Bức tường Berlin và Việt Nam

@ 10 November 2009 08:23 AM
{nl} Sắp{nl}đến kỷ niệm 20 năm sự kiện lịch sử bức tường Berlin sụp đổ, mọi phương{nl}tiện truyền thông đều dành sự quan tâm đối với sự kiện lịch sự này. Chỉ{nl}riêng giới báo chí truyền thống Việt Nam vẫn lặng yên. Phải chăng có{nl}điều gì khó nói?

Nhìn lại lịch sử

Bức tường Berlin{nl}được thành hình từ ngày 13 tháng 8 năm 1961 đã chia cắt 2 phần đất nước{nl}Ðức. Nó từng được xem là bức tường thành bảo vệ chống Phát Xít.

Xét{nl}về bề mặt thì đây chỉ đơn thuần là cuộc chia cắt về địa lý, nhưng về{nl}phương diện chính trị thì lại là 2 hình thái đối lập của 2 thể chế{nl}chính trị ảnh hưởng lẫn nhau, một bên là quân Ðồng Minh, một bên là lực{nl}lượng Cộng Sản Liên Ban Xô Viết sau hội nghị Yalta nhằm chia quyền kiểm{nl}soát. Có thể so sánh như sự kiện chia đôi Nam-Bắc ở vỹ tuyến 17 tại{nl}Việt Nam.

1949 – 1961

Sau hội nghị Yalta nhằm chấm{nl}dứt thời kỳ chiến tranh lạnh giữa các nước Mỹ, Anh và Liên Xô nhằm{nl}thiết lập trất tự thế giới mới – trật tự hai cực Yalta. Trật tự hai cực{nl}Yalta đã góp phần hình thành hai hệ thống xã hội đối lập: Tư bản chủ{nl}nghĩa và Xã hội chủ nghĩa. Nước Ðức chia hai hình thành nhà nước với{nl}hai chế độ chính trị khác nhau: Cộng hòa Liên bang Ðức ở phía Tây và{nl}Cộng hòa Dân chủ Ðức phía Ðông. Kết thúc chiến tranh thế giới thứ hai{nl}với sự tan rã của chủ nghĩa Phát Xít hai hệ thống xã hội Ðức được phát{nl}triển song song bởi:

Kế hoạch Marshall đối với các nước Tây Âu của Mĩ

Sự thành lập Hội đồng tương trợ kinh tế (SEV) vào năm 1949 của khối các nước Xã hội Chủ nghĩa (khối Warsaw).

Trong{nl}khi Ðông Ðức theo đường hướng Xã Hội Chủ Nghĩa với đường lối chính trị{nl}nghẹt thở ảnh hưởng nặng nề của Stalin cùng các nước XHCN khác đẩy mạnh{nl}quan hệ hợp tác kinh tế với nhau nhưng khép kín với thế giới bên ngoài{nl}mang tính bao cấp, thực hiện một nền kinh tế chỉ huy dẫn đến sự nghèo{nl}đói trong dân chúng, đẩy nền kinh tế Ðông Ðức đi vào kiệt quệ so với{nl}nhiều năm trước đó.

Ngược lại, Tây Ðức phát triển theo kế hoạch{nl}Marshall hay còn gọi là Kế hoạch phục hưng Châu Âu" (European Recovery{nl}Program - ERP) theo chiến lược tự do phát triển giúp cho thị trường tự{nl}ổn định qua sự phát triển kinh tế không mang tính chỉ huy. Với chiến{nl}lược trên đã góp phần cho nền kinh tế Tây Ðức phát triển vượt bậc chưa{nl}từng có. Xuất phát từ hệ quả trên, đã có làn sóng di chuyển từ Ðông{nl}sang Tây trở nên mạnh mẽ. Ðể ngăn cản tình trạng “chảy máu” quá mức như{nl}vậy, “thay đổi hay chết” là giải pháp mà Ðông Ðức cần suy nghĩ đến.

1961 – 1989

Thật{nl}sự thì Ðông Ðức đã bỏ qua cơ hội tự chuyển đổi mình một cách ôn hòa,{nl}thiết thực và hợp với lòng dân. Năm 1961, họ đã chọn lựa phương án cứng{nl}nhắc sai lầm dẫn đến một loạt các vấn đề gặp phải sau này đến tận ngày{nl}bức tường Berlin sụp đổ.

Thay vì chuyển đổi cơ cấu kinh tế, mở{nl}rộng chính trị, áp dụng những chính sách ôn hòa phù hợp, họ lại chọn{nl}cách giải quyết vấn đề một cách cứng rắn: xây dựng một bức tường thành{nl}đề ngăn chặn sự di chuyển tam gọi là “thất thoát nhân lực”. Sự tự do đi{nl}lại đã bị tước đoạt ngay chính quê hương của mình! Và để có tự do,{nl}người dân đã tìm mọi cách, kể cả trả những giá rất đắt với chính quyền{nl}để tìm tự do nhằm đào thoát khỏi bức tường sắt kia.

Liên tưởng Việt Nam

Việt{nl}Nam là một trong những số ít các nước còn bám trụ lại với chủ nghĩa{nl}Cộng Sản đang tìm cách thoát khỏi thời kỳ quá độ tiến lên chế độ Xã Hội{nl}Chủ Nghĩa mà bỏ qua giai đoạn Tư Bản Chủ Nghĩa, có thể coi đây là một{nl}trong 3 “mảnh” tường còn sót lại tại Châu Á.

Bức tường XHCN tại{nl}Việt Nam có thể khác với bức tường Bá Linh, nhưng ở một khía cạnh nào{nl}đó, đó là bức màn nhung ru ngủ thế hệ trẻ.

Nếu sự kiện thuyền{nl}nhân sau ngày 30 tháng 4 năm 1975 được xem là một sự chảy máu của cảnh{nl}huynh đệ tương tàn, chảy máu của lòng người thì hôm nay, sau bao nhiêu{nl}năm thống nhất đất nước, sự chảy máu đó đã chuyển biến thành chảy máu{nl}chất xám, chảy máu lòng tin đối với giới cầm quyền tại Việt Nam. Sự ra{nl}đi ồ ạt của tầng lớp thanh niên đến với thế giới bên ngoài để tìm tòi{nl}những thứ bên trong nước ấy không có.

Bức tường XHCN tại Việt{nl}Nam có thể khác với bức tường Bá Linh, nhưng ở một khía cạnh nào đó, đó{nl}là bức màn nhung ru ngủ thế hệ trẻ, bức màn kiềm hãm đối với trí thức{nl}và là bức màn bưng bít thông tin đối với những ai khao khát sự thật.

Nhìn{nl}vào lịch sử nước Ðức với những quyết định sai lầm trong chuyển đổi, ta{nl}liệu có thể mong muốn giới cầm quyền Việt Nam thay đổi theo chiều hướng{nl}ôn hòa để cùng ngồi lại bàn chuyện đất nước, cùng nhau xóa bỏ bức tường{nl}rào cản của sự phát triển bằng cách chuyển đổi cơ chế chính trị cho phù{nl}hợp với nguyện vọng dân tộc. Muốn cho xã hội phát triển, những bế tắc{nl}hiện trạng đất nước cần phải được khai thông để đạt tới một cơ chế minh{nl}bạch. Không có lý do gì để nghi ngờ sự chuyền đổi xã hội điều hành bằng{nl}pháp luật mà không thể không phá bỏ bức tường trên.

{nl}
{nl} Nguyễn Kế Vũ / BBC

{nl}{nl}