BÁO ÐỘNG VỆ SINH AN TOÀN THỰC PHẨM DỊP TẾT

@ 9 February 2010 08:27 AM
Tin{nl}Hà Nội - Báo chí trong nước loan tin hoạt động giám sát việc thực hiện{nl}các quy định về vệ sinh an toàn thực phẩm của các cơ sở sản xuất, kinh{nl}doanh thực phẩm thường được tiến hành đặc biệt là vào dịp Tết Nguyên{nl}đán.
 
Tuy nhiên, kết quả kiểm tra của Bộ Y tế và{nl}các ban ngành phối hợp cho thấy những vi phạm các quy định về an toàn{nl}vệ sinh thực phẩm thời gian qua diễn ra tràn lan khắp mọi nơi trong cả{nl}nước. Dư luận xã hội đã và đang lo ngại trước các tin dồn dập xung{nl}quanh chuyện nhiều cơ sở sản xuất, chế biến thực phẩm vi phạm các quy{nl}định về bảo đảm an toàn vệ sinh thực phẩm, với mức độ và hình thức ngày{nl}càng tinh vi hơn.
 
Theo thống kê của Cục An toàn{nl}vệ sinh thực phẩm thuộc Bộ Y Tế Cộng sản Việt Nam, trong năm 2009 đã{nl}xảy ra gần 150 vụ ngộ độc an toàn vệ sinh thực phẩm với hơn 5,000 người{nl}bị ngộ độc và 33 người tử vong.
 
Trước đây người{nl}ta đã nghe đến việc sử dụng các hóa chất cấm, hoặc nồng độ một số hóa{nl}chất vượt ngưỡng cho phép như hàn the, phẩm màu công nghiệp, chất{nl}formal trong bánh phở, phân urê để tẩy ướp thủy hải sản, chất 3-MCPD{nl}trong nước tương, thì gần đây, các đoàn kiểm tra phát hiện thêm nhiều{nl}kiểu vi phạm với những hành vi tinh vi hơn, nhất là vào dịp tết. Tháng{nl}trước, Thanh tra Sở Y tế Saigon đã phát hiện các cơ sở sản xuất lạp{nl}xưởng sử dụng hóa chất độc, các lò làm mứt dùng nguyên liệu sản xuất{nl}đầy mốc, dòi. Tại Hà Nội tình trạng an toàn vệ sinh thực phẩm cũng đang{nl}ở mức báo động đỏ. Cách đây một tháng, Công an Hà Nội đã bắt và tịch{nl}thu trên 25 tấn mỡ động vật dơ bẩn đã bốc mùi hôi được chở từ một cơ sở{nl}tại Cát Quế, Huyện Hoài Ðức để đưa vào Nam tiêu thụ.
 
Hết{nl}bán mỡ thối lại đến chuyện cả 100 ký lòng heo đã thối rữa được đưa từ{nl}Hà Nội lên Lào Cai, qua biên giới Trung Cộng để tẩm các hóa chất rồi{nl}đưa trở về Việt Nam tiêu thụ. Chuyện dùng acid clohydric, một chất khí{nl}độc hại để tẩy trứng gà Trung Cộng thành trứng gà ta với số lượng lớn{nl}của một số hộ gia đình tại làng Ðông Ngàn Huyện Ðông Anh. Do dân mình{nl}thích đường vàng vì cho là ngọt, thơm, nhiều người bán đã mua đường kém{nl}chất lượng, đường lậu, rồi dùng bình xịt giống như bình phun thuốc, xịt{nl}hóa chất vào để cho ra màu đường vàng, đẹp để đánh lừa người tiêu dùng.
 
Tình{nl}trạng thực phẩm không đạt tiêu chuẩn vệ sinh, không đảm bảo an toàn gây{nl}ảnh hưởng đến sức khoẻ người tiêu dùng vẫn được bày bán trên thị trường{nl}từ các cửa hàng, chợ búa, đến các trường học là một trong những điều{nl}người khiến dân chúng lo lắng. Qua nhiều phương tiện thông tin đại{nl}chúng, người ta biết rằng trái cây Trung Cộng có tẩm chất bảo quản; ăn{nl}vô có thể bị những bệnh ung thư nên người ta rất sợ. Và người ta cũng{nl}có cách để phân biệt ví dụ như những trái quít, trái cam Trung Cộng bề{nl}ngoài trông rất tươi ngon nhưng khi cắt ra ăn thì bên trong thấy có mùi{nl}như bị để lâu. Hoặc như những trái lê, trái táo để cả tháng trời trong{nl}nhà vẫn không hư nhưng khi bổ ra thì thấy chúng đã bị hư từ trong ruột.
 
Chưa{nl}khi nào người dân Việt Nam phải đương đầu với nhiều loại thực phẩm bất{nl}an như hiện nay. Thực phẩm mất vệ sinh hầu như không chỉ giới hạn ở{nl}việc có thể sinh ra bệnh tiêu chảy, hay đau bụng nữa mà đã có người cho{nl}rằng tình trạng bệnh ung thư gia tăng cũng liên quan đến thực phẩm phẩm{nl}nhiễm hóa chất. Ấy là chưa kể còn những chất phụ gia, phẩm màu khác nằm{nl}ngoài danh mục được phép sử dụng cũng được tìm thấy trong thành phần{nl}chế biến thực phẩm.(SBTN)
{nl}{nl}