TIN LAO ÐỘNG TẠI VIỆT NAM TRONG THÁNG 10

@ 8 November 2009 06:53 AM
Tin{nl}tổng hợp - Bản tin của Ủy ban bảo vệ Lao động Việt Nam vừa phổ biến đã{nl}tổng kết tình hình tại Việt Nam trong tháng, và tố cáo về những thủ{nl}đoạn bóc lột của chủ được sự phối hợp chặt chẽ của nhà nước Cộng sản{nl}Việt Nam. Bản tin cho biết ngày 20 tháng 10, hơn 4000 công nhân công ty{nl}PungKook đình công sau khi bị chủ dùng máy móc để trốn tránh việc trả{nl}lương: Khi vào làm việc, họ bấm thẻ nhưng máy không thâu nhận số thẻ{nl}của họ. Thế là họ vẫn làm việc, các tổ trưởng ở tổ sản xuất của họ vẫn{nl}báo cáo là họ có mặt để làm việc nhưng công ty không trả lương. Công{nl}nhân cho biết máy móc dùng cho việc sản xuất thì công ty ưu tiên sửa{nl}chữa nhưng máy bấm thẻ nếu bị hư vẫn không sửa.
 
Ðầu{nl}tháng 10, khoảng 300 công nhân của Nhà máy chế biến đồ hộp xuất khẩu{nl}Sao Ðại Hùng đã ký một lá thư tập thể, đòi chủ phải trả tiền lương của{nl}các tháng 5 đến tháng 9, nếu không sẽ đình công. Trước sự bất mãn dâng{nl}cao, công ty đã phải trả lương của tháng 5 và tháng 8. Và trong thời{nl}gian này, để hoãn binh, công ty vừa hẹn lần rằng sẽ cố gắng sớm trả{nl}tiền lương của 3 tháng còn lại, nhà nước vừa huy động các viên chức của{nl}Ðảng tại công ty, đến gặp công nhân để vuốt ve và khuyến cáo đừng đình{nl}công.
 
Tại Công ty xuất khẩu thủy sản Cửu Long{nl}đã cướp lương của công nhân bằng cách âm thầm tăng lượng hàng tối thiểu{nl}phải đạt được. Một cách mà rất nhiều công ty ở Việt Nam dùng là đặt ra{nl}lượng hàng tối thiểu để trả lương căn bản, rồi trả thêm tiền thưởng khi{nl}làm trên số lượng này. Nay tăng số lượng hàng tối thiểu, là phương pháp{nl}để công ty trừ lương, và né tránh việc phải trả lương phụ trội cho công{nl}nhân làm thêm giờ.
 
Tệ hơn nữa, công ty đã không{nl}công bố quyết định này, sau khi nhiều người phát hiện ra đã bị chủ ăn{nl}chặn khoảng 500 ngàn đồng một tháng, hơn 400 công nhân đã phải đình{nl}công suốt 2 ngày 10 và 11 tháng 10. Trước đó hơn 600 công nhân trong{nl}phân xưởng A5 của đại công ty Pou Yuen đã đình công ngày 8 tháng 10,{nl}sau khi chủ cũng dùng một phương pháp tương tự như trên để ăn chặn{nl}lương của họ. Ðiều đáng chú ý là vụ đình công này đã xảy ra, bất chấp{nl}nỗ lực ngăn chặn của công đoàn nhà nước. Pou Yuen là công ty lớn nhất{nl}Việt Nam, với hơn 66 ngàn công nhân sản xuất giày thể thao cho Adidas,{nl}Reebok, Puma, Nike. Vì sợ nếu có cuộc đình công của hàng chục ngàn công{nl}nhân sẽ làm cho phong trào lao động dâng cao, lâu nay nhà nước đã đặt{nl}khoảng 700 viên chức đảng trong mọi tổ sản xuất trong công ty dưới vai{nl}trò đại diện công đoàn.
 
Qua nỗ lực quy mô{nl}này, nhà nước đã ngăn chặn để những cuộc đình công lớn không xảy ra{nl}được. Do đó, chỉ thỉnh thoảng mới có cuộc đình công tương đối nhỏ như{nl}600 người nói trên trong tháng 10, hoặc trên 400 người tại phân xưởng{nl}C3 vào tháng 9. Một sự việc khác chứng tỏ công đoàn nhà nước chỉ phục{nl}vụ chủ và nhà nước chứ không phục vụ công nhân, là hồi tháng 2 năm nay,{nl}các viên chức công đoàn đã đi vận động công nhân chấp nhận để chủ trừ{nl}lương 150 ngàn một tháng, nhưng họ đã thất bại khi bị công nhân khước{nl}từ.(SBTN)
{nl}{nl}