PHÓNG SỰ ÐẶC BIỆT TỪ VIỆT NAM: HÀ NỘI BẤT LỰC TRONG VIỄN CẢNH MẤT NƯỚC VỀ TAY TRUNG CỘNG

@ 20 August 2009 04:22 AM
Tin Saigon - Hôm nay thông tín viên SB-TN từ trong{nl}nước gởi ra bản tin đặc biệt về những ý kiến của người dân trong nước{nl}liên quan đến viễn ảnh giữa Việt Nam và Trung cộng trong những ngày gần{nl}đây. Mời quý vị cùng theo dõi trong bản tin đặc biệt sau đây (video{nl}insert)
 
Ngay trong buổi sáng ngày hôm qua khi{nl}bài viết phản ứng về yêu sách của Trung Cộng trên biển Ðông được đăng{nl}tải cùng một lúc trên 2 tờ báo lớn Thanh Niên và Tuổi Trẻ, hầu hết{nl}những người quan tâm đến sự kiện tổn vong của tổ quốc trước mối quan hệ{nl}thầy trò Trung Cộng Việt Nam đều hiểu rằng đã đến lúc nguy nan nhất bởi{nl}kẻ thù từ phương Bắc cũng như từ những kẻ nội phản đang ngồi ở Hà Nội.{nl}Bài viết được tung ra với một cái tên giả có bút hiệu là Quốc Pháp,{nl}cũng là lần đầu tiên, kể từ sau cuộc chiến 1979 ở Tây Nam Việt Nam, có{nl}một giọng điệu hết sức mạnh mẽ chỉ trích Trung Cộng đang âm mưu độc bá{nl}biển Ðông bằng một chính sách kiểm soát 80% khu vực.
 
Bản{nl}đồ công bố chính sách này, với tên gọi là vùng lưỡi bò, sẽ áp sát các{nl}quốc gia Ðông Nam Á và chân tường và tạo cơ hội cho Trung Cộng trở{nl}thành một siêu cường về quan sự cũng như độc chiếm các loại tài nguyên{nl}biển. Tuy nhiên nhìn trên bản đồ, hầu như ai cũng hiểu rằng Việt Nam{nl}hiện là đối tượng chính và khởi đầu cho chính sách xâm lược này của{nl}Trung Cộng. Không thuộc về một khối liên hiệp tự do nào, cũng như không{nl}có bất kỳ một hiệp định an ninh song phương trên biển nào với các quốc{nl}gia đủ mạnh để kìm chân Trung Cộng, có thể thấy rằng việc tấn công hoặc{nl}tệ hơn nữa là áp lực cho nhà cầm quyền bù nhìn tay sai Hà Nội ký kết{nl}nhượng biển cho Trung Cộng sẽ là những tiến trình không thể tránh khỏi.{nl}Lâu nay tất cả những thương nghị về biển Ðông giữa Việt Nam và Trung{nl}Cộng đều được coi là tuyệt mật và thậm chí mọi phản ứng yêu nước từ{nl}phía dân chúng, cũng đều bị trấn áp một cách dã man theo lệnh của Trung{nl}Cộng, hoặc theo chủ trương nô dịch ngoại bang của nhà cầm quyền Cộng{nl}sản Việt Nam.
 
Với các nhà quan sát thời sự{nl}trong nước, việc đưa sự kiện yêu sách của Trung Cộng ra công luận Việt{nl}Nam, có thể thấy, các quan chức lãnh đạo Cộng sản Việt Nam đã cảm nhận{nl}đến lúc tận cùng của chuyện thương nghị, và gánh nặng của chuyện bán{nl}nước đang treo lơ lửng trên đầu của 13 nhân vật trong Bộ chính trị Ðảng{nl}Cộng sản Việt Nam. Ðể tránh trách nhiệm, cũng như mượn dư luận nhân dân{nl}để phản đối, Hà Nội đã cho phép đăng tải sự kiện này cùng một lúc trên{nl}báo chí và truyền hình. Ðiều này cũng cho thấy sự bất lực của Hà Nội{nl}đứng trước mối quan hệ sói và cừu với đàn anh Trung Cộng, nhưng tệ hại{nl}nhất là Hà Nội vẫn khư khư không chịu thay đổi sách lược đối ngoại vì{nl}chỉ muốn bảo vệ quyền lợi tài phiệt của hệ thống Cộng sản hiện tại.
 
Nhưng{nl}đồng thời để xoa dịu Trung Cộng, sáng sớm ngày hôm nay Thủ tướng Cộng{nl}sản Việt Nam là Nguyễn Tấn Dũng đã đích thân đi thị sát Tân Rai, nơi{nl}khai thác mỏ bauxite để thúc đẩy tiến độ làm việc nhanh hơn, bất chấp{nl}phản đối của dư luận dân chúng cũng như giới khoa học, chính trị trong{nl}nước. Trong quá khứ, Lê Khả Phiêu đã từng phải ý một văn bản thay cho{nl}Bộ Chính trị để bàn giao thác Bản Giốc và Ải Nam Quan cho Trung Cộng,{nl}và việc Trung Cộng thể hiện quyết liệt dã tâm độc chiếm biển Ðông này,{nl}cho thấy rằng rất có thể nhà cầm quyền Cộng sản Việt Nam sẽ cử Phạm Gia{nl}Khiêm ký giao phần lãnh hải của Việt Nam cho Trung Cộng, nhằm bảo vệ vị{nl}trí và tồn vong của chế độ hơn là tổ quốc, dân tộc.(SBTN)

{nl}{nl}