GỌI LẠI TÊN 'CHẾ ÐỘ CÔN ÐỒ'

@ 16 January 2010 06:53 AM
Ngô Nhân Dụng

{nl}Sau bài “Chế Ðộ Côn Ðồ”{nl}trên báo Người Việt đầu tuần này, một số độc giả đã góp ý kiến. Người{nl}viết bao giờ cũng cảm ơn quý vị đã đọc báo, đặc biệt là biết ơn quý vị{nl}đã bỏ công viết mấy lời bày tỏ ý kiến.{nl}

Trong số các bức thư phản hồi về bài này, chúng tôi xin trích{nl}đăng lại một bức thư sau đây, vì thấy có nhiều ngộ nhận cần bàn lại.{nl}Những ngộ nhận này không phải chỉ hiểu lầm riêng về bài “Chế Ðộ Côn Ðồ”{nl}mà liên hệ tới nhiều vấn đề khác, rất đáng làm cho rõ ràng, sáng tỏ{nl}hơn.{nl}

Lá thư của một độc giả ký tên Thanh, ngày 12 Tháng Giêng, năm 2010, viết như sau: {nl}“Tôi không hiểu sao lại có bài viết quá hằn học như thế này, nơi tôi{nl}ở có nhiều tôn giáo sinh sống trong đó có cả người Công Giáo, họ sống{nl}hòa thuận, vui vẻ và đi cầu nguyện theo ý mình mà không có bất kỳ một{nl}xem xét nào của chính quyền địa phương. Tôi dám khẳng định những nơi{nl}tôi đã đi thì tự do tôn giáo thật tốt đẹp như địa phận Hải Phòng, Ðức{nl}Cha Thiên quản, các giáo xứ đều thấy vô cùng thỏa mái bày tỏ ý nguyện{nl}của mình trong nhà chung và trò chuyện với các linh mục, không hề thấy{nl}có chuyện nào bị ngăn cản mà chỉ thấy mình cần làm tốt hơn các việc xã{nl}hội để mọi người cùng chung sống vui vẻ và hạnh phúc. Như nhận thức của{nl}tôi người viết bài viết “Chế Ðộ Côn Ðồ” không phải vì tôn giáo mà vì{nl}mục tiêu chính trị nằm trong các tôn giáo, như vậy thì chẳng nên chút{nl}nào vì tuyệt đại da số người dân trong đó có người dân các tôn giáo{nl}khác nhau đã đổ máu để xây dựng nên chế độ này và đang được hưởng thành{nl}quả tốt đẹp của nó, không thể vì một vài khúc mắc nhỏ lại được nêu lên{nl}như một sự kiện chính trị để lật đổ xã hội và là kẻ làm nô lệ cho kẻ{nl}khác thống trị được. Mong tác giả bình tĩnh và kiềm chế tư tưởng trước{nl}khi viết bài tương tự.” Ký tên: Thanh.{nl}

Người viết rất kính trọng quyền phát biểu với thiện chí. Ðáng{nl}lẽ có thể viết thư riêng để trả lời nhưng chúng tôi e ngại rằng nhiều{nl}vị có thể cũng chia sẻ những ý kiến trên dù không nói ra, cho nên xin{nl}giãi bày chung ở đây để tránh những hiểu lầm có hại chung.{nl}

Ðiều đầu tiên nên bàn cho rõ là vấn đề tự do tôn giáo. Tác giả{nl}bức thư cho biết ông đã trông thấy những giáo dân đi lễ không bị ngăn{nl}cản, họ bày tỏ ý kiến thoải mái, từ đó ông kết luận rằng, “Tôi khẳng định những nơi tôi đã đi thì tự do tôn giáo thật tốt đẹp.”{nl}

Ðây là lối suy luận theo phương pháp quy nạp, nghe có vẻ hợp lý{nl}nhưng không đúng tinh thần khoa học. Bởi vì tự do không có nghĩa là{nl}người ta được phép làm cái gì, mà là có ai bị ngăn trở, bị cấm đoán hay{nl}không (Isaiah Berlin đã bàn trong bài “Hai khái niệm về tự do” - Two Concepts of Liberty, năm 1958). Dù chỉ một người bị cấm đoán, mất tự do vì bị cưỡng chế, thì xã hội không có tự do.{nl}

Thí dụ, chúng ta biết các nhà văn ở Việt Nam không được tự do.{nl}Người ta có thể đưa bạn tới các tiệm sách, chỉ cho thấy hàng ngàn cuốn{nl}sách vẫn được bày bán, cả nước có 600 tờ báo, để chứng tỏ rằng nước{nl}Việt Nam có tự do phát biểu, tự do sáng tác. Nhưng hỏi nhà văn Bùi Ngọc{nl}Tấn thì biết, tiểu thuyết của ông in ra là bị thu hồi, sau đó muốn xuất{nl}bản phải sửa bản thảo theo yêu cầu của nhà nước. Sách của Dương Thu{nl}Hương có được xuất bản tự do ở Việt Nam hay không? Lại hỏi các nhà báo{nl}trong nước đang làm việc, xem khi viết thì họ phải nghe những mệnh lệnh{nl}của ai, những điều gì bị cấm không được nhắc tới. Chỉ kể vài thí dụ đó{nl}thôi, tự nhiên, ai cũng hiểu là các người viết văn, viết báo ở nước ta{nl}không có tự do.{nl}

Muốn biết tôn giáo ở nước ta có được tự do hay không thì không{nl}nên căn cứ vào những buổi lễ có hàng chục ngàn người tham dự. Nó cũng{nl}giống hàng ngàn cuốn sách, hàng trăm tờ báo đang được bày bán. Phải hỏi{nl}Hòa Thượng Thích Quảng Ðộ có được tự do đi thăm các ngôi chùa thuộc{nl}giáo hội của ngài hay không? Hãy hỏi các tăng ni Tu viện Bát Nhã, xem{nl}họ có được tự do tu học với nhau hay không? Tại sao họ bị cấm cản, xua{nl}đuổi để lâm vào cảnh tan đàn sẻ nghé?{nl}

Còn một vấn đề quan trọng nữa, là lời khẳng định của vị độc{nl}giả trên lại thiếu tính chất khoa học. Cần biết cách suy luận khoa học{nl}như thế nào, thì chúng ta hiểu tại sao lời khẳng định trên là một thứ{nl}sai lầm rất dễ mắc phải, cần phải tránh. Ðây là một vấn đề triết lý về{nl}công việc nghiên cứu khoa học, nhưng không có gì khó hiểu cả. Ðầu thế{nl}kỷ 20, Karl Popper đã giúp các nhà khoa học hiểu rõ hơn bản chất những{nl}khám phá của họ, gọi là những “hiểu biết khoa học.” Một câu nói, một{nl}lời phát biểu, một mệnh đề, chỉ được coi thuộc phạm vi kiến thức khoa{nl}học khi nó có thể bị phủ nhận, có cách để chứng minh là nó sai; chứ{nl}không phải vì nó có thể được chứng minh bằng cách quan sát cho thấy nó{nl}đúng. Vì những hiện tượng chúng ta có thể quan sát được, những thứ gọi{nl}là sự thật khách quan thì vô vàn. Và cũng có vô vàn cách giải thích các{nl}hiện tượng đó, ai cũng có thể tìm ra một cách giải thích.{nl}

Cho nên một ý kiến chỉ được coi là khoa học khi nào nó có thể{nl}dùng thực nghiệm để phản bác, chứ không phải để chứng minh. Khi nào tìm{nl}cách phản bác một giả thuyết bằng thực nghiệm mà không bác bỏ được, thì{nl}tạm coi đó là một hiểu biết khoa học - cho đến khi có phương pháp quan{nl}sát kỹ hơn để thấy nó sai. Bản chất của khoa học rất khiêm tốn như vậy.{nl}

Thí dụ, một người tuyên bố rằng, “vì con cóc kêu nên trời{nl}mưa.” Nhiều người quan sát thấy quả nhiên khi cóc kêu thì trời mưa{nl}thật, chuyện xảy ra rất nhiều lần. Ý kiến đó có thể gọi là khoa học hay{nl}chăng? Muốn biết, phải tìm xem có khi nào cóc kêu mà trời không mưa hay{nl}không, hoặc trời mưa dù không thấy cóc kêu hay không. Nếu không bao giờ{nl}thấy cả, thì lý thuyết Con Cóc là Cậu Ông Trời là một lý thuyết khoa{nl}học. Những người quen suy luận một cách khoa học thì không tin rằng vì{nl}cóc kêu nên trời mưa, vì đã chứng kiến những lần hai hiện tượng đó{nl}không đi đôi với nhau. Lối suy nghĩ khoa học như vậy giúp chúng ta{nl}không suy luận hồ đồ.{nl}

Vị độc giả viết bức thư trên đây chỉ trích rằng “người viết bài viết ‘Chế độ côn đồ’ không phải vì tôn giáo mà vì mục tiêu chính trị nằm trong các tôn giáo.”{nl}

Khi bàn về các quyền tự do thì chúng ta chắc chắn bàn về chính{nl}trị, không bàn chuyện tôn giáo nữa. Vì tự do, dù trong phạm vi nào cũng{nl}là một quyền chính trị. Tự do tôn giáo chỉ được thực hiện khi người dân{nl}không bị cấm đoán thi hành những quyền tự do khác. Tại sao giáo dân ở{nl}Tam Tòa mất tự do tôn giáo? Vì họ mất quyền tự do sử dụng một mảnh đất{nl}vẫn thuộc về chủ quyền của nhà thờ từ bao nhiêu đời trước và chưa bao{nl}giờ bị trưng dụng hợp pháp. Tại sao các tăng ni Bát Nhã bị mất quyền tự{nl}do tôn giáo? Vì họ không có quyền tự do hội họp để sống như một tăng{nl}đoàn (sangha), vì họ không có quyền tự do cư trú; Thầy Thái Thuận đã{nl}chấp thuận cho họ được ở trong chùa Phước Huệ rồi nhưng bị áp lực phải{nl}để họ ra đi. (Xin đừng cãi rằng chính quyền không hề có áp lực. Ðó là{nl}lối nói dối trá không ai tin; ở đây mình đang nói chuyện giữa những{nl}người đứng đắn; không thể nói chuyện với quý vị côn đồ được vì họ không{nl}theo những quy tắc đạo lý giống mình. Ai muốn tin những lời dối trá thì{nl}xin đi chỗ khác, chúng tôi xin cảm ơn).{nl}

Bây giờ đến lời ca ngợi, “tuyệt đại da số người dân trong{nl}đó có người dân các tôn giáo khác nhau đã đổ máu để xây dựng nên chế độ{nl}này và đang được hưởng thành quả tốt đẹp của nó.” Chúng tôi hoàn{nl}toàn đồng ý rằng rất nhiều người Việt Nam thuộc đủ các tôn giáo đã đổ{nl}máu để xây dựng nên chế độ hiện đang cai trị dân ta. Họ đổ máu chỉ vì{nl}lòng yêu nước, không ai chối cãi được. Họ đã bị lừa dối thế nào, chúng{nl}ta không bàn ở đây. Nhưng chính vì đã đổ máu, họ có quyền đòi hỏi chế{nl}độ đó phải tôn trọng các quyền tự do của các công dân, như ở các nước{nl}văn minh người dân vẫn được hưởng. Nhiều đảng viên cộng sản cũng đã nói{nl}thẳng rằng họ không ngờ đã xây dựng chế độ hiện nay; họ phải nói ra vì{nl}không muốn chia sẻ trách nhiệm về những tội ác của chế độ đó.{nl}

Và chúng ta cũng không biết những “thành quả tốt đẹp” nên kể{nl}là những thành quả nào? Nhưng chắc chắn việc đập phá cây thánh giá ở{nl}trên ngọn đồi có mồ mả chôn cất là một “thành quả” mà người dân không{nl}chấp nhận, dù thuộc bất cứ tôn giáo nào.{nl}

Bây giờ đến lời kết tội, “không thể vì một vài khúc mắc nhỏ{nl}lại được nêu lên như một sự kiện chính trị để lật đổ xã hội và là kẻ{nl}làm nô lệ cho kẻ khác thống trị được.” Khi một chính quyền mang{nl}súng ống, lựu đạn cay tới đàn áp, thuê du côn đến đánh đập dân chúng,{nl}từ các giáo dân ở Thái Hà, Ðồng Chiêm, tới các tăng ni ở Bát Nhã, thì{nl}những người có lương tâm trông thấy cảnh đó có thể nào giữ im lặng được{nl}hay không? Lên tiếng phản đối như vậy có nhất thiết là muốn “lật đổ xã{nl}hội” hay không? Người ta muốn chế độ phải thay đổi, trả các quyền tự do{nl}căn bản cho dân, thì đó là xây dựng cho xã hội tốt hơn, chứ sao lại coi{nl}là “lật đổ xã hội?” Tại sao cứ có người mở miệng phê bình những cái{nl}xấu, cái ác của chế độ thì vu cho người ta là muốn nước Việt Nam “làm{nl}nô lệ cho kẻ khác thống trị”?{nl}

Ðó là những lối nói “cả vú lấp miệng em” quen thuộc từ thời Hồ{nl}Chí Minh, Trường Chinh, Lê Duẩn, một thói xấu đã bị cụ Phan Khôi bác bỏ{nl}và chế nhạo ngay từ thời 1956. Hễ ai phê bình cái xấu, cái ác, cái sai{nl}lầm của chế độ cộng sản độc tài thì lập tức bọn lãnh tụ này ra lệnh đám{nl}văn nô tố cáo người ta là “Việt gian, phản động, tay sai đế quốc,” vân{nl}vân. Thời Hồ Chí Minh như vậy, thời Nông Ðức Mạnh, Nguyễn Tấn Dũng bây{nl}giờ vẫn còn, nghệ thuật gian dối, kỹ thuật đàn áp có vẻ còn tinh vi{nl}hơn.{nl}

Bài này là mấy ý kiến để đáp lại một bức thư, vì người viết{nl}thư nhân danh một người sống ở Việt Nam . Tôi mong rằng nếu đồng bào{nl}trong nước còn ai nghĩ giống như ông ta thì đây là một dịp để giải{nl}thích rõ ràng. Bức thư trên kết tội người viết là “quá hằn học” khi{nl}viết bài “Chế Ðộ Côn Ðồ.” Nếu trong khi biện luận chúng tôi đã để cho{nl}người đọc cảm thấy có lời lẽ “hằn học” thì chúng tôi xin quý vị tha{nl}lỗi. Khi nghĩ đến cảnh người ta đập phá một cây thánh giá, chúng tôi{nl}không theo đạo Chúa nhưng cũng cảm thấy rất đau. Chúa thì không sợ đau{nl}đớn. Ðau đớn cho nền đạo lý của nước Việt Nam mình.{nl}

Nhưng một chế độ chuyên sử dụng các thủ đoạn côn đồ đối với{nl}các nhà tu và các tín đồ tôn giáo thì cuối cùng phải gọi nó là cái gì{nl}nếu không phải là Chế Ðộ Côn Ðồ? Nếu hai chữ “Côn Ðồ” có vẻ hằn học quá{nl}thì xin sửa lại, chỉ gọi nó bằng tên thật thôi. Gọi là Chế độ Hồ Chí{nl}Minh? Hay là chế độ Nông Ðức Mạnh, Nguyễn Minh Triết, Nguyễn Tấn Dũng{nl}cũng đủ rồi?{nl}{nl}