BÁO CHÍ VIỆT NAM TIẾP TỤC ÐĂNG TẢI NHỮNG BÀI VIẾT LIÊN QUAN ÐẾN CUỘC TRANH BIỆN VỀ BIỂN ÐÔNG GIỮA VIỆT NAM VÀ TRUNG CỘNG

@ 20 August 2009 04:07 AM
{nl}


Tin Hà Nội - Trong khi đó theo dõi báo chí trong nước, người ta chú ý đến việc nhà cầm quyền Cộng sản Việt Nam đã cho bật đèn xanh để một số báo đăng tải những bài viết đả kích Trung cộng, khác hẳn với thái độ nhu nhược trong thời gian trước đây. Hôm nay trang mạng Vietnam Net của bộ Thông tin Cộng sản Việt Nam kiểm soát, đã cho đăng lại một bài viết về đề tài này trích từ một bản nghiên cứu trên trang Opinion Asia và nhắc lại những tranh chấp giữa Việt Nam và Trung cộng liên quan đến bản đệ trình lên Ủy Ban về giới hạn của thềm lục địa trực thuộc Liên Hiệp Quốc, mà Việt Nam và Mã Lai đã nộp chung một hồ sơ về thềm lục địa nhưng bị Trung cộng phản đối và bác bỏ. Bản tin này tiết lộ rằng trước đây Việt Nam đã mời Brunei cùng đệ trình chung với Mã Lai và Việt Nam một hồ sơ liên quan đến 1 vùng biển tại phía nam của Biển Ðông, và Brunei đã chấp thuận.
 
Tuy nhiên sau đó có lẽ do áp lực của Trung cộng nên Brunei đã không nộp hồ sơ. Nhưng Brunei cũng không phản đối hồ sơ do Malaysia và Việt Nam cùng nộp. Mặc cho những khác biệt có thể có về Trường Sa, Malaysia, Việt Nam, Brunei và Philippines đã cùng bàn thảo, cùng làm việc và tạo cơ hội cho nhau tham gia, cũng như kiềm chế không đưa ra những tuyên bố cực đoan nào có khả năng động phạm đến quyền lợi của các quốc gia khác. Ðây là một dấu hiệu đáng khích lệ cho việc giải quyết vấn đề Biển Ðông. Ngược lại với cách hành xử này, Trung Cộng đã không cùng với nước nào đệ nạp chung hồ sơ. Thay vì vậy, họ đã phản đối cả hồ sơ của Việt Nam lẫn hồ sơ do Mã Lai và Việt Nam phối hợp gởi.
 
Bài báo sau khi trình bày chi tiết những sự kiện xảy ra trong 3 tháng qua, đã kết luận rằng không có một văn bản nào trong hai văn bản phản đối của Trung Cộng có sử dụng đến những tiêu chuẩn khoa học của Liên Hiệp Quốc về các giới hạn ngoại vi của thềm lục địa. Thay vì vậy, các phản đối của Trung Cộng bao gồm và đề cập đến một bản đồ hình chữ U bao trùm vào khoảng 80% Biển Ðông, và chỉ trích mãnh liệt việc Trung cộng đã tự động đưa ra một yêu sách mơ hồ và mập mờ sang một hình thái yêu sách về vùng biển, lòng biển và thềm lục địa trong vòng đường vẽ đó, cũng như cho rằng khả năng giải quyết các bất đồng ở Biển Ðông một cách hòa bình, hợp pháp và công bằng là rất mong manh trong tương lai gần.(SBTN)