TẠI VIỆT NAM, PHE THÂN TRUNG CỘNG ÐÀN ÁP BLOGGER, CHUẨN BỊ ÐẠI HỘI ÐẢNG

@ 23 September 2009 04:20 AM
Tin Hong Kong - Cái bóng của Trung Cộng đằng sau đợt đàn áp tại Việt Nam, {nl}đó là tựa bài viết mới nhất trên tờ Asia Times online trong tuần qua. Theo nhà {nl}báo này, đợt đàn áp hiện nay tại Việt Nam nhằm bảo vệ cho hình ảnh của Trung {nl}Cộng là tín hiệu cho thấy cuộc đấu đá trong nội bộ Ðảng Cộng Sản trước thềm Ðại {nl}hội dự trù vào năm 2011. Từ năm ngoái đến nay, sau khi nhiều blogger như Ðiếu {nl}Cầy và nhà báo Phạm Ðoan Trang bị bắt giữ, có nhiều giả thuyết được đưa ra về {nl}nguyên nhân đợt đàn áp này. Giả thuyết thứ nhất là vào đầu năm, nhà cầm quyền {nl}Cộng sản Việt Nam đã bị khủng hoảng ngoại hối nghiêm trọng cho nên đã quay sang {nl}Bắc Kinh để được trợ cấp một khoản tín dụng bí mật. Vẫn theo giả thuyết đó, đổi {nl}lại thì Trung Cộng đã được phía Việt Nam ưu đãi để giành hợp đồng khai thác {nl}bauxite. Nhưng nhiều nhà phân tích khác nghĩ rằng đợt đàn áp bên ngoài thể hiện {nl}cuộc vận động bên trong Ðảng Cộng Sản Việt Nam, để tranh giành quyền lực giữa {nl}phe bảo thủ và phe cải tổ hướng tới Ðại hộI năm 2011, thời điểm quyết định cho {nl}việc bổ nhiệm nhân sự cũng như đề xuất chính sách mới.
{nl}
 
{nl}
Trong tình thế hiện nay, Thủ tướng Cộng sản là Nguyễn Tấn Dũng, người lãnh {nl}đạo phe cải tổ, đang bị nhiều phần tử tấn công. Các phần tử này lợi dụng các mối {nl}liên hệ của họ với Trung Cộng làm đòn bẩy để mong chiếm ưu thế. Tuy nhiên theo {nl}bài báo, các cuộc tranh luận mang tính ý thức hệ về định hướng tư bản chủ nghĩa {nl}kỳ thật đã được giải quyết, và cuộc đọ sức giữa các phe phái trong nội bộ Ðảng {nl}ngày nay chỉ mang động cơ tranh giành quyền lợi.
{nl}
 
{nl}
Bài báo của Asia Times trong phần cuối tập trung vào vai trò của Tổng cục 2 {nl}là cơ quan tình báo của Việt Nam. Tổng cục 2 trong thời gian qua đã hoạt động {nl}gần như độc lập, không chiụ sự kiểm soát của nhà nước. Gần đây, theo một số các {nl}chuyên gia nước ngoài, Tổng cục 2 đã nhận được sự trợ giúp của Trung Cộng để {nl}nâng cao phương tiện công nghệ học, theo dõi các hoạt động bị xem là đe dọa an {nl}ninh quốc gia. Thế nhưng theo các nhà hoạt động nhân quyền thì Tổng cục 2 chẳng {nl}những đã đóng vai trò quyết định trong việc đàn áp những người đòi dân chủ và tự {nl}do tôn giáo, mà hơn nữa cơ quan này còn theo dõi dàn cán bộ cao cấp và thu thập {nl}hồ sơ về họ. Ðứng đầu Tổng cục 2 là Trung tướng Nguyễn Chí Vịnh, Thứ trưởng Bộ {nl}Quốc Phòng Việt Nam. Theo Asia Times, nhân vật này là một nhân vật chủ chốt {nl}trong phe thân Trung Cộng. Cánh này trong Ðảng Cộng Sản Việt Nam do 2 ủy viên Bộ {nl}Chính Trị dẫn đầu là 2 ông Tô Huy Rứa và Phạm Quang Nghị. Với tư cách Trưởng ban {nl}Tuyên huấn, ông Tô Huy Rứa cộng tác với Trung Cộng trong nhiều lãnh vực liên {nl}quan đến ý thức hệ và tư tưởng.
{nl}
 
{nl}
Một chuyên gia về Việt Nam, ông Carlyle Thayer đã từng dự báo khi ông Tô {nl}Huy Rứa được cất nhắc vào Bộ Chính trị, rằng việc này sẽ đưa đến sự kiểm soát {nl}chặt chẽ hơn hàng ngũ trí thức, giáo sư, phóng viên và giới trẻ kể cả giới {nl}blogger. Có người cho rằng ông Tô Huy Rứa nuôi tham vọng được kế nhiệm Tổng Bí {nl}Thư Nông Ðức Mạnh vào năm 2011, và một số nhà quan sát kết luận rằng Tổng Cục 2 {nl}là một trong những lá bài của Bắc Kinh để thao túng Việt Nam. Bài báo kết luận {nl}rằng trong bối cảnh chạy đua giành ảnh hưởng với Hoa Kỳ trong khu vực, một số {nl}nhà phân tích nhận định vì quyền lợi của mình Trung Cộng sẽ theo đuổi chính sách {nl}gây phân hóa, thúc đẩy hai phe cánh kình chống nhau trong nội bộ Ðảng Cộng Sản {nl}Việt Nam. Theo cách diễn giải này, thì Bắc Kinh lo ngại một tầng lớp lãnh đạo {nl}đoàn kết và ổn định tại Việt Nam có khả năng sẽ ngả theo hướng xây dựng liên {nl}minh chiến lược với Hoa Kỳ.(SBTN)
{nl}{nl}