PHÓNG SỰ ÐẶC BIỆT TỪ VIỆT NAM: HƠN NỬA TRIỆU THANH NIÊN KHÔNG VÀO ÐƯỢC ÐẠI HỌC

@ 24 August 2009 04:43 AM
Tin Saigon - Hôm nay thông tín viên SB-TN từ trong{nl}nước gởi ra bản tin cho biết hơn nửa triệu thanh niên Việt Nam không{nl}được vào đại học, sau kết quả mùa thi năm nay. (video insert sbtn.net)
 
Ngay trong lúc nền kinh tế Việt{nl}Nam đang đầy dẫy khó khăn, cánh cửa đại học khắc nghiệt đã đẩy hơn nửa{nl}triệu thanh niên thi rớt đại học vào đời với nhiều bất trắc. Một trong{nl}những lý do khiến hàng trăm ngàn thanh niên lầm vào nỗi thất vọng, được{nl}đánh giá là do điểm chấp nhận vào đại học của Bộ giáo dục Cộng sản Việt{nl}Nam quyết định cho năm 2009 quá khắt khe. Và cũng một phần do hệ thống{nl}đại học tại Việt Nam đã quá sức và không còn sức thu nhận thêm người{nl}giữa lúc dân số đang tăng nhanh. Trong khung cảnh xã hội Việt Nam đang{nl}ngày càng trọng hình thức bằng cấp và cơ hội tiến thân, việc rớt đại{nl}học và chọn một con đường học nghề như trước đây đã không còn được{nl}thanh niên cũng như giới phụ huynh ưa thích nữa.

Thực tế khảo sát trên{nl}1115 phụ huynh học sinh ở Saigon về lý do trường dạy nghề không thu hút{nl}được người vào học, do Viện Nghiên cứu giáo dục Trường Ðại Học Sư phạm{nl}Saigon thực hiện gần đây cho thấy có đến 44,84% người được hỏi đã nêu{nl}lý do rằng các trường dạy nghề không có cơ hội học lên cao, 29,24%{nl}không muốn làm công nhân, làm thợ.
 
Ý thức xã{nl}hội phân hóa ngày càng mạnh mẽ tại Việt Nam, hình ảnh người lao động{nl}tay chân tại Việt Nam bị phần lớn thanh niên và các gia đình xem là{nl}giai cấp thấp trong xã hội. Việc học nghề vẫn không thắng nổi tâm lý xã{nl}hội yêu chuộng về khoa cử, bằng cấp, danh vị xã hội. Rất nhiều gia đình{nl}đã quyết định cho con em của mình ở nhà, không làm gì còn hơn là học{nl}một nghề lao động tay chân nào đó. Giải thích cho khuynh hướng này,{nl}nhiều phụ huynh nói rằng việc học nghề khiến họ thấy con cái của họ{nl}không có tương lai hoặc sẽ sống một cuộc đời nhọc nhằn mà không đủ để{nl}nuôi sống bản thân mình. Cảm nhận được làn sóng bất mãn đang lan nhanh{nl}trong giới phụ huynh cũng như thanh niên không thể vào đại học, hệ{nl}thống tuyên truyền của Nhà nước Việt Nam liên tục xoa dịu bằng cách{nl}chương trình tư vấn và cổ vũ tinh thần cho việc chuẩn bị cho năm học{nl}sau.
 
Tuy nhiên niềm tin vào nền đại học Việt{nl}Nam đang ngày càng giảm sút đến mức đáng lo ngại. Sự phân hóa của xã{nl}hội cũng rõ hơn trong bộ mặt giáo dục của Việt Nam. Việc nâng mức học{nl}phí của sinh viên đại học lên ở mức trung bình khoảng 250,000 đồng một{nl}tháng tức khoảng 18 Mỹ Kim, đang làm hàng triệu gia đình nao núng, thì{nl}chỉ với khoảng 38,000 du học sinh Việt Nam ra nước ngoài đang tiêu tốn{nl}khoảng 250 triệu Mỹ Kim một năm. Hơn 500,000 thanh niên đang thất vọng{nl}và không việc làm trong năm nay, cũng là một trong những dự báo đen tối{nl}về những bất cập của hình ảnh an sinh xã hội, mà có lẽ Nhà nước Cộng{nl}sản Việt Nam khó lòng giải quyết nổi trước tình cảnh rối hiện nay.(SBTN){nl}{nl}