NHÀ VĂN NỮ VIỆT NAM ÐƯỢC VINH DANH TẠI TIỂU BANG MICHIGAN

@ 20 October 2009 08:34 PM
Tin{nl}Grand Rapids - Sau khi đã cùng với gia đình vượt biển tỵ nạn Cộng sản{nl}vào năm 1975, cô Nguyễn Minh Bích đã tạm trú tại thành phố Grand Rapids{nl}tiểu bang Michigan và lớn lên tại đây trong lúc cô muốn hòa nhập vào{nl}đời sống tại Hoa Kỳ và trở thành một người công dân của xứ này. Cuốn{nl}tiểu thuyết có tựa đề là Cướp cơm Phật, Stealing Buddhas Dinner, của{nl}Nguyễn Minh Bích vừa được Hội đồng tiểu bang Michigan chọn làm tác phẩm{nl}xuất sắc nhất của năm. Diều này có nghĩa là hàng chục ngàn người dân{nl}tại tiểu bang này sẽ đi tìm cuốn tiểu thuyết của cô để tìm hiểu xem tại{nl}sao cô lại gặp những trở ngại trong đời sống, và ý nghĩa của việc trở{nl}thành một người dân của tiểu bang này. Cô Bích đã tỏ ra rất ngạc nhiên{nl}khi tác phẩm của mình được chọn, cô nói cô không ngờ rằng họ đã đọc tác{nl}phẩm của mình.
 
Chương trình có tên là Great{nl}Michigan Read khởi đầu vào năm 2007 để khuyến khích người dân ở đây đọc{nl}sách, để tìm hiểu thêm về lịch sử cũng như nền văn hóa đặc biệt của{nl}tiểu bang. Năm đầu tiên, cuốn sách được chọn là một tác phẩm của văn{nl}hào Ernest Hemingway là cuốn Câu chuyện của Nick Adams, gồm những tác{nl}phẩm truyện ngắn về thời gian lớn lên của một thiếu niên đã ảnh hưởng{nl}bởi những văn hóa và những nét đẹp thiên nhiên của miền bắc tiểu bang{nl}Michigan. Cô Nguyễn Minh Bích thì lại mang một hình ảnh khác, cha của{nl}cô là một người Việt tỵ nạn, đã rời Việt Nam cùng với cô và một người{nl}chị, bà nội và hai người chú, mẹ cô đã ở lại Việt Nam và trở thành một{nl}trong những bí mật được thuật lại ở đoạn cuối của cuốn sách.
 
Sau{nl}này cha cô đã lập gia đình với một phụ nữ người Mexico di dân đến tiểu{nl}bang này, và bối cảnh của câu chuyện hoàn toàn dựa vào cộng đồng người{nl}da trắng ở Grand Rapids vào thập niên 80. Cuốn hồi ký của cô đã kể lại{nl}những chuyện vui buồn mà cô đã trải qua, nhất là khi cô muốn xóa bỏ{nl}những kỳ thị về màu da và để được các bạn cùng lớp chấp nhận như một{nl}người Mỹ. Cuốn hồi ký cũng kể lại những kinh nghiệm mà người di dân đã{nl}phải trải qua ở nơi này.(SBTN)
{nl}{nl}