CÁC CHUYÊN GIA LO LẮNG VỀ TÌNH TRẠNG MỰC NƯỚC SÔNG MEKONG XUỐNG THẤP BẤT THƯỜNG

@ 5 March 2010 01:11 PM
Tin{nl} Vạn Tượng - Thật khó để để xác định liệu tình trạng trái đất ấm dần lên{nl} là nguyên nhân làm suy giảm mực nước sông Mekong, ông Jeremy Bird là {nl}giới chức điều hành Ủy Ban Sông Mekong có mặt ở Lào đã nói với hãng {nl}thông tấn AFP trong một cuộc phỏng vấn đặc biệt, khi cho rằng mực nước {nl}dòng sông Mekong xuống thấp bất thường là vì Trung Cộng xây dựng nhiều {nl}đập thủy điện ở thượng lưu, ông Jeremy Bird đưa ra nhận định rằng có sự{nl} liên quan giữa mực nước thấp và những đập thủy điện ở thượng nguồn {nl}sông Mekong do Trung cộng xây lên.

 Một viên chức khác là Viện trưởng {nl}Viện Lúa Vùng đồng bằng sông Cửu Long nhận định hy vọng là Việt Nam có {nl}thể thống nhất với các nước cùng sử dụng nguồn nước sông Mekong hợp tác{nl} liên hoàn với nhau, thỏa thuận theo phương thức quốc tế, chứ mạnh ai {nl}nấy làm thì tất cả đều bị thiệt hại mà đồng bằng sông Cửu Long sẽ bị {nl}thiệt hại nhiều. Sông Mekong vào lãnh thổ Việt Nam qua hai nhánh là {nl}sông Tiền và sông Hậu. Từ đây Sông Mekong được gọi là Cửu Long, dòng {nl}chảy được phân bổ đi khắp các phụ lưu và kênh rạch toàn vùng đồng bằng {nl}trước khi đổ ra biển.

Tuần lễ cuối tháng 2, mực nước đầu nguồn sông Cửu{nl} Long thấp hơn mức trung bình nhiều năm khoảng 0,1m, song hành là tình {nl}trạng nước biển chảy ngược vào các cửa sông xâm nhập sâu hàng chục cây {nl}số. Không riêng gì sông Mekong, mà sông Hồng cũng đang cạn kiệt dần vì {nl}phía đầu nguồn Trung Cộng xây dựng quá nhiều các đập thủy điện, bất kể {nl}hậu quả mà những nước ở lưu vực của hai con sông trên phải gánh chịu. {nl}Sông Hồng với chiều dài khoảng 1160 cây số, trong đó phần chảy qua Việt{nl} Nam khoảng 510 cây số, là con sông gắn liền với nền văn minh lúa nước {nl}của người Việt cổ.

Sông Hồng bắt nguồn tận dãy {nl}Ngụy Sơn trên đất Trung Cộng để rồi sau đó tuôn xuống hạ lưu với hàng {nl}trăm cây số chảy vòng qua nhiều tỉnh của Trung Cộng trước khi đến Việt {nl}Nam. Trên lãnh thổ Trung Cộng sông Hồng mang tên Nguyên Giang và khi {nl}chảy vào Việt Nam con sông lại mang nhiều tên khác nhau, khi thì Hồng {nl}Hà, sông Cái, đoạn từ Lào Cai đến ngã ba Bạch Hạc lại mang tên sông {nl}Thao. Khi về đến Hà Nội thì lại được gọi là Nhĩ Hà hay Nhị Hà. Cho dù {nl}thay tên thế nào thì người dân Việt vẫn có một tên chung để gọi con {nl}sông một cách trìu mến: Sông Hồng. Người Hà Nội hãnh diện với sông Hồng{nl} vì nhiều lẽ, nó gắn liền với đời sống người dân thị thành cũng như {nl}nhiều khu vực ngoại ô Hà Nội mà con sông chảy qua, đã bồi đắp cho đời {nl}sống người nông dân hai bờ sông từ đời này sang đời khác. Ðê sông Hồng {nl}cũng gắn liền với biết bao câu chuyện đời thường mà cuộc sống người dân {nl} chống chỏi với những cơn lũ bằng mồ hôi và đôi khi cả máu cùng nước mắt{nl} để sống cạnh con sông nhiều biến đổi này.

Trong{nl} những ngày đầu năm Canh Dần, có lẽ người dân hai bên dòng sông Hồng {nl}lại phải chống chọi với một biến đổi khác của con sông vốn khó tính này.{nl} Lần này không phải là lũ mà ngược lại, con sông đang cạn kiệt. Người {nl}Hà Nội sững sờ nhìn dòng sông thân thương của họ bỗng dưng trong một {nl}sớm mai đã không còn là con sông Hồng nữa. Phải gọi là suối thì đúng {nl}hơn vì trẻ con có thể chạy nhảy dưới dòng nước nay chỉ còn đến lưng bọn{nl} trẻ. Người ta tự hỏi rồi đây, nếu cứ cạn kiệt dần thế này thì sông {nl}Hồng sẽ còn thọ thêm bao lâu nữa.(SBTN)
{nl}{nl}