HOA KỲ GIÚP QUỐC HỘI CỘNG SẢN VIỆT NAM LẬP CƠ QUAN NGHIÊN CỨU ÐỘC LẬP, VIỆT NAM KIỆN MỸ RA TRƯỚC TÒA WTO

@ 4 February 2010 03:28 AM
Tin Hà Nội - Trong buổi họp báo ngày hôm nay, Ðại sứ Michael{nl}Michalak nói Hoa Kỳ mong được thấy Việt Nam nắm vị trí lãnh đạo ngày{nl}càng có trách nhiệm hơn trong vấn đề khu vực và toàn cầu, đặc biệt khi{nl}năm nay Việt Nam giữ chức chủ tịch ASEAN. Ông Michalak cho biết Hoa Kỳ{nl}đã đề nghị kế hoạch trợ giúp Việt Nam trong lãnh vực cơ sở hạ tầng,{nl}cung cấp vốn để giúp Việt Nam đẩy nhanh các dự án trong lãnh vực này để{nl}phục vụ nhu cầu phát triển kinh tế. Ông cũng loan báo việc Hoa Kỳ sẽ{nl}giúp Quốc Hội Cộng sản Việt Nam thành lập một trung tâm nghiên cứu độc{nl}lập cung cấp thông tin về những vấn đề quan trọng liên quan đến đời{nl}sống dân sinh, cho dù mới đây Hà Nội đã cho đóng cửa trung tâm IDS là{nl}một trung tâm độc lập vì đã cho phổ biến những bài phản biện đối với{nl}chế độ Hà Nội.
 
Trong một tin khác, nhà cầm{nl}quyền Cộng sản Việt Nam cũng đã khởi kiện Mỹ tại WTO về những biện pháp{nl}đánh thêm thuế chống bán phá giá mà Hoa Kỳ áp dụng đối với tôm nhập{nl}cảng từ Việt Nam. Ðây là vụ tranh tụng đầu tiên của Việt Nam trước Tổ{nl}chức Thương mại Thế giới từ khi được kết nạp vào định chế này cách nay{nl}3 năm. Theo hãng Reuters, khi quyết định kiện Hoa Kỳ, Việt Nam muốn bảo{nl}vệ một sản phẩm xuất cảng chính của mình. Theo thống kê cho biết tôm{nl}đông lạnh đã mang về cho Việt Nam khoảng 1.67 tỷ đô la trong năm vừa{nl}qua, tăng gần 10% về khối lượng và 3% về trị giá so vơiI 2008. Lượng{nl}xuất cảng của Việt Nam có thể còn cao hơn thế nữa nếu không bị mức thuế{nl}chống phá giá do Hoa Kỳ áp đặt và lên đến 26%.
 
Ðơn{nl}kiện của Việt Nam sẽ đưa đến việc Hà Nội đối đầu với một số đông người{nl}Mỹ gốc Việt là chủ trại nuôi tôm ở Hoa Kỳ, tại các tiểu bang ven biển{nl}phía Nam từ Texas, Louisiana, Mississipi, cho đến Alabama, Georgia và{nl}Florida. Việc đầu tiên Hà Nội đã yêu cầu Hoa Kỳ đàm phán song phương{nl}trên vấn đề này. Một phát ngôn viên của Văn phòng Ðại Diện Thương mại{nl}Mỹ xác nhận là đang xem xét đề nghị thương thảo của Việt Nam, nhưng{nl}cũng không cho biết thêm chi tiết. Trên nguyên tắc, hai bên có 60 ngày{nl}để đàm phán song phương nhằm tìm giải pháp cho vụ tranh chấp. Nếu không{nl}đạt thỏa hiệp, lúc đó Việt Nam có thể yêu cầu Tổ chức Thương mại Thế{nl}giới thành lập một ủy ban để phán quyết trên hồ sơ này.(SBTN){nl}{nl}