KINH DOANH VIỆT NAM TRỞ NGẠI VÌ DỊCH CÚM H1N1

@ 14 August 2009 09:05 PM

{nl}{nl}

{nl}{nl}{nl}

Tin{nl}tổng hợp - Trường học đóng cửa, trẻ em tạm thời nghỉ học, cuộc sống{nl}nhiều gia đình tại Hà Nội và Saigon bỗng chốc bị đảo lộn. Ý thức phòng{nl}ngừa của người dân trước dịch cúm H1N1 khiến nhiều lãnh vực kinh doanh{nl}lâm vào cảnh đìu hiu. Dễ thấy nhất là cảnh vắng vẻ tại các cửa hàng đồ{nl}dùng học sinh, quà vặt lân cận các trường học ở Hà Nội. Tại cửa hàng{nl}văn phòng phẩm trên phố Lê Ðại Hành ngay cạnh Trường Tiểu học Tây Sơn{nl}quận Hai Bà Trưng, chủ cửa hàng cho biết doanh thu một vài tuần này{nl}giảm trên 90% vì học sinh nghỉ học nên không có khách. Thường thì mấy{nl}tháng hè, lượng tiêu thụ nhìn chung giảm hơn so với thời điểm học chính{nl}thức.
 
Nhưng năm nay dưới tác động của dịch cúm{nl}H1N1, doanh thu gần như mất hẳn. Chẳng buôn bán được gì cũng là phản{nl}ánh chung của các hàng quà vặt, đồ dùng học sinh, hàng lưu niệm gần kề{nl}các Trường Tiểu học Trung Hòa Cầu Giấy, mầm non và tiểu học Kim Liên{nl}quận Ðống Ða trong 1 tuần trở lại đây. Sức mua chậm, các đại lý, nhà{nl}phân phối nghe ngóng không dám mạnh tay nhập hàng khiến các nhà sản{nl}xuất đồ dùng học tập, quần áo, giày dép học sinh lúc này như ngồi trên{nl}lửa. Giám đốc Công ty Thương mại và Sản xuất Qui Lực, nổi tiếng với các{nl}sản phẩm thước kẻ, bút, mực, màu các loại đều tồn đọng hàng. So với{nl}cùng kỳ năm ngoái, sức mua hiện có vẻ chậm hơn.
 
Nếu{nl}dịch cúm bùng phát mạnh mà các học sinh tại Saigon và khu vực miền Tây{nl}phải hoãn thời gian nhập học thì mức độ thiệt hại của doanh nghiệp là{nl}rất ghê gớm. Không chỉ doanh nghiệp sản xuất, các điểm vui chơi dành{nl}cho thiếu nhi tại Hà Nội và Saigon cũng vắng bóng dần các khách hàng.{nl}Các phụ huynh không còn thoải mái với việc đưa con em đến những nơi{nl}công cộng như trước, những nơi này giảm đến 50% lượng trẻ em đến vui{nl}chơi so với thời điểm trước khi dịch cúm lan rộng. Mặt hàng có sức mua{nl}giảm đáng kể tiếp theo là thịt lợn. Dù đã được minh oan rằng thịt heo{nl}không bị dính cúm, nhưng theo giới kinh doanh tại các chợ nội thành Hà{nl}Nội, sức tiêu thụ cũng vẫn giảm mạnh. Một thương gia cho biết sức mua{nl}những tháng gần đây sụt giảm khoảng 30%. Con số này theo ước đoán của{nl}một số tiểu thương chợ Ngọc Hà là 50% và ở chợ Thành Công là 10%. Người{nl}tiêu dùng vẫn nghĩ thịt heo có nguy cơ tiềm ẩn nên tâm lý chung là e{nl}sợ. 10 người mua thịt trước kia nay chỉ còn 5.
 
Bên{nl}cạnh đó do các trường học nghỉ, các bếp ăn và nhà hàng cũng nghỉ hoặc{nl}chỉ lấy lượng hàng bằng nửa trước đây. Nguồn cung thịt heo dồi dào{nl}trong khi sức mua chậm khiến giá loại thịt này đang có chiều hướng đi{nl}xuống. Báo cáo thị trường của Bộ Công Thương tuần đầu tháng 8 cho thấy{nl}giá heo hơi tại Cần Thơ đang giảm 2.21%; tại Ðà Nẵng giảm 2.1%; tại{nl}Saigon giảm 2.04% và ở Hà Nội là 1.35%. Giá heo móc hàm tại Hà Nội,{nl}thay vì mức 45,000 đồng một ký trước đây, nay chỉ dao động từ 36 đến{nl}37,000 đồng một ký.(SBTN)
{nl}{nl}