PHẢN ỨNG VỀ VỤ BẮT BLOGGER VÀ NHÀ BÁO

@ 2 September 2009 09:33 PM

Tin{nl}Paris - Tổ chức Phóng viên Không biên giới tức Reporters Sans{nl}Frontieres có trụ sở đặt tại Paris, hôm qua đã phổ biến một bản thông{nl}cáo lên án vụ bắt giữ các blogger và ký giả của nhà cầm quyền Cộng sản{nl}Việt Nam, nhất là ông Bùi Thanh Hiếu bút hiệu Người Buôn Gió, và phóng{nl}viên Phạm Ðoan Trang của tờ Việt Nam Net. Thông cáo viết rằng thế giới{nl}rất bất bình về việc nhà cầm quyền đàn áp những người cầm bút. Trong{nl}những tháng gần đây quyền tự do ngôn luận ở Việt Nam đã bị thu hẹp lại{nl}vì nhà nước lo ngại trước các chủ đề liên quan tới quan hệ với Trung{nl}cộng. Tổ chức Ký giả Không biên giới kêu gọi Việt Nam hãy trả tự do{nl}nhanh chóng cho ông Hiếu và bà Trang, vì những chỉ trích của họ không{nl}gây đe dọa cho nền an ninh quốc gia, và chỉ là quyền căn bản về tự do{nl}ngôn luận.

Như tin SB-TN đã loan, tuy tổng biên{nl}tập tờ Việt Nam Net nói cô Phạm Ðoan Trang bị bắt không phải vì viết{nl}bài trên tờ báo này, nhiều người vẫn cho rằng các bài báo về tranh chấp{nl}lãnh thổ Việt Trung và vai trò của Trung cộng trong hội nghị Geneve năm{nl}1954 chia đôi đất nước đã dẫn đến việc cô Ðoan Trang bị bắt. Ông Bùi{nl}Thanh Hiếu với bút hiệu Người Buôn Gió thì bị bắt vì những bài viết về{nl}quan hệ Việt Trung, các dự án bauxte, vụ giáo xứ Thái Hà và Tam Tòa. Cơ{nl}quan an ninh Cộng sản Việt Nam chưa đưa ra bất kỳ thông báo nào về{nl}những vụ bắt giữ này, mà chỉ nói sẽ chuyển hồ sơ sang viện Kiểm Sát để{nl}khởi tố vụ án đặc biệt nghiêm trọng xâm phạm an ninh quốc gia và sớm{nl}xét xử những nghi phạm.
 
Một chuyên gia về Việt{nl}Nam là Giáo sư Carlyle Thayer tại học viện Quốc Phòng Úc Ðại Lợi, nhận{nl}xét về đợt trấn áp các ký giả báo chí này và cho rằng đảng Cộng sản{nl}Việt Nam và hệ thống an ninh không thể chấp nhận các việc mà họ không{nl}thể kiểm soát được. Ông nói Internet là một thách thức lớn vì các công{nl}dân không tên tuổi có thể đăng tải các quan điểm và trao đổi ý tưởng{nl}với người ở cả trong nước lẫn trong nước. Viết blog trở thành một vũ{nl}khí và là chiến tuyến cuối cùng của tự do. Ông Thayer nói với những vụ{nl}bắt giữ người viết blog và ký giả này, Việt Nam đang tiếp tục trở thành{nl}một trong những quốc gia đàn áp Internet, thế nhưng bắt giữ người bất{nl}đồng chính kiến trên mạng không thể giải quyết được những vấn đề mà họ{nl}phản ảnh, như sự mạnh bạo của Trung cộng ở biển đông hay quan hệ giữa{nl}Việt Nam và Trung cộng.
 
Trong khi đó LIên{nl}minh Báo chí Ðông Nam Á gọi tắt là Seapas, là cơ quan vận động cho tự{nl}do báo chí tại vùng Ðông Nam Á cũng đã bày tỏ quan ngại trước các vụ{nl}bắt giữ mà theo họ là liên quan tới vị thế của Việt Nam trong vùng. Ông{nl}Roby Alampay, Giám đốc Ðiều hành Seapas nói với báo chí rằng tổ chức{nl}của ông cho rằng các vụ bắt giữ này xảy ra theo một công thức đàn áp mà{nl}Seapas đã từng quan ngại. Sự cứng rắn đối với tự do ngôn luận đang có{nl}vẻ gia tăng tại Việt Nam. Ðây không chỉ là sự quan ngại cho người dân{nl}Việt Nam, mà còn là sự quan tâm đối với các công dân vùng Ðông Nam Á,{nl}vì sang năm Việt Nam sẽ đảm nhận chức chủ tịch nhóm nước Asean.
 
Trong{nl}bản Hiến chương mới được thông qua gần đây của khối Asean, lãnh đạo{nl}nhóm nước này nói họ theo đuổi các tiêu chuẩn về nhân quyền phổ quát{nl}trên thế giới. Nếu các nước Asean thực lòng với chủ đề này, họ cần hiểu{nl}và làm theo các tiêu chuẩn nhân quyền được quốc tế thừa nhận, trong đó{nl}có tự do ngôn luận, tự do phát biểu, người dân có quyền chỉ trích chính{nl}sách của chính phủ, bao gồm cả chính sách đối ngoại.(SBTN)

{nl}{nl}