt bị trục xuất ra khỏi Hà Nội là hậu quả tức thời từ những tỏa hiệp giữa chính quyền cộng sản và một vài giới chức trong giáo hội.

Nhưng trước khi cùng Nhà nước đưa Đức cha Giuse ra khỏi Hà Nội, Giáo hội Việt Nam đã nhận phải những quả đắng mà còn lâu người giáo dân mới tiêu hóa nổi.

Như chúng tôi đã nói, chính quyền Hà Nội chỉ quay quắt đòi trục xuất Đức cha Giuse Ngô Quang Kiệt sau vụ việc xảy ra tại giáo xứ Thái Hà. Trong vụ việc Thái Hà, dù cay đắng, tức giận tới độ điên cuồng, thì chính quyền Hà Nội cũng không dám manh động đàn áp các giáo dân mà chỉ dám dùng truyền thông công kích, mạ lị Đức cha Giuse NgôQuang Kiệt và các linh mục Thái Hà.

Tuy nhiên, chỉ ngay sau khi rắp tâm thực hiện chiến dịch trục xuất ngài, nhất là kể từ khi chính quyền Hà Nội nhận được sự ưng thuận và hậu thuẫn của nhóm “lục ca áo tím”, sự giúp đỡ tận tình của Đức Ông Cao Minh Dung, thì cục diện đã bắt đầu thay đổi.

Câu nói của các Hồng Y, Giám mục đại diện HĐGM Việt Nam, trong chuyến bay dài hơn 2000 km từ Xuân Lộc ra Hà Nội để chào thăm Thủ tướng: “Đây không phải là chủ trương của HĐGMVN” đã khởi đầu cho một chiến dịch khủng bố người công giáo khát máu hơn.

Hàng loạt các vụ việc xảy ra sau đó như Tam Tòa, Loan Lý, Đồng Chiêm, Cồn Dầu, trong đó các linh mục, tu sĩ, giáo dân, ký giả, đã bị đánh đập trọng thương. Mức độ tàn bạo trong các vụ việc này mỗi ngày một gia tăng. Nhưng HĐGMVN vẫn im lặng.

Thực ra, theo những thông tin chúng tôi đã nhận được, trong các vụ việc xảy ra sau vụ Thái Hà, đặc biệt là vụ chính quyền cộng sản đập nát Thánh giá Đồng Chiêm, sau khi đồng lòng ký thư hiệp thông với Đức cha Giuse Ngô QuangKiệt, các Giám mục Giáo tỉnh Miền Bắc đã đề nghị HĐGMVN lên tiếng về vụ chính quyền cộng sản đang đêm đập nát thánh giá Đồng Chiêm – biểu tượng của Đức tin Kitô giáo, nhưng nhóm lục ca đã cực lực phản đối và lèo lái dư luận vụ đập thánh giá sang tranh chấp đất đai; đồng thời, phản kháng lại bằng một bài viết gây nhiều tranh luận, đăng tải trên WHD: “HĐGMVN lên tiếng hay không lên tiếng”. Phải nói rõ rằng, bài viết này là kết quả của cuộc “đối thoại” giữa các Giám mục Giáo tỉnh Hà Nội và nhóm Lục ca áo tím.

Vào thời điểm ấy, rất nhiều người đã thắc mắc không biết tại sao đang ở vào một tình thế hết sức lo sợ cho sự an nguy của chế độ, chính quyền Hà Nội lại đã ngang nhiên thay đổi cách hành xử bất chấp pháp luật, bất chấp lương tri, bất chấp cả dư luận quốc tế như vậy?

Sở dĩ, họ dám mạnh tay đánh dập, bất kể nạn nhân là linh mục, tu sĩ hay giáo dân, là bởi vì họ biết rằng: “Đây không phải là chủ trương của HĐGMVN” và tin tưởng rằng nhóm lục ca áo tím – với những vị Giám mục có quyền thế trong HĐGMVN, sẽ hết lòng ủng hộ họ. Và, quả thật, một sự im lặng đáng sợ của HĐGMVN trước các biến cố đau thương của Giáo hội, đã tiếp thêm sức mạnh cho chính quyền Hà Nội hỉ hả ra tay, quật ngã những chứng nhân công lý quằn quại trên vũng máu của những nạn nhân vô tội.

Những hệ lụy tai hại

Ngoài những hậu quả nhãn tiền, nhờ sự im lặng đáng sợ của HĐGMVN, đã biến nhà nước Việt Nam thành “nhà nước côn đồ” đối với dân oan và giáo oan, thì người ta bắt đầu thấy có những hệ lụy, những tác hại từ chủ trương thỏa hiệp với chính quyền cộng sản của một số Đức cha thuộc HĐGMVN.

Ngày tết Trung thu 2009, trong thánh lễ dành cho các cháu thiếu nhi, linh mục quản nhiệm nhà thờ Yên Bái, giáo phận Hưng Hóa đã long trọng rước tượng HCM vào thánh đường giáo xứ để các thiếu nhi chiêm bái, hay mới đây ngày 8/5/2010, tại giáo xứ Dị Nậu, Thạch Thất, Hà Nội – thuộc giáo phận Hưng Hóa, cờ Hội thánh đã được thay thế bằng cờ đỏ sao vàng được Thánh giá dẫn đầu trong cuộc rước kính Đức Mẹ. Trong hành trình rước quanh xứ đạo, người ta còn thấy bàn thờ HCM nghi ngút khói được đặt long trọng trên đường ngang hàng với bàn thờ Đức Mẹ. (Mời quý vị xem video cuối bài viết về cuộc rước này).

Bàn thờ Hồ Chí Minh trong cuộc rước Đức Mẹ ở xứ Dị Nậu - GP Hưng Hóa
    Bàn thờ: Tượng Hồ Chí Minh đặt trước tượng Đức Mẹ và Thánh giá ở xứ Dị Nậu – GP Hưng Hóa

Bài hát “Đi Hồng Binh” được cử lên long trọng trong thánh lễ phong chức linh mục tại Giáo phận Sài Gòn ngày 11/6/2010 – (thông tin đang được kiểm chứng) nếu thực sự là đúng như vậy, thì quả là một thảm họa cho Giáo Hội Việt Nam.

Như chúng tôi đã nhiều lần cảnh giác, sự kiệnNgô Quang Kiệt ra khỏi Hà Nội chỉ là khởi đầu cho một chiến dịch thôn tính Giáo Hội, biến Giáo Hội công giáo Việt nam thành một Giáo hội quốc doanh, với một Giáo hoàng áo tím và một Ban Tôn giáo chính phủ là Vatican mới cho Giáo Hội Việt Nam. chính quyền Hà Nội trục xuất đức cha Giuse

Những tiên đoán, những cảnh giác ấy nay đã manh nha và đã hình thành một đường dây để đưa Giáo Hội Việt Nam tiến lên Chủ nghĩa Xã hội, với tiêu chí “Phúc âm, Dân tộc và Chủ nghĩa Xã hội”, với lý tưởng: “Đồng hành với Dân tộc là Đồng hành với Đảng cộng sản”, bằng phương thức “đối thoại với chiếc đầu gối”, “im lặng là vàng khi tổ quốc lâm nguy”.

Giáo hội Việt Nam sẽ đi về đâu?

Đứng trước những hiện tượng này, với những người yêu mến Giáo hội, chúng tôi thiết tưởng đã tới lúc cần phải mạnh mẽ lên tiếng để làm trong sạch hóa Giáo hội, đừng để Giáo hội trở thành vật trang trí cho chế độ cộng sản chuyên quyền thối nát.

Nếu muốn Giáo hội Việt Nam thực sự “đồng hành với dân tộc” thì không còn cách nào khác, các vị lãnh đạo trong Giáo hội phải can đảm làm chứng cho công lý và sự thật, lên tiếng tố cáo những bất công, trước hết là những bất công mà chính quyền Hà Nội đã gây ra cho Giáo hội Việt Nam suốt hơn 60 năm qua.

Giáo hội Việt Nam đi về đâu?

Giáo hội Việt Nam sẽ không còn là của Dân tộc Việt Nam nếu Giáo Hội đã không bắt đầu từ việc Giáo hội lắng nghe tiếng kêu cứu của người nghèo, của những người dân oan đang bị đẩy ra bên lề Giáo Hội.

Giáo hội sẽ không còn là mình khi Giáo hội đánh mất bản chất là sự hiệp thông trong sứ vụ đến với muôn dân, nhất là hiệp thông trong sứ vụ phục vụ những những người cùng khổ.

Nữ vương Công lý




» more Cartoon Collections


» more Cartoon Collections