Hồi ký: Những Câu Chuyện Về Một Thời: Tình hình các địa phận sau 1954

@ 19 December 2009 06:58 AM
+ GM Phaolô Lê Ðắc Trọng{nl} {nl}

Sau{nl}ngày 20-7. Trừ địa phận Hà Nội, các địa phận đang trong tình trạng{nl}không người chăn dắt. Ðức Khâm Sứ Dooley và cha thư ký của ngài O’{nl}driscoll vẫn ở Hà Nội. Ngày ngày Ðức Khâm Sứ và cha thư ký để ra hàng{nl}giờ đồng hồ để đi dạo phố, ít khi các ngài bỏ việc đó. Không hiểu các{nl}ngài đi bộ cho khoẻ hay để làm gì. Chắc là cán bộ cũng không vui mắt,{nl}vì ngày nào cũng thấy hai người ngoại quốc cao lêu nghêu, trong bộ áo{nl}trùng thâm đi “lượn trên đường phố”. Ðức Cha Khuê, ngược lại hẳn, không{nl}ra khỏi nhà. Các cửa trước đây chỉ có cửa chớp, thì đã có những chấn{nl}song rào chặt: nội bất xuất, ngoại bất nhập. Cũng là may, vì có những{nl}lúc cần phải đóng kín để không ai lọt vào. Không phải là để giữ kẻ{nl}trộm, nhưng là giữ người ngay. Người ngay đó là con cái mình, là những{nl}người vỗ ngực nói: “Chúng tôi mới là giáo hữu” chân chính. Vì có những{nl}lần, những người giáo hữu chân chính này được sự thúc đẩy bởi đâu đó,{nl}từng đoàn lũ năm, sáu chục người kéo nhau đến để ý kiến với Bề Trên{nl}hoặc xin bỏ điều này, làm điều kia theo ý họ. “Hội Thánh bây giờ dễ{nl}mà!”. Người Công giáo cũng phải làm việc gì để tỏ ra yêu nước. Ðể rửa{nl}cái tiếng xấu mà đạo ta đã mắc là: “vì đạo mà mất nước”. (có ý nói,{nl}ngày trước vì đạo, mà người Tây đã đến chiếm nước ta, cai trị nước ta{nl}cả trăm năm).

Không phải Ðức Cha Khuê không đi đâu. Ngài đã đi{nl}rất hăng. Trong mấy năm đầu, ngài đi khắp địa phận. Mấy năm cải cách{nl}không đi đâu được. Sau đó ngài lại đi các nơi được một năm thì vào lúc{nl}sửa sai. Hết sửa sai mới không đi đâu được. Các vị đọc đoạn này có biết{nl}thế nào là sửa sai, thời kỳ sửa sai không?

Ðại để như sau: trong{nl}thời kỳ cải cách ruộng đất 1958. Khẩu hiệu được nêu cao “nhất Ðội nhì{nl}Trời”. Ðội là đội ngũ cán bộ đi làm việc cải cách ruộng đất ở nông{nl}thôn. Ðội lộng hành: cho ai chết thì người ấy phải chết. Cho ai sống{nl}thì người ấy được sống. Trời còn phải thua - Nhất Ðội nhì Trời. Nhưng{nl}cũng như người ta có lúc bảo: Trời không có mắt, đánh đập lung tung;{nl}thì Ðội còn trên cả Trời, đánh đập còn lung tung hơn cả Trời. Ðánh sai,{nl}đánh bậy, đánh láo, đánh bừa. Oan hồn kêu ca, người vô tội kêu ca,{nl}người lành kêu ca, cả đến người dữ cũng không giữ được miệng. Do đó{nl}phải có cuộc chấn chỉnh lại, đánh giá lại: cái đúng bảo là đúng, sai{nl}bảo là sai, rồi cố sức lấy can đảm sửa sai. Ðường lối cũng kể là nhân{nl}đức. Những người làm sai sửa được bao nhiêu không biết? Còn người bị{nl}quy sai, đòi sửa sai cũng cất tiếng kêu than khắp nơi khắp chốn. Vì ở{nl}chỗ nào cũng có sai, chỗ nào cũng có tiếng kêu ai oán.

Nhân đó{nl}cái dây căng thẳng đang xiết chặt dân chúng như bi đứt tung ra, những{nl}người bị qui sai vùng lên – và hầu hết là sai – vì trong cải cách ai{nl}cũng phải tìm cách mà tố cáo, không có thì phải bịa đặt, dối trá. Mà{nl}thường là bịa đặt. Nên biết sửa từ đâu? sửa cho ai trước? Các cán bộ{nl}cải cách chuyển đi đâu hết, có còn đứa nào mà vạch mặt. Thế mới biết{nl}cái khéo léo đến quỷ quyệt của việc cải cách những nhân viên, đội viên{nl}được chọn từ đâu không ai biết, rồi xong công việc họ biến đâu hết. Có{nl}thấy mặt anh nào đã làm sai. Bấy giờ tung ra cái tin rạch mép bọn{nl}chúng. Nhưng có bắt được tên nào đâu mà rạch mép. Cái khéo léo là bọn{nl}đó từ đâu đến không ai biết, rồi chúng biến đi đâu, lúc nào không ai{nl}biết. Những mẹo quỉ quái đó chắc là từ bên Nga, bên Tàu đã nghiên cứu,{nl}và dân ta chỉ học lại.

Sau này làm sai cũng là một chính sách.{nl}Khi mà quyết định giết sạch, phá sạch, quét sạch, thì làm sao đúng hết{nl}được. Cải cách như là một “cái roi” từ trời xuống, đập tan, đánh đổ,{nl}phá sạch, không phân biệt tốt xấu. Nay còn biết chỗ nào sai mà sửa lại.{nl}Nói sai, thì có thể nói là sai hết. Và sai hết thì sửa làm sao?

Ta{nl}cứ tưởng tượng, một khối người bị những dây ràng buộc trói chặt, cả tay{nl}cả người, từ thể xác đến tinh thần, từ trên đến dưới, bây giờ các dây{nl}ràng buộc đứt tung. Cả khối bung ra, bắn toé từng mảnh văng đâu thì{nl}văng, chẳng còn định hướng, luật lệ chi cả. Sau mấy năm tháng cải cách,{nl}lúc mà nhất Ðội nhì Trời, ai dám nhìn qua Trời mà tới Ðội. Ngày nay{nl}công việc tan tành, gọi là sửa sai, sai ở chỗ nào, ở người nào?

Ðối{nl}với đạo, được một thời kỳ tương đối tự do. Ðức Cha Khuê nhân cơ hội đi{nl}các nơi, đi bất cứ lúc nào, muốn đi đâu thì đi, thỉnh thoảng ngài xuống{nl}Nam Ðịnh, vào nhà xứ không thấy tôi, đến nhà ông trương Trúc và ăn cơm{nl}ở đó.

Cũng nên nói: chỉ có hai người ở miền Nam Ðịnh mà Ðức Cha{nl}Khuê tiếp chuyện và họ hầu chuyện được với Ðức Cha, đó là ông Trương{nl}Trúc, và bà Trùm Dung. Bà này chỉ là công nhân nhà máy Dệt, ít chữ{nl}nghĩa, ít nói. Nhưng có lẽ cái vẻ hiền lành đạo đức của bà làm ngài dễ{nl}gần.

Trong hơn một năm, ngài đi thoáng qua được nhiều nơi trong{nl}địa phận. Rồi công việc dần dần thấy khó khăn. Lần ở Kẻ Sở về quá Phủ{nl}Lý, người ta chặn xe hỏi giấy.

Nghiêm trọng nhất là việc xảy ra{nl}ở xứ An Lộc. Cha xứ An Lộc là cha Vũ Xuân Kỷ, lúc này đang đứng đầu{nl}nhóm Công giáo cấp tiến, là nhóm Công giáo theo nhà nước, thường mệnh{nl}danh là nhóm Công giáo “yêu nước”, vì họ thích gán danh từ “yêu nước”{nl}cho mình.

Nhóm quấy phá

Hội Liên Lạc không phải là{nl}một hội được thành lập để tồn tại và xây dựng đạo giáo. Nó chỉ là một{nl}cách chia để trị, lấy gậy ông đập lưng ông. Gây rối, làm xáo trộn trong{nl}đạo, nhà nước đâu có làm. Ðó là những người trong đạo đấy chứ. Ðúng{nl}thế. Có người cán bộ hay vô thần nào đi vào nhà thờ mà quấy rối? Có sắc{nl}lệnh hay đạo luật nào chạm đến đạo? Chẳng thấy người ngoài nào mà chỉ{nl}thấy toàn là người Công giáo phá quấy trong nhà thờ.

Nhưng người{nl}Công giáo quấy phá này là thế nào? Thường thường họ là những người khô{nl}khan, hoặc những người đã có chuyện gì với nhà xứ, nên họ ác cảm với{nl}các linh mục, hoặc người làm việc nhà thờ. Có cả những người sống lỗi{nl}luật đạo, chẳng hạn bỏ vợ lấy vợ khác, hoặc kết bạn không hợp phép đạo.{nl}Họ được người ta tuyển chọn, tuyên truyền nhồi nhét những tư tưởng đối{nl}nghịch với đạo, được phát động chống Giáo Hội. Thực ra, những người này{nl}chỉ có thể chống đạo bằng cách quấy phá.

Này đây: Một hôm Cha{nl}Antôn Nhân cất Mình Thánh ở Nhà thờ Khoái Ðồng, thế là một dịp cho họ{nl}quấy phá. Xứ Khoái Ðồng là một xứ nhỏ bé, lúc này độ năm, sáu chục giáo{nl}dân, ở trong thành phố Nam Ðịnh, nhưng lại thuộc quyền trị của địa phận{nl}Bùi Chu. Miền đất đó trước kia ngăn cách với thành phố Nam Ðịnh bởi một{nl}con sông nhỏ, con sông ngăn cách, hay đứng làm ranh giới giữa Hà Nội và{nl}Bùi Chu. Con sông đó được lấp đi, và một con sông đào xuất hiện bao vây{nl}khu đất đó cho sát nhập với thành phố. Khu Khoái Ðồng đó bỗng nhiên là{nl}phần đất trong thành phố nhưng thuộc quyền Jundictio của Bùi Chu.

Khi{nl}chia địa phận Bùi Chu thành địa phận Dòng, khu Khoái Ðồng đó được địa{nl}phận nhường cho dòng Ðôminicô, đổi lại, các cha Ðôminicô trả lại trụ sở{nl}nhà dòng Quần Phương, cho Tòa Giám Mục.

Khu Khoái Ðồng từ năm{nl}1945, trở thành trụ sở của Dòng Ðôminicô, hiện còn cai quản ba địa phận{nl}ở miền Bắc: Thái Bình, Hải Phòng, Bắc Ninh. Có trường Ðại Chủng Viện{nl}Albertô cho các Chủng sinh Hải Phòng, Thái Bình, Bắc Ninh, Bùi Chu.

Có{nl}xứ Khoái Ðồng ranh giới về phía thành phố là phố Bến Ngự, Hàng Ðồng… về{nl}phía số lẻ. Phân định theo nguyên tắc, nhưng thực sự từ 1948, hầu hết{nl}giáo dân đổ xô về phía “thành phố”, phía “tỉnh”, tức là xứ Nam Ðịnh{nl}thuộc địa phận Hà Nội.

Từ năm 1948 đến 1954, xứ Khoái Ðồng khá{nl}sầm uất. Có lúc như cạnh tranh với xứ bên cạnh. Lợi thế của xứ: Nhà{nl}Khoái Ðồng to lớn, có cha xứ nhà thờ do Dòng Ðôminicô cắt đặt. Ngoài ra{nl}những dịp lễ lớn, có lực lượng Tu Viện Ðôminicô, Ðại Chủng Viện Albertô{nl}tham gia, giáo dân tuy một, hai trăm, nhưng tổ chức rất rầm rộ. Bà con{nl}giáo dân thành phố cũng thích sang tham dự, vì là khách, được trọng{nl}vọng, có chỗ ngồi.

Vào năm 1952-1953, tôi về Hà Nội làm thư ký{nl}Toà Giám Mục, không có linh mục trẻ đứng tổ chức hội đoàn, bà con kéo{nl}nhau sang Khoái Ðồng hết. Những đám rước có cả mấy trăm cụ ông cụ bà{nl}sốt sáng trong bộ áo Dòng Ba Ðôminicô. Nên khi tôi về lại Nam Ðịnh{nl}1953, kiếm mãi mới được vài chục ông bà còn “trung kiên” ở lại để làm{nl}nhân viên hội “Ðạo Binh Ðức Mẹ” và Dòng Ba Thánh Phanxicô.

Năm{nl}1958, Kỷ niêm 100 năm Ðức Mẹ hiện ra ở Lộ Ðức. Năm Ðức Mẹ, cũng tương{nl}đương như năm Toàn Xá. Thường thường là các xứ tự tổ chức lấy chương{nl}trình. Ðịa phận chỉ đưa ra mấy nét chính. Xứ Nam Ðịnh tổ chức mừng Năm{nl}Thánh vào các ngày lễ lớn. Ðặc biệt là vào ngày 11 tháng 2 năm 1958.{nl}Một cuộc rước lớn từ An-Phong về nhà thờ lớn. Tượng Ðức Mẹ để trên một{nl}chiếc kiệu là một cỗ xe. Một ngọn núi lớn bằng giấy, cao tới 2 phần 3{nl}tháp nhà thờ được dựng lên trước cửa nhà thờ. Tượng rước từ An-Phong{nl}về, được đặt trên núi, và Thánh lễ chủ sự cử hành ở bàn thờ cũng ở lưng{nl}chừng núi. Lúc đó, người ta thích cung cách tổ chức trên cao như thế.

Có{nl}người kể rằng, hôm đó Bác Hồ về qua Nam Ðịnh thấy có cuộc rước to tát{nl}như thế, nói với địa phương: “Bây giờ mà còn thế à!”. Thế mới biết ở{nl}Nam Ðịnh việc đạo vẫn đàng hoàng. Ðược vậy là nhờ lòng sốt sáng của{nl}giáo dân. Phần lớn là người gốc Bùi Chu. Dĩ nhiên những người Bùi Chu{nl}không phải tất cả là sốt sáng. Có những người sốt sáng nổi bật, mà{nl}những người khô khan thì cũng vào hạng độc nhất. Những người tiêu biểu{nl}cho lòng đạo đức, cũng gốc Bùi Chu, mà những người đứng lên chống phá{nl}đạo cũng là gốc Bùi Chu hoặc Phát Diệm.

Ta thử xem ở Nam Ðịnh, Hà Nội, những người chống đạo là ai?

Người{nl}ta có chủ trương phá tôn giáo – Và người ta không muốn làm việc đó theo{nl}lối những vua chúa ngày xưa: bắt bớ, tù đầy, giết chóc. Bây giờ người{nl}ta nói: phá đạo một cách khoa học: lấy chính người có đạo mà phá đạo.

Họ thực hiện thế nào?

Ðây{nl}một xứ đạo: Trong xứ hiện tại 95% giữ đạo, một số còn lại lờ mờ, khô{nl}khan, cũng lấy vợ nọ con kia. Một số rất ít chẳng may có cái gì vướng{nl}vấp với xứ đạo, với cha xứ. Thế là người ta khai thác những người này.{nl}Không phải để chống lại cha xứ, cho bằng làm dụng cụ gây rối trong nhà{nl}thờ. Ví dụ: lần kia cha Nhân cất Mình Thánh ở nhà thờ, vì người giữ nhà{nl}thờ đã bội phản, làm cho nhà thờ ấy mất tính cách chính đáng. Buộc phải{nl}cất Mình Thánh. Người ta cho việc cất Mình Thánh là loại bỏ nhà thờ đó,{nl}tựa như “rút phép thông công”. Chính ra trong Hội Thánh có hình phạt{nl}trong những trường hợp đó, gọi là “vạ cấm” (interdit).

Người{nl}ta phản bội bằng cách nào? Lựa một ngày Chủ Nhật hay lễ lớn nào đó. Một{nl}số người “chống đối” được chỉ định ngồi rải rác trong nhà thờ – chờ lúc{nl}nào linh mục giảng, tìm cơ hội phá rối. Chẳng hạn linh mục giảng về ăn{nl}năn thống hối tội lỗi để dọn mừng lễ, chừa nết xấu như cờ bạc rượu chè,{nl}giai gái. Nói đến tiếng rượu chè cờ bạc giai gái, những tiếng có vẻ tục{nl}hoá. Thế là một người nào đó, ngồi bên cạnh can: để cho chúng tôi nghe{nl}giảng. Thế là người kia cũng nói lớn “xin cha giảng Phúc âm”. Cả bọn{nl}người định quấy phá, đang ngồi rải rác các nơi, nhất loạt nói lớn “xin{nl}cha giảng Phúc âm”. Rồi những tiếng phản lại khắp nhà thờ ồn ào như{nl}cảnh chợ, linh mục không còn giảng được nữa, đành lên bàn thờ, đành cất{nl}Kinh đền tạ Trái Tim Chúa, để xin Chúa tha thứ về cảnh lộn xộn bất xứng{nl}như thế trong nhà thờ, rồi tiếp tục dâng lễ.

Ðó là trường hợp{nl}phá rối bình thường, còn có những cuộc phá rối đi đến tù ngục. Như một{nl}lần, đang khi có cảnh xôn xao lộn xộn trong nhà thờ. Anh trưởng ban hát{nl}trên gác đàn, đứng ra trước bao lơn nhìn xuống cảnh lộn xộn. Anh bị qui{nl}cho cái tội đứng trên gác đàn nói “đánh chết bỏ mẹ nó đi”.

Như{nl}vậy anh bị qui trong các tội “đứng chỉ huy việc ẩu đả”, vì hôm đó có{nl}việc lộn xộn gần như ẩu đả. Chính cái người đàn bà, mụ ta đứng đầu gây{nl}rối hôm đó, tỏ vẻ hung hăng gây rối, để cho đến chỗ dùng chân tay, và{nl}bà ta đã đi tới chỗ gần xô xát nhau. Bà đến thẳng gác đàn, gặp một chị{nl}trong ban hát xuống, bà ta gây sự. Chẳng biết có chuyện võ lực hay{nl}không, chị này bị bắt giam, vì đã tát bà kia, chị bị giam ba tháng, và{nl}được tha sớm vì đang mang thai. Còn anh đứng ở bao lơn, bị qui là chỉ{nl}huy việc đánh người, bị kết án tù 3 năm và án treo 6 năm. Cái án treo{nl}này nó lơ lửng treo cổ anh, hết 6 năm này, tiếp 6 năm khác, vì chưa cải{nl}tạo tốt, rồi cứ thế lủng lẳng trên cổ anh cho tới lúc anh lìa đời, vào{nl}cái tuổi ngoài 50.

Lòng tin đạo

Lòng tin đạo, ở{nl}đâu và thời nào cũng thế, không ở những thử thách mà phai mờ hoặc mất{nl}đi, trái lại, những thử thách đó, như những nét chấm phá trên một bức{nl}tranh, làm cho bức tranh càng sống động tươi đẹp hơn. Trường hợp ở xứ{nl}Nam Ðịnh thật là đặc biệt.

Những ngày đầu 1954, trong xứ những{nl}khuôn mặt quen biết không còn. Nếu có còn năm, bảy gia đình, thì rồi ít{nl}lâu cũng biến mất. Tiêu biểu nhất là hai gia đình ông giáo Nhàn và ông{nl}trương Trúc. Hai gia đình đứng đầu trong xứ cả về mặt uy tín, cả về mặt{nl}tài chính. Gia đình ông giáo Nhàn ít lâu cũng biến mất. Còn lại gia{nl}đình ông trương Trúc, thực sự chỉ còn những con dại, chứ những con lớn{nl}thì đã đi từ lâu. Một số những khuôn mặt mới xuất hiện, khiêm tốn. Ông{nl}Thụy, Bà Khang Ðinh, Ông Lương Càn, họ chỉ có mặt nơi nhà thờ cách đều{nl}đặn, sáng chiều, Lễ và Chầu.

Còn tiếp{nl}
{nl}

{nl}
{nl}{nl}