VIỆT NAM TUYÊN BỐ SẼ TỔ CHỨC HỘI NGHỊ QUỐC TẾ VỀ BIỂN ÐÔNG
@ 22 October 2009 09:42 AM
Tin Hà Nội - Vào sáng nay hãng thông tấn BBC của Anh quốc loan tin{nl}một hội nghị về biển Ðông do Việt Nam chủ tọa, sẽ được tổ chức vào cuối{nl}tháng 11 tại Hà Nội. Trước đây đã có một số hội thảo về biển đông ở{nl}trong nước, nhưng đây là hội nghị đầu tiên có tính cách quốc tế mà Việt{nl}Nam chủ xướng. Giới chuyên gia cho rằng nó chứng tỏ nỗ lực của Hà Nội{nl}trong việc quốc tế hóa vấn đề biển đông, là khu vực đang có tranh chấp{nl}về chủ quyền lãnh thổ giữa một số quốc gia trong khu vực, trong đó có{nl}Việt Nam và Trung cộng. Hội nghị Biển Ðông hợp tác vì an ninh và phát{nl}triển khu vực sẽ diễn ra hai ngày 26 và 27 tháng 11.
Học viện Ngoại{nl}giao và Hội Luật gia Việt Nam đồng tổ chức hội nghị này, danh sách{nl}khách mời bao gồm giới học giả, chuyên gia về luật pháp quốc tế và các{nl}vấn đề khu vực từ nhiều cơ quan nghiên cứu và trường đại học của thế{nl}giới. Phía Việt Nam ngoài thành phần học thuật còn có đại diện của Ủy{nl}ban Biên Giới thuộc nhà cầm quyền Cộng sản Việt Nam. Ðược biết các chủ{nl}đề chính trong hai ngày hội nghị là ý nghĩa của khu vực và toàn cầu của{nl}biển đông trong bối cảnh môi trường quốc tế đang thay đổi, các diễn{nl}biến mới tại biển đông, và ảnh hưởng tới hòa bình, ổn định và hợp tác{nl}trong khu vực. Giới quan sát nhận định các nỗ lực quốc tế hóa tranh{nl}chấp biển Ðông như thế này chắc sẽ không làm vừa lòng Bắc Kinh, vốn chủ{nl}trương giải quyết bất đồng thông qua đàm phán tay đôi với các nước liên{nl}quan.
Cuối tháng trước, Trung cộng lên tiếng{nl}kêu gọi Phi Luật Tân và các quốc gia liên quan về chủ quyền tại biển{nl}Ðông gác bất đồng để cùng phát triển. Ðại sứ Trung cộng tại Manila Lưu{nl}Kiến Siêu nói Trung cộng, Việt Nam và Phi Luật Tân đã có bước khởi đầu{nl}tốt đẹp với thỏa thuận thăm dò địa chấn chung tại biển Ðông. Tuy dự án{nl}này đã hết hạn năm 2006 sau khi gây tranh cãi và bị phản đối ở Phi Luật{nl}Tân, ông Lưu cho rằng cần nối lại sự hợp tác theo hình thức này. Ông{nl}nói tình hình lúc này còn nhiều khó khăn, nhưng chúng ta cần kiên nhẫn,{nl}cần tìm cách giải quyết vì lợi ích của tất cả những bên liên quan.{nl}Trung cộng tiếp tục khẳng định có chủ quyền không thể chối cãi với quần{nl}đảo Nam Sa tức Trường Sa và vùng biển xung quanh.
Tuy{nl}nhiên, họ Lưu nói trong khi giữ vững tuyên bố chủ quyền, Trung cộng{nl}muốn tìm cách giải quyết bất đồng thông qua thương lượng hòa bình trên{nl}nguyên tắc song phương với các nước có liên quan. Tiến sĩ Ian Storey,{nl}chuyên gia từ viện Nghiên cứu Ðông Nam Á đặt tại Singapore, nhận xét{nl}Bắc Kinh đã luôn luôn chủ trương giải quyết tranh chấp chủ quyền thông{nl}qua nguyên tắc song phương. Năm 1999 Trung cộng có nhượng bộ khi chấp{nl}thuận bàn thảo về chủ đề chủ quyền lãnh thổ trên diễn đàn đa phương, và{nl}sự nhượng bộ này đã dẫn tới bản quy tắc ứng xử tại biển Ðông năm 2002.{nl}Thế nhưng từ đó đến nay họ chỉ chủ trương nói chuyện song phương với{nl}từng nước một, và như thế cũng rất khó để Việt Nam và các nước trong{nl}khối ASEAN có thể đi đến một thỏa hiệp mới với Trung cộng về việc{nl}này.(SBTN)
{nl}{nl}