VIỆT NAM SUÝT PHÁ SẢN, NHỜ TRUNG CỘNG BƠM TIỀN CỨU NÊN PHẢI TRẢ NỢ CHO BẮC KINH

@ 17 September 2009 05:07 AM
{nl}{nl}{nl}{nl}
Tin{nl}Hong Kong - Nhật báo Asia Times trong một bài nghiên cứu đã cho rằng{nl}nhà cầm quyền Cộng sản Việt Nam đã lâm vào cảnh chờ phá sản hồi đầu năm{nl}2009, và đã được Bắc Kinh bơm tiền cứu nguy khẩn cấp, đó là lý do Hà{nl}nội phải nhượng bộ và bênh vực Bắc kinh quá nhiều. Ðó là tiết lộ từ một{nl}nguồn giấu tên và được ký giả Shawn Crispin là biên tập viên báo Asia{nl}Times, viết trong bài báo phổ biến trong tuần qua. Bài báo cho rằng{nl}hàng loạt đợt bố ráp những người có thái độ ngờ vực Trung Cộng cho thấy{nl}nội bộ Ðảng Cộng sản Việt Nam đang đấu đá nhau trước kỳ Ðaị Hội Ðảng{nl}sắp tới, và gây chỉ trích về Tổng Cục 2 là sở tình báo của Việt Nam{nl}chuyên theo dõi hiểm họa na ninh, kể cả theo dõi cán bộ cấp cao. Công{nl}an Hà Nội mấy tuần gần đây bắt hàng loạt ký giả và người viết blog có{nl}bài viết chỉ trích Trung Cộng, kể cả dự án bauxite hiện nay ở Tây{nl}Nguyên và cuộc tranh chấp lãnh hải ở Hoàng Sa, Trường Sa. Công an bắt{nl}người viết blog Ðiếu Cày và vu cáo tội trốn thuế sau khi ông tổ chức{nl}biểu tình chống rước Ðuốc thế Vận 2008 ở Sài Gòn. Gần đây, công an bắt{nl}nhà báo Phạm Ðoan Trang và thẩm vấn cô về các bài về tranh chấp lãnh{nl}thổ Việt-Hoa. Bài báo của Asia Times nói là có những giaỉ thích trái{nl}nghịch nhau về lý do vì sao công an ráo riết bênh vực cho Trung Cộng.
{nl} {nl}
 
{nl} {nl}
Một{nl}nhà phân tích chính trị xin giấu tên nói là ông tin là Việt Nam đã tới{nl}bên mép bờ phá sản đầu năm nay trong cơn khủng hoảng thiếu ngoại tệ, và{nl}trong khi tuyệt vọng đã xin Trung Cộng bơm tiền cứu nguy. Bù lại theo{nl}giải thích này, Trung Cộng được cho ưu đãi ở thương lượng về khai thác{nl}mỏ bauxite.
{nl} {nl}
 
{nl} {nl}
Người khác thì xem đó như cuộc đấu{nl}tranh nội bộ giữa bảo thủ và cấp tiến trứơc khi vào Ðaị Hội Ðảng Cộng{nl}sản kỳ thứ 11, nơi các chức cao nhất nước sẽ sắp xếp lại vào đầu năm{nl}2011. Một số người tin là Thủ tướng Cộng sản Việt Nam hiện nay là{nl}Nguyễn Tấn Dũng sẽ bị phe bảo thủ lần này đẩy qua bên lề, một phần vì{nl}đã đưa ra quá nhiều để nghị cải tổ thị trường bị xem là ảnh hưởng từ{nl}Mỹ, đã làm cho kinh tế Việt Nam ảnh hưởng dây chuyền nguy hiểm từ khủng{nl}hoảng toàn cầu, cũng như kiểu chỉ huy có tính cách cá nhân của đương sự{nl}trái ngươc với truyền thống đảng là tập thể chỉ huy. Bài báo nói cuộc{nl}tranh luận lý thuyết về hướng đi tư bản của Việt Nam đã phần lớn kết{nl}thúc, bây giờ tranh chấp trong đảng chỉ là do các phe tranh quyền lực{nl}và lợi nhuận. Và càng xa tranh cãi lý thuyết, càng đẩy các phe nghiêng{nl}về ảnh hưoỏng Trung Cộng và Mỹ để giành thế lực chính trị nội bộ. Bài{nl}báo nói rằng Tổng Cục 2 là cơ quan tình báo nhiều quyền lực có quyền{nl}theo dõi các cấp chỉ huy trung ương đảng, đã được tình báo Trung Cộng{nl}viện trợ về kỹ thuật từ thập niên 90 để theo dõi, giám sát.
{nl} {nl}
 
{nl} {nl}
Người{nl}ta tin là Tổng Cục 2 là phương tiện chính để Trung Cộng ảnh hưởng vào{nl}Việt Nam. Thứ Trưởng Quốc Phòng Nguyễn Chí Vịnh từ lâu giữ quyền chỉ{nl}huy Tổng Cục 2, là thành viên quan trọng trong phe thân Trung Cộng mà{nl}phe này chỉ huy bởi Tô Huy Rứa là một ủy viên mới được đưa vào Chính{nl}Trị Bộ và Ủy Ban Trung Ương, và Phạm Quang Nghị cũng là ủy viên Bộ{nl}Chính Trị và là cựu Bộ Trưởng Thông Tin Văn Hóa. Tô Huy Rứa chỉ huy Ủy{nl}Ban Tuyên Giáo Trung Ương và làm việc thân cận với với Ðảng Cộng sản{nl}Trung Cộng.
{nl} {nl}
 
{nl} {nl}
 
{nl} {nl}
Bài báo Asia Times{nl}trích lời Giáo sư Carlyle Thayer, chuyên gia về Việt Nam tại Học Viện{nl}Quốc Phòng Úc, đã tiên đoán chính xác hồi tháng giêng rằng việc thăng{nl}cấp cho Tô Huy Rứa là sẽ xiết chặt ý thức hệ đối với giới trí thức Việt{nl}Nam, kể cả giới học giả, nhà báo và tuổi trẻ giỏi Internet. Người ta{nl}tin rằng họ Tô sẽ nắm chức Tổng Bí Thư kế tiếp, thay cho Nông Ðức Mạnh{nl}về hưu năm 2011. Một số người tin là tướng 3 sao Nguyễn Chí Vịnh sắp{nl}lên chức tướng 4 sao, có thể sẽ được đưa vào Ủy Ban Trung ương 160{nl}thành viên và có thể nắm chức Bộ Trưởng Quốc Phòng trong Ðaị hội Ðảng{nl}kế tiếp, mà giới bảo thủ đang thúc đẩy để kiểm soát nghị trình. Chính{nl}Tổng Cục 2 đã gây tranh cãi nội bộ đảng Cộng sản trong quá khứ, kể cả{nl}khi có tiết lộ là vào năm 2001 sở này đã ghi âm các cú phone của một số{nl}cán bộ lãnh đạo cao cấp. Một số người còn tin là Tổng cục 2 có thể có{nl}hồ sơ mật về Nguyễn Tấn Dũng về các liên hệ kinh doanh để sẽ làm áp lực{nl}nhằm đưa phe thân Trung Cộng vào đại hội kỳ tới. Trong quá khứ, cũng{nl}chính Tổng Cục 2 đã lộ hồ sơ mật trong đó liệt kê một số cán bộ lãnh{nl}đạo trong đó có Tướng Võ Nguyên Giáp và cựu Thủ Tướng Cộng sản Việt Nam{nl}là Võ Văn Kiệt, đã hợp tác với tình báo Mỹ CIA.

Tướng Giáp đã mạnh mẽ{nl}bác bỏ điều này, và vào tháng 6 vừa qua đã kêu gọi lần nữa đòi điều tra{nl}đặc biệt về liên hệ giưã Tổng Cục 2 và ảnh hưởng Trung Cộng, nhưng cho{nl}đến nay Hà Nội vẫn im bặt không trả lời về những lời đòi hỏi này dù{nl}những ảnh hưởng của tướng Giáp vẫn còn rất mạnh trong giới quân đội tại{nl}Việt Nam hiện nay.(SBTN)
{nl}{nl}{nl}{nl}{nl}