TÌNH TRẠNG NGƯ DÂN VIỆT NAM Ở BIỂN ĐÔNG
@ 13 July 2009 10:11 AM
{nl}{nl}{nl}
Tin Quảng Ngãi - Báo chí trong nước đưa tin về tình{nl}trạng ngư dân Việt Nam vẫn tiếp tục lo lắng trước việc nhiều người bị{nl}phía Trung Cộng bắt giữ và đòi tiền phạt. Cho đến nay vẫn còn 12 ngư{nl}dân và 2 chiếc tàu bị Trung cộng bắt giữ và bị buộc phải trả 30,000 mỹ{nl}kim mới chịu trả tự do. Trong các cuộc phỏng vấn những người thoát nạn,{nl}họ cho biết trên tổng số 200 thuyền của toàn huyện, chỉ có 30 chiếc là{nl}có giấy phép VIO đánh bắt cá trong khu vực đánh cá chung thôi. Cho đến{nl}nay các cán bộ nhà nước Cộng sản Việt Nam tại địa phương vẫn xác định{nl}rằng ngư dân đánh bắt trong vùng biển của Việt Nam, chứ không phải của{nl}Trung Cộng. Oan nhất cho họ là họ ở tọa độ thuộc vùng biển của Việt{nl}Nam.
Người này cũng thú nhận là từ trước đến{nl}nay, bị bắt như thế này thì có cả chục chiếc rồi, nhưng cũng có lần vi{nl}phạm vùng biển của Trung Cộng thì đành chịu phạt thôi. Ðặt vấn đề ngư{nl}dân Việt Nam đánh bắt cá ở biển Ðông, trong vùng lãnh hải của Việt Nam{nl}mà không được bảo vệ, một nhà ngoại giao từng làm việc nhiều năm với{nl}Trung Cộng nói trong một cuộc phỏng vấn rằng nay ngư dân phải tổ chức{nl}thành từng đoàn bảo vệ, rồi có những phương tiện như máy bộ đàm để kêu{nl}gọi, nếu cần nhờ bộ đội biên phòng giúp đỡ.
Tuy{nl}nhiên đối với chính người dân đang trực tiếp đối đầu với sức mạnh của{nl}Trung Cộng mà vẫn phải ra khơi làm ăn kiếm sống, thì vấn đề khó khăn{nl}hơn nhiều. Một người than thở là ở ngoài đó, chẳng có ai bảo vệ cả.{nl}Tưởng cũng cần nhắc lại là Việt Nam và Trung Cộng ký hiệp định phân{nl}định vịnh bắc bộ hồi cuối năm 2000. Sau nhiều phiên bàn thảo, hai bên{nl}đã thiết lập một vùng đánh cá chung với phạm vi và cơ chế quản lý{nl}riêng. Tuy nhiên lực lượng của Trung Cộng kể cả lực lượng quân sự lẫn{nl}lực lượng đánh bắt cá đều vượt trội hơn Việt Nam rất xa, nên đã xẩy ra{nl}nhiều sự kiện đáng tiếc cho phía Việt Nam.
Vào{nl}đầu năm 2005, đã xẩy ra vụ chín ngư dân ở tỉnh Thanh Hoá bị tàu hải{nl}quân Trung Cộng bắn chết khi họ đang làm nghề trong vịnh Bắc Bộ, một số{nl}khác bị thương và ngư cụ bị tịch thu. Thật khó xác định là khu vực họ{nl}đang làm nghề là thuộc vùng đánh cá chung, hay thuộc lãnh hải của Việt{nl}Nam hay của Trung Cộng. Một ngư dân nói phía Trung Cộng sang đánh trộm{nl}của Việt Nam thì được, chứ ngư dân thì không sang bên họ được vì tàu{nl}thuyền của họ lớn hơn nhiều. Không chỉ gặp khó khăn khi đánh bắt cá{nl}trong vùng được gọi là đánh cá chung, ngay đối với vùng biển mà Việt{nl}Nam coi là thuộc lãnh hải của mình, nhưng Trung Cộng cũng tuyên bố như{nl}vậy tức là có tranh chấp, thì phía Bắc Kinh sử dụng ngay sức mạnh hải{nl}quân để thực hiện điều mà họ tuyên bố. Vào giữa tháng năm, họ ra lệnh{nl}cấm đánh bắt cá trong một khu vực lãnh hải lớn tại biển Ðông cho đến{nl}đầu tháng 8.
Ðó lại chính là thời gian thuận{nl}lợi nhất cho ngư dân Việt Nam. Phát ngôn viên bộ ngoại giao Việt Nam có{nl}lên tiếng yêu cầu Trung Cộng không cấm đoán như thế, nhưng phía Bắc{nl}Kinh trả lời rằng đó là quyền không thể tranh cãi của họ. Mười năm{nl}trước, Trung Cộng từng ra lệnh cấm đánh bắt cá trong một vùng lãnh hải{nl}tranh chấp chủ quyền với Phi Luật Tân. Khi đó Bộ trưởng quốc phòng Phi{nl}là ông Orlando Mercado đã tuyên bố lệnh ấy hoàn toàn không có hiệu lực{nl}với ngư dân Phi vì họ đang làm nghề trong lãnh thổ Phi, và cuối cùng{nl}Trung cộng đã không thể làm gì những ngư phủ Phi nhưng lần này thì lại{nl}rõ ràng bắt nạt Việt Nam vì các lãnh tụ Cộng sản Việt Nam quá khiếp{nl}nhược.(SBTN)
{nl}{nl}