Giá đô la tại VN tăng dữ dội, vàng lậu nhập cảng tăng theo

@ 10 November 2009 06:02 PM

HÀ NỘI (NV) - Giá đô la chợ đen ở Việt Nam{nl}đang tăng dữ dội, dù ngoại tệ này có mất giá trên thị trường thế giới.{nl}Theo tin tức các báo trong nước, người dân lo tích trữ vàng trong khi{nl}các nhà nhập cảng vàng quốc doanh thu gom đô la để nhập cảng kim loại{nl}quý này.

{nl}

Trên{nl}giá biểu chính thức, ngày 9 Tháng Mười Một, 2009, Ngân Hàng Nhà Nước{nl}Việt Nam ấn định hối suất trao đổi liên ngân hàng chỉ có 17,018 đồng{nl}đổi một đô la. Nhưng các ngân hàng thương mại vẫn trao đổi với giá biểu{nl}17,896 đồng lấy một đô la. Trong khi đó, trên thị trường chợ đen, người{nl}ta trao đổi nhau với giá biểu 19,000 đồng ăn một đô la và có lúc còn{nl}cao hơn nữa.

{nl}

Ngân hàng nhà nước Việt Nam{nl}nhiều lần tuyên bố theo đuổi chính sách phá giá đồng bạc từ từ dù nhiều{nl}chuyên viên quốc tế tin rằng phải đánh sụt nhanh hơn và nhiều hơn hầu{nl}giúp gia tăng xuất cảng. Ngân Hàng Nhà Nước cũng không chấp nhận gia{nl}tăng biên độ hối suất “nhưng tâm lý xáo trộn đã khiến giá đô la trên{nl}thị trường tự do tăng mạnh liên tục”, theo sự nhận xét của mục kinh tế{nl}VNExpress.

{nl}

Theo{nl}các nhà buôn bán ngoại tệ cũng như giới kinh doanh vàng ở Hà Nội, giá{nl}vàng chênh lệch quá lớn giữa thị trường vàng ở Việt Nam và thị trường{nl}vàng thế giới hồi tuần qua đã kích thích các vụ nhập cảng lậu vàng từ{nl}ngoại quốc vào Việt Nam.

{nl}

Vàng{nl}được nhập cảng lậu từ Thái Lan bằng đường biển, hoặc qua ngả đường bộ{nl}xuyên Cam Bốt và Lào. Nhưng nhiều khi cũng được nhập cảng lậu bằng{nl}đường hàng không qua sự tiếp tay của phi hành đoàn hàng không quốc{nl}doanh mà một số vụ bắt giữ mấy năm qua từng được nói đến.

{nl}

Nhà cầm quyền Việt Nam{nl}cấm nhập cảng vàng từ Tháng Năm 2008, nhằm giữ ngoại tệ để nhập cảng{nl}hàng hóa và trả nợ quốc tế. Ðến giữa năm nay, khi ngoại tệ có dấu hiệu{nl}thiếu hụt nghiêm trọng để chi trả các khoản nợ và nhập cảng, Ngân Hàng{nl}Nhà Nước Việt Nam đã phải xuất cảng để bán một lượng vàng dự trữ bằng{nl}với mức nhập cảng vàng khối cả năm ngoái, khoảng 70 tấn vàng.

{nl}

Nay thấy có lời, các công ty kinh doanh vàng quốc doanh thu gom đô la để nhập cảng vàng.

{nl}

“Ðầu{nl}giờ sáng ngày 9 Tháng Mười Một, 2009, tỷ giá được các đại lý niêm yết ở{nl}mức 18,700 đến-18,800 đồng/USD (mua vào và bán ra). Tuy nhiên, hơn 1{nl}tiếng đồng hồ sau, giá đã được đẩy lên thêm 100 đồng, hiện đứng ở{nl}18,800 đồng/USD mua vào, 18,900 đồng/USD bán ra.”

{nl}

Bản{nl}tin kinh tế VNExpress viết, “So với giữa tuần trước, giá USD tự do đã{nl}tăng khoảng 200 đồng. Một mức tăng đủ lớn khiến những người có nhu cầu{nl}mua đô la thấy lo ngại. Như vậy, giá đô la trên thị trường tự do hiện{nl}đã tiệm cận mốc 19,000 đồng. Thực tế, trong 2 ngày cuối tuần, giá đô la{nl}tại Sài Gòn đã có lúc vượt quá 19,000 đồng, do có tin đồn Ngân Hàng Nhà{nl}Nước sẽ nới biên độ giao dịch lên mức 10%.”

{nl}

Nhưng{nl}theo giới kinh doanh ngoại tệ, như ở trên trình bày, một trong những lý{nl}do chính khiến giá đô la chợ đen bị đẩy lên rất cao là những nhà kinh{nl}doanh vàng cần ngoại tệ để nhập cảng.

{nl}

“Nhu{nl}cầu đô la của các công ty nhập cảng vàng đang gia tăng nên chúng tôi dự{nl}trù giá mua đô la trên thị trường tự do còn cao hơn nữa.” Một nhà kinh{nl}doanh tiền ở Hà Nội cho hay. Vì ngoại tệ dự trữ xuống rất thấp, hệ{nl}thống ngân hàng thương mại được lệnh bán đô la rất giới hạn. Các công{nl}ty sản xuất cần nhập cảng nguyên liệu hoặc các công ty thương mại cần{nl}nhập cảng hàng hóa muốn có đô la cũng rất chật vật.

{nl}

Trong{nl}khi đó, ông Nguyễn Văn Giàu, thống đốc Ngân Hàng Nhà Nước phủ nhận các{nl}tin đồn nới rộng biên độ tỉ giá hối suất với đồng đô la, theo tin báo{nl}Tuổi Trẻ ngày Chủ Nhật. Ông này còn khuyến cáo người ta đừng mua đô la{nl}tích trữ để tránh lỗ vốn.

{nl}

“Từ{nl}nay tới cuối năm, Ngân Hàng Nhà Nước sẽ điều chỉnh tỉ giá hối suất liên{nl}ngân hàng ở mức độ thích hợp căn cứ theo thị trường và nhằm ổn định giá{nl}trị đồng bạc Việt Nam.” Ông Giàu nói.

{nl}

Nhưng giá vàng trên thị trường thế giới vẫn đang có những biến động theo chiều hướng lên cao hơn mà người ở Việt Nam, ngoài một thiểu số kinh doanh vàng, tích trữ vàng bên cạnh đô la là những cách người ta lo bảo vệ trị giá tài sản.

{nl}

Theo{nl}bản tin VNExpress, chỉ 3 ngày sau khi vượt 25 triệu đồng và chỉ 6 ngày{nl}sau khi vượt 24 triệu đồng, thị trường vàng trong nước lúc 11 giờ sáng{nl}ngày 9 Tháng Mười Một, 2009 đã leo lên tới kỷ lục mới với 26 triệu đồng{nl}một lượng, bỏ xa giá thế giới.

{nl}

“Lúc{nl}11 giờ 30, thị trường vàng miếng trong nước đạt mức giá trung bình 26{nl}triệu đến 26.15 triệu đồng một lượng, với giá mua vào - bán ra tăng lần{nl}lượt 350,000-400,000 đồng so với đầu ngày và tăng trung bình 750,000{nl}đồng so với đầu ngày 8 Tháng Mười Một.”

{nl}

VNExpress{nl}viết, “Thương hiệu vàng SJC Hà Nội niêm yết giá bán lẻ vàng miếng tại{nl}26 triệu đến 26.20 triệu đồng lúc 11 giờ 30. Việc giãn rộng biên độ giá{nl}được xem là biện pháp hạn chế giao dịch của các doanh nghiệp vàng miếng{nl}khi thị trường biến động khó lường. Tuy nhiên, theo thông tin ban đầu{nl}từ SJC Hà Nội, người dân bắt đầu tăng cường đi mua vàng miếng sau khi{nl}giá vượt qua ngưỡng 26 triệu đồng.”

{nl}Tuy{nl}nhiên, khi giá thế giới vọt qua $1,100 USD và ổn định quanh $1,104 đô{nl}la mỗi ounce, VNExpress nói, “lực mua tăng vọt với nhiều nhà đầu tư{nl}mạnh tay mua 400 đến 600 lượng vàng. Sàn vàng ACB của Ngân Hàng Á Châu{nl}hôm nay công bố phí rút vàng ở mức cao kỷ lục 2.350 triệu đồng một{nl}lượng.” (TN)

(source: http://www.nguoi-viet.com/absolutenm/anmviewer.asp?a=103869&z=2)
{nl}{nl}