HUMAN RIGHTS WATCH CHỈ TRÍCH VIỆT NAM BÁC BỎ CÁC KHUYẾN NGHỊ VỀ NHÂN QUYỀN CỦA LIÊN HIỆP QUỐC

@ 29 September 2009 02:20 AM
Tin Luân Ðôn - Trong một thông cáo phổ biến cho báo{nl}chí, bà Elaine Pearson, phó giám đốc đặc trách châu Á của tổ chức Human{nl}Rights Watch, trụ sở tại New York đã tuyên bố Việt Nam đã nhạo báng{nl}những cam kết của nước này với Hội đồng Nhân quyền Liên Hiệp Quốc. Việt{nl}Nam đã bác bỏ ngay cả những khuyến nghị nhẹ nhàng nhất dựa trên những{nl}công ước quốc tế mà Việt Nam đã ký kết, chẳng hạn như cho phép những{nl}người hoạt động cho nhân quyền được phát biểu ý kiến. Tổ chức Human{nl}Rights Watch lên án Hà Nội từ chối bãi bỏ việc kiểm soát Internet, kiểm{nl}soát các trang blog cũng như từ chối sửa đổi các điều luật về an ninh{nl}quốc gia, vẫn được dùng để hình sự hóa hành động của các nhà bất đồng{nl}chính kiến ôn hòa. Việt Nam cũng không trả tự do cho những tù nhân bất{nl}đồng chính kiến. Trong số 93 khuyến nghị mà Hà Nội chấp nhận, phần lớn{nl}chỉ là những tuyên bố chung chung, bày tỏ ý định xem xét các đề nghị{nl}của những quốc gia thành viên Hội đồng nhân quyền Liên Hiệp Quốc. Trong{nl}bản báo cáo của Việt Nam, được Hội đồng Nhân quyền thông qua hôm thứ{nl}năm, Hà Nội khẳng định là ở Việt Nam không hề có tù chính trị, mà trái{nl}lại nước này rất tôn trọng quyền tự do ngôn luận và chỉ bỏ tù những{nl}người nào vi phạm pháp luật. Trong thời gian gần đây, hơn cả chục người{nl}đã bị bắt giữ ở Việt Nam với tội danh tuyên truyền chống Nhà nước.{nl}{nl}{nl}
 
Nhiều{nl}vụ được báo chí tường thuật rất nhiều, như vụ luật sư Lê Công Ðịnh hay{nl}thạc sĩ Nguyễn Tiến Trung, nhưng Human Rights Watch nêu lên những{nl}trường hợp ít ai biết đến, như vụ bắt giữ ông Huỳnh Ba thuộc sắc tộc{nl}Khơme Krom ở đồng bằng sông Cửu Long, lãnh đạo các cuộc biểu tình của{nl}nông dân phản đối những vụ cướp đất, hay vụ bắt giữ hơn 30 tín đồ Tin{nl}Lành ở Tây Nguyên từ tháng 5 đến nay. Theo tổ chức nhân quyền này, Hà{nl}Nội cũng đã không chấp nhận mời các chuyên viên Liên Hiệp Quốc đến Việt{nl}Nam như các báo cáo viên đặc biệt về tự do ngôn luận, về tự do tôn{nl}giáo, về tra tấn, về các nhà đấu tranh nhân quyền, về bạo lực đối với{nl}phụ nữ, như cũng báo cáo viên của Nhóm công tác Liên Hiệp Quốc về giam{nl}cầm độc đoán. Nói chung, theo nhận định của Human Rights Watch thì bất{nl}chấp những mối quan ngại của quốc tế, Việt Nam vẫn không thật sự muốn{nl}cải thiện tình trạng nhân quyền.
 
Trước đó tại{nl}Genève, Thụy Sĩ, các tổ chức phi chính phủ có mặt trong cuộc họp của{nl}Hội Ðồng Nhân Quyền Liên Hiệp Quốc như Liên đoàn Quốc tế Nhân quyền{nl}FIDH, Ủy ban Bảo vệ Quyền làm Người Việt Nam, đã ra thông cáo lên án{nl}nhà cầm quyền Cộng sản Việt Nam bác bỏ khoảng 50 đề nghị cải thiện nhân{nl}quyền và vẫn tiếp tục về khủng bố các quyền tự do ngôn luận, tự do báo{nl}chí và hội họp trong nước. Cũng nên nói thêm là các báo đài do nhà nước{nl}Cộng sản Việt Nam kiểm soát đã chỉ đăng tin Hội đồng nhân quyền Liên{nl}Hiệp Quốc thông qua bản báo cáo về nhân quyền tại Việt Nam, và bẻ cong{nl}sự thật bằng cách trích lời những quốc gia Cộng sản khác như Cuba, Lào{nl}hay các nước Phi châu ca tụng tình trạng nhân quyền của Việt Nam mà{nl}thôi.(SBTN)
{nl}{nl}