CÔ GÁI GỐC VIỆT ÐƯỢC TRAO TẶNG GIẢI TỰ DO NĂM 2009

@ 20 October 2009 08:42 PM
Tin{nl}Nam Vang - Ngày 15 tháng 10 vừa qua, một nhà hoạt động bảo vệ nạn nhân{nl}nô lệ tình dục ở Cam Bốt, cô Sina Vann đã được trao giải Frederick{nl}Douglass nhân lễ trao giải Freedom 2009 tại Mỹ. Sina Vann là một cô gái{nl}gốc Việt 25 tuổi, trước đây là một nô lệ tình dục trong động mãi dâm{nl}tại Cam Bốt, sau khi được cứu thoát đã tích cực hoạt động giúp đỡ những{nl}nạn nhân cùng cảnh ngộ như cô. Giải thưởng Tự Do năm 2009 trị giá{nl}20,000 Mỹ Kim, phân nửa số tiền để tạo điều kiện cho người nhận giải{nl}tiếp tục hoạt động cứu giúp phụ nữ trẻ em bị bắt làm nô lệ tình dục,{nl}phần còn lại để tưởng thưởng cá nhân cô Sina Vann.

Sina Vann quê tại{nl}Việt Nam, lúc được 13 tuổi cô bị bắt cóc mang qua Cam Bốt và bị bán vào{nl}động mãi dâm. Tại đây, Sina Vann bị hãm hiếp một ngày từ 20 đến 30 lần{nl}và bị chủ chứa đánh đập nếu có thái độ chần chừ không chịu tiếp khách.{nl}Ðến tuổi 16 tức 3 năm sau khi bị cưỡng bức làm nô lệ tình dục, Sina{nl}được cảnh sát Cam Bốt cứu thoát khỏi địa ngục trần gian này khi họ đột{nl}kích vào động mãi dâm trong các đợt truy quét tệ nạn buôn bán phụ nữ{nl}trẻ em.
 
Sau khi phục hồi sức khỏe và tinh{nl}thần tại trung tâm cứu nguy các nạn nhân bị bắt làm nô lệ tình dục,{nl}Sina Vann bắt đầu làm việc cho Sáng Hội Somaly Mam, và rồi cô đảm nhận{nl}vai trò người đứng đầu chương trình có tên Tiếng Nói Vì Sáng Kiến Thay{nl}Ðổi, một chương trình có mục tiêu hoạt động cứu giúp các nạn nhân nô lệ{nl}tình dục. Theo ông Lin Sylor là phát ngôn nhân của văn phòng Sáng Hội{nl}Somaly Mam tại Cam Bốt thì nhiều người vui lòng khi thấy cô Sina Vann{nl}nhận được giải thưởng Tự Do, vì điều này chứng tỏ hoạt động binh vực nữ{nl}quyền của cô được quảng bá trong xã hội.
 
Tình{nl}trạng suy thoái kinh tế trong năm qua và nay vẫn còn bị tác động cũng{nl}đã khiến cho nhiều gia đình nghèo tại Cam Bốt là nạn nhân trực tiếp, từ{nl}đó vô tình đẩy con em họ vào con đường bán thân xác. Riêng và phụ nữ và{nl}trẻ em Việt Nam, theo một nghiên cứu cho thấy có nhiều gia đình người{nl}Việt sinh sống tại đồng bằng sông Cửu Long buộc phải di dân qua Cam Bốt{nl}kiếm sống và không ít cô gái đã đi vào con đường bán thân nuôi{nl}miệng.(SBTN) {nl}{nl}