Nhân Quyền Việt Nam: Điên đầu và rêm mình Cộng sản Hà Nội

@ 13 April 2009 11:07 PM
Sắp tới đây CS Hà nội sẽ điên đầu và rêm mình với vấn đề Nhân Quyền VN trước Liên Hiệp Quốc (LHQ).

Thực vậy, ngày 8 tháng 5 sắp tới Hội Ðồng Nhân Quyền (HÐNQ) của LHQ sẽ mở cuộc kiểm điểm định kỳ toàn cầu tại Geneva. Một cuộc kiểm điểm định kỳ 4 năm một lần. Có 192 quốc gia thành viên LHQ tham dự. Bất cứ nước nào dù không có chân trong HÐNQ đều được chất vấn. Kể cả các hội đoàn ngoài chánh quyền cũng được đặt vấn đề nhân quyền của bất cứ nước nào thuộc LHQ. Nhà cầm quyền CS Hà nội ( CSHN) lần đầu tiên phải tham dự. Vì nhân quyền là một giá trị phổ quát của Nhân Loại, một vấn đề có tính toàn cầu, thế giới không thể làm ngơ trước tệ trạng vi phạm nhân quyền trầm kha và trầm trọng của CS Hà nội. Nên không phải chỉ có Mỹ mà hầu hết các nước trên thế giới nhứt là các siêu cường ở Aâu châu, Bắc Mỹ và Uùc châu, đều biết, đều bất bình với tệ trạng vi phạm nhân quyền ở VN. Do vậy nhà cầm quyền CS Hà nội sẽ phải đối phó trước những chất vấn hóc búa. Cuộc kiểm điểm này ngoài vấn đề mang tai tiếng xấu, CSHN còn có thể bị những ảnh hưởng xấu đến ngoại giao và giao thương.

Nhìn sự chuẩn bị của phái đoàn Mỹ có thể thấy những hậu quả bất lợi ấy đang chờ đón CSHN. Trong cuộc kiểm điểm này, không phải chỉ có Bộ Ngoại Giao đại diện cho chánh quyền có tiếng nói. Mà có tiếng nói của người dân nữa. Tại nước Mỹ nơi có gần hai triệu công dân Mỹ gốc Việt, Quốc Hội, trái tim và khối óc của đất nước và nhân dân Mỹ. Quốc Hội chuẩn bị trước cho việc đi dự cuộc kiểm điểm liên quan đến vấn đề nhân quyền VN. Ngày 1 tháng Tư các dân biểu theo sát và am tường vấn đề nhân quyền VN mở cuộc hội thảo để lấy ý kiến của các đoàn thể nhân dân. Có mặt hầu hết những vị nắm vững tệ trạng nhân quyền trong nước VN, như DB Zoe Lofgren, Chris Smith, Joseph Cao. Các viên chức đại diện các đoàn thể đấu tranh cho Nhân Quyền VN đền dư như Chủ Tịch Uỷ Hội Tự Do Tôn Giáo Hoa Kỳ, bà Felice Gaer, đại diện các tổ chức cộng đồng Việt Nam, các tổ chức phi chính phủ (NGO) quốc tế, như Human Rights Watch, Phóng Viên Không Biên Giới. nhiều viên chức đại diện các toà đại sứ Hoà Lan, Áo, Mexico, Bulgary, Rumany, Estonia cũng đến tham gia buổi hội thảo.

Nhiều ký giả, blogger, nhà tranh đấu cho Nhân Quyền VN trong nước cũng ngoài nước ở xa không đến dự được thì gởi quí vị dân biểu Mỹ cùng đại diện Mỹ sẽ đi dự cuộc kiểm điểm định kỳ toàn cầu của HÐNQ của LHQ bắt đầu vào ngày 8 tháng 5 tại Geneva, để đặt vấn đề với CS Hà nội.

Trong cuộc hội thảo, những vi phạm nhân quyền chánh của CS Hà nội đều được nêu ra, thảo luận và đúc kết thành một bản câu hỏi. Chủ Tịch Ủy Hội Tự Do Tôn Giáo Hoa Kỳ, bà Felice Gaer nhận định, "Tôi chưa thấy những tiếp cận nghiêm túc từ phía chính phủ Việt Nam đối với vấn đề nhân quyền trong mấy năm qua. Họ chưa làm những gì mà họ cần phải làm. Tôi nghĩ rằng, phương cách nhiều đề tài sẽ được đưa ra tại Geneva sắp câu hỏi này sẽ được chẳng những phái đoàn Mỹ chất vấn và còn vận động các nước và tổ chức quốc tế đặt vấn đề với CSHN. Về tự do ngôn luận, tự do internet, tự do tôn giáo, tự do hội họp, tự do lập hội, tự do nghiệp đoàn, và quyền công dân được tự do phê bình chính phủ một cách ôn hòa. Ðây là những nhân quyền được nhân quyền quốc tế bảo vệ và tranh đấu nhưng lại là những vấn đề CS Hà nội vi phạm có hệ thống, có tổ chức, và liên tục.

Ðưa ra những bắng cớ cụ thể như "Tự do tôn giáo tại Việt Nam vẫn còn nhiều tồn đọng; chẳng hạn linh mục Nguyễn Văn Lý vẫn còn ở tù, tình trạng đối xử với Giáo Hội Phật Giáo Việt Nam Thống Nhất, với Cao Ðài, với Hoà Hảo, và nhiều cộng đồng tôn giáo khác, vẫn còn rất nhiều vấn đề... " Việc nhà cầm quyền CS Hà nội tiếp tục cầm tù các luật sư Nguyễn Văn Ðài và Lê Thị Công Nhân một cách vô căn cứ chính là hành động làm nhục bất cứ ai tin tưởng vào nhân quyền.

Ðọc đến đây, hẳn có người nói, đã không biết bao nhiêu lần, không biết bao nhiêu tổ chức than phiền, phản đối, cáo gíac CS Hà nội vi phạm nhân quyền rồi. Mỹ, Úc, Liên hiệp Châu Âu, Thụy Sĩ, Na-uy đã đặt vấn đề nhiều lần rồi, có quá nhiều các cuộc đối thoại nhân quyền với CS Hà nội rồi. CS Hà nội cũng như Bắc Kinh lúc nào cũng cãi chày cãi cối, cứ lì ra đó. Chẳng ai làm được gì coi cho ra hồn cả. Dù đã đặt bút ký và phê chuẩn tất cả văn kiện nhân quyền của LHQ, CS Bắc Kinh và Hà nội vẫn viện lẽ không thể áp đặt quan niệm quan niệm nhân quyền của Tây Phương lên họ, mỗi nước có tình hình riêng và hoàn cảnh riêng. Thì dù có bao nhiêu nước, bao nhiêu tổ chức chất vấn họ trong cuộc kiểm điểm Nhân Quyến định kỳ toàn cầu tại Geneva này, thì cũng như nước đổ lá khoai thôi.

Ðúng không ai biết được tác dụng của cuộc kiểm điểm này đối với CS Hà nội. Nhưng có một điều có thể biết chắc được, là, cuộc kiểm điềm này sẽ quốc tế hoá những vi phạm nhân quyền của CS Hà nội, một cách công khai, chánh thức, bằng định chế quốc tế. Nó khác với những can thiệp song phương giữa các Mỹ và Hà nội như hồi đó tới giờ. LHQ bắt buộc phải quan tâm nhiều hơn.

Các siêu cưòng và các quốc gia thành viên LHQ cũng thế sẽ dè đặt hơn với CS Hà nội. Thật là dị hợm, khó coi một thành viên không thường trực của Hội Ðồng Bảo An LHQ, một hội viên của WTO như CSHN lại là thành phần sát thủ nhân quyền ghê ghớm như vậy. Do đó giao thương của CSHN có thể liên kết với vấn đề kinh tế với chánh trị. Do đó CS HN nội gặp khó khăn nhiều hơn trong việc tạo thế đứng trên chánh trường thế giới, điều mà CS Hà nội rất cần trước sức bành trướng của TC.

Trên phương diện nhà cầm quyền, cuộc kiểm điểm nhân quyền quốc tế định kỳ sẽ giúp bảo đảm, củng cố các cuộc đối thoại nhân quyền song phương của các nước với Hà nội trong tương lai sẽ có kết quả hơn vì Hà nội ngại vấn đề sẽ bị đưa ra quốc tế. Ðối với dân chúng VN, đây là cách chứng tỏ quốc tế không bỏ quên nhân quyền của người Việt và người Việt không đấu tranh cô đơn, nhà cầm quyền không thể bưng bít những chà đạp nhân quyền của họ.

Cho đến bây giờ người ta chưa thấy CS Hà nội có sáng kiến mới nào để đối phó, trừ những lý luận sáo mòn đã sử dụng như kinh nhựt tụng. Ðây cho đến 8 tháng 5, CS Hà nội sẽ điên đầu tìm cách đối phó. Và trong hội nghị, nhứt định CS Hà nội sẽ rêm mình với những chất vấn.

Hèn chì đã khá lâu rồi, một nhà ngoại giao của CS đã từng đóng góp rất nhiều trong việc thành lập bang giao giữa Hà Nội và Washington, đã hơn một lần than: vấn đề nhân quyền VN và quốc kỳ VN Cộng Hoà là những "trở ngại trung tâm trong bang giao. Không sai, vấn đề nhân quyền VN đã trở thành vấn đề quốc tế. Quốc kỳ VN nền vàng ba sọc đỏ dù chánh quyền không còn nhưng người Việt hải ngoại xem như hồn thiêng sống núi VN, được chánh quyền điạ phương ở nơi có người Việt định cư công nhận ngày càng nhiều. Trong khi cờ CS Hà nội có bang giao với Mỹ mà chỉ thấy loe hoe như gián ngày ở 3 nơi Liên Hiệp Quốc,Toà Ðại sứ và Toàn Tồng Lãnh sự!

(Nguồn: Việt Báo Thứ Bảy, 4/11/2009)

Vi Anh

{nl}{nl}