Translate this page: English French German Spanish Vietnam

Dòng Sông Hắc Xú Hà Ở Trung Quốc

Buổi sáng đẹp trời, chàng thanh niên Shi Dianshou chạy dọc theo bờ sông Phúc Giang, từng mệnh danh là con sông Hạnh Phúc. Shi Dianshou, năm nay 24 tuổi là một chuyên gia môi sinh, chạy xe về hướng bắc từ thủ đô Bắc Kinh, tìm đến con sông thơ mộng này để tìm hiểu xem nó thơ mộng ra sao. Đứng bên bờ, anh than thở: “Nó không còn là dòng sông hạnh phúc nữa”.


photo: Tom Phillips
 
Cách thành phố Bắc Kinh khoảng 40 cây số về hướng bắc, Shi ghé vào bờ một dòng nước toàn rác rưởi. Anh nhìn thấy cái ghế sa-lông trồi lên từ vũng sình lầy đen thui, một bãi rác tràn lan dọc theo bờ sông, một chiếc áo ngực của phụ nữ treo tòng ten trên một cành cây, trông giống như bức tranh hí họa ngỗn ngang. Anh lại than thở: “Tôi đã thấy những dòng sông như thế này nhiều lần rồi. Nó làm cho tôi buồn hết sức”. Con sông này giờ đây đã trở thành “Hắc Xú Hà”, tức là dòng sông Đen và Thối. Shi là một trong hàng trăm người Trung Hoa yêu thiên nhiên đang tìm hiểu vì sao người ta đặt tên cho con sông này là “sông Đen và Thối”.
 
Bộ Tài Nguyên và Môi Trường của Trung cộng kêu gọi dân chúng hãy tiếp tay với nhà cầm quyền cho biết nơi nào bị ô nhiễm, giúp nhà nước ta cải thiện môi trường. Các thiện nguyện viên tưởng rằng nhà nước Trung cộng đã thật sự quan tâm đến đời sống của con người chăng?  Họ  cung cấp địa điểm, hình ảnh và đưa lên diễn đàn điện tử tại WeChat do Bộ thiết lập. Từ tháng Hai năm nay, dân chúng dùng điện thoại di động để chụp hình và cung cấp hơn 1300 địa điểm dọc theo các con sông. Đó là chưa kể đã có hơn 1850 khúc sông bị ô nhiễm đã được liệt kê trước đây và chưa được nhà cầm quyền làm gì cả. Anh Shi vẫn cứ hy vọng rằng báo cáo của anh về 5 con sông với hàng ngàn khúc sông bị nhiễm độc sẽ đánh thức các viên chức cộng sản Trung quốc, và biết đâu họ sẽ mở con mắt ra và đưa ra một chương trình làm sạch môi trường.
 
Vào năm 2012, một viên chức cao cấp của bộ cấp nước đã thừa nhận 40% các dòng sông đã bị ô nhiễm trầm trọng, trong khi 20% thì đã bị nhiễm độc nặng nề. Mặc dù vậy, các nhà hoạt động vẫn cứ hy vọng ông Chen Jining, bộ trưởng Bộ Môi Trường làm được cái gì, ít nhất cũng hốt rác dọc theo bờ sông. Ông Chen từng tốt nghiệp ở London trong thập niên 1990, từ năm ngoái đã giữ chức vụ bộ trưởng đã tuyên bố sẽ đối đầu với cuộc khủng hoảng môi trường tại Trung quốc, mà ông ta gọi là “chưa từng có trong lịch sử nhân loại”. Nhưng ông chẳng làm gì.

Một nhà báo, và cũng là nhà tranh đấu đòi cải thiện môi trường, ông Deng Fei cảm thấy vui mừng vì nhà cầm quyền kêu gọi dân chúng tiếp tay trong việc làm sạch môi trường. Nhưng ông lại cảnh báo rằng, sự phức tạp của vấn đề nước và không khí bị ô nhiễm, tình trạng vô trách nhiệm có hệ thống, không thể giải quyết một sớm một chiều. Không phải đã có dữ kiện, có tài liệu,… là có thể bắt tay vào việc; mà đây là chỉ là bước đầu, rồi sẽ có bước hai, bước ba… Ông Deng đã từng thực hiện một trang Web, phổ bản đồ Trung quốc, có ghi những nơi bị ô nhiễm nặng nề mà ông gọi là những “làng ung thư” ở Trung quốc. Hồi năm 2013, ông kêu gọi những người đồng tình với ông hãy cung cấp cho ông 10 dòng sông ô uế nặng nề nhất ở Trung Quốc nhưng cuối cùng ông phải bỏ cuộc vì hai người giúp ông đã bị công an bắt giam. 

Một người dân ở cạnh dòng sông “Hắc Xú Hà”, ông Xing Wenhua 56 tuổi, vừa nói vừa cười rằng: “Tôi ngửi mùi hôi thối này hàng ngày, đến nổi đầu tôi rụng không còn sợi tóc”. Ông cho biết, dân chúng báo cáo cho nhà cầm quyền biết bao nhiêu lần, nhưng không ai làm gì cả. Dòng sông này trở nên ô nhiễm nhanh chóng từ khi nhà cầm quyền cộng sản phát triển kinh tế một cách bừa bãi, bắt đầu cuối thập niên 1970. Ông Xing nhớ lại lúc còn trẻ, từng xuống sông xách nước về uống và được thở không khí trong lành. Giờ đây, không khí thì hôi thối, và nước thì cũng thối, không uống được.

Sơn Hà – viết theo bài “A \'black and smelly\' job: the search for China\'s most polluted rivers” trên báo The Guardian – 22.June.2016
 




» more Cartoon Collections


» more Cartoon Collections