BÁO CHÍ VIỆT NAM CHỈ TRÍCH VIỆC TRUNG CỘNG TUYÊN BỐ CHỦ QUYỀN Ở BIỂN ÐÔNG

@ 19 August 2009 11:03 PM
{nl}
 Tin Hà Nội - Hôm qua một sự kiện khác thường đã được{nl}giới báo chí ghi nhận, khi hai tờ báo lớn do nhà nước Cộng sản Việt Nam{nl}kiểm soát đã lên tiếng chỉ trích tuyên bố chủ quyền của Trung Cộng trên{nl}vùng biển Ðông, mà Bắc Kinh gọi là biển Nam Trung Hoa. Các tờ Tuổi Trẻ,{nl}Thanh Niên đều cho chạy các hàng tựa lớn, mô tả những tuyên bố chủ{nl}quyền của Trung Cộng tại Biển Ðông là những đòi hỏi không thể nào được{nl}chấp nhận, và vô căn cứ dựa trên luật quốc tế. Việc bật đèn xanh cho{nl}báo chí đăng bài liên quan đến Trung Cộng, dường như cho thấy chế độ Hà{nl}Nội muốn bày tỏ một lập trường cứng rắn hơn trong cuộc tranh chấp lãnh{nl}hải với Bắc Kinh. Trung Cộng tuyên bố chủ quyền trên 80% vùng biển{nl}Ðông, kể cả nhiều khu vực rộng lớn đang trong vòng tranh chấp với Việt{nl}Nam, Nam Dương, Mã Lai, Brunei, Phi Luật Tân và Ðài Loan. Hoa Kỳ không{nl}công nhận tuyên bố chủ quyền của Bắc Kinh trên vùng lãnh hải này, và{nl}trong những tháng gần đây, đã xảy ra một số vụ đụng độ giữa các tàu{nl}Trung Cộng với các tàu chiến của Hoa Kỳ qua lại trong vùng biển này.
 
Các{nl}bài báo dài đến hai trang trên các tờ Tuổi Trẻ và Thanh Niên được đăng{nl}tải vào lúc Thượng Nghị Sĩ Jim Webb của Hoa Kỳ đến Việt Nam để thực{nl}hiện một chuyến công du hai ngày tại đây. Từng tham chiến tại Việt Nam,{nl}ông Webb nhiều lần lên tiếng hối thúc việc thắt chặt quan hệ Mỹ-Việt.{nl}Hồi tháng 7, ông Webb chủ tọa một cuộc điều trần về vấn đề tranh chấp{nl}tại Biển Ðông. Tại cuộc điều trần này, ông Webb nói Hoa Kỳ nên đối đầu{nl}với tình trạng bất cân xứng quyền lực rõ rệt do Trung Cộng đặt ra trong{nl}cuộc tranh chấp vùng lãnh hải này. Việt Nam và Trung Cộng nói chung có{nl}một quan hệ bang giao gần gũi, tuy nhiên cuộc tranh chấp để giành các{nl}tài nguyên biển là một nguồn gây căng thẳng kéo dài giữa đôi bên.
 
Trong{nl}mấy tháng gần đây, Trung Cộng đã bắt giữ nhiều ngư dân Việt Nam đánh cá{nl}trên các vùng biển đang trong vòng tranh chấp gần quần đảo Hoàng Sa.{nl}Hồi đầu tháng 5, Việt Nam đã đệ trình hồ sơ đòi chủ quyền các vùng biển{nl}liên hệ lên Liên Hiệp Quốc theo tinh thần Công Ước Liên Hiệp Quốc về{nl}Luật Biển, nhưng đến ngày 7 tháng Năm, hồ sơ này bị Trung Cộng bác bỏ,{nl}và ngày 8 tháng 5 Bắc Kinh đệ trình hồ sơ của họ đòi chủ quyền các vùng{nl}biển này. Hồ sơ này đã bị Việt Nam bác bỏ ngay ngày hôm sau. Việt Nam,{nl}Mã Lai, Phi Luật Tân, Ðài Loan và Brunei đều tuyên bố chủ quyền trên{nl}một phần hoặc toàn phần các quần đảo Trường Sa và Hoàng Sa và các vùng{nl}biển chung quanh các quần đảo này. Khu vực lãnh hải này được tin là có{nl}nhiều trữ lượng dầu hỏa. Hôm nay cũng có tin Thượng Nghị sị James Webb{nl}hiện đang có mặt tại Việt Nam trong chuyến công du các nước Á châu, và{nl}sẽ tổ chức họp báo tại Hà Nội vào chiều hôm nay trước khi đi thăm Ðà{nl}Nẵng và Saigon. Không biết chắc ông có ghé thăm làng Ðại Hoà thuộc tỉnh{nl}Quảng Nam hay không. Ðó là vùng hành quân xưa kia của Thượng nghị sĩ{nl}Webb, khi ông còn là một sĩ quan Thủy quân lục chiến Mỹ chiến đấu tại{nl}Việt Nam. Cũng liên quan đến quan hệ Mỹ-Việt, Hoa Kỳ vừa hỗ trợ các{nl}tỉnh miền Trung xây dựng 2 trường học và một trung tâm kiểm soát lũ lụt{nl}theo nguồn tài trợ từ một chương trình của Bộ quốc phòng Mỹ. Ðại tá{nl}Patrick Reardon, tùy viên quân sự tại đại sứ quán Mỹ đã có mặt tại miền{nl}Trung để bàn giao dự án hoàn thành cho địa phương vào cuối tuần qua.{nl}Những công trình này được chương trình viện trợ dân sự, thảm hoạ và{nl}nhân đạo nước ngoài của bộ quốc phòng Hoa Kỳ tài trợ, với tổng trị giá{nl}hơn 20 tỷ đồng. Các công trình bao gồm trường Kỳ Sơn ở tỉnh Nghệ An,{nl}trường Hoà phú ở thành phố Ðà Nẵng và trung tâm kiểm soát lũ Tam kỳ ở{nl}Quảng nam.(SBTN)

{nl}{nl}